Hội Khoa học Hoàng gia Đan Mạch

Logo của Hội Khoa học hoàng gia Đan Mạch
Một ấn phẩm của Hội Khoa học hoàng gia ĐanMạch: Observatio transitus Veneris ante discum Solis của Maximilian Hell ("Việc quan sát Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời") in năm 1770

Hội Khoa học hoàng gia Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Det Kongelige Danske Videnskabernes Selskab) cũng gọi là Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Đan Mạch, được thành lập ngày 13. 11.1742 để nghiên cứu và phát triển khoa học. Ngày 11.1.1743 Hội được đặt dưới sự bảo trợ của nhà vua. Nhân dịp này mục tiêu chính của Hội cũng được đặt ra là nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sửđịa lý của Đan MạchNa Uy. Dần dần sau này thêm các lãnh vực khác của khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn.

Từ năm 1745 Hội đã xuất bản một loạt ấn phẩm nghiên cứu về khoa học tự nhiên cùng khoa học nhân văn. Từ năm 1763 tới năm1843, theo sắc lệnh của nhà vua ban hành ngày 26.6.1761, Hội đã lập bản đồ Đan Mạchlãnh địa công tước, đây là bản đồ địa hình thực sự đầu tiên của Đan Mạch. Bản đồ này được vẽ theo tỷ lệ xích 1: 20.000, nhưng khi in ra thì lấy theo tỷ lệ xích 1: 120.000.

Một công trình khác của Hội là quyển Từ điển tiếng Đan Mạch, được xuất bản từ năm 1793-1905 gồm 8 tập.

Hội có khoảng 250 hội viên trong nước và 260 hội viên nước ngoài.

Hộ là thành viên quốc gia của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC).

Các chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Johan Ludvig Holstein (1742-1763)
  2. Otto Thott (1763-1770)
  3. Henrik Hielmstierne (1776-1780)
  4. Bolle Willum Luxdorph (1780-1788)
  5. Andreas Peter Bernstorff (1788-1797)
  6. Ernst Heinrich Schimmelmann (1797-1831)
  7. Adam Wilhelm Hauch (1831-1838)
  8. Prins Christian Frederik (1838-1848)
  9. Anders Sandøe Ørsted (1848-1860)
  10. Johan Nicolai Madvig (1867-1886)
  11. Julius Thomsen (1888-1909)
  12. Vilhelm Thomsen (1909-1927)
  13. Niels Erik Nørlund (1927-1933)
  14. Anders Bjørn Drachmann (1933-1934)
  15. Holger Pedersen (1934-1938)
  16. Søren Peter Lauritz Sørensen (1938-1939)
  17. Niels Bohr (1939-1962)
  18. ?
  19. Bengt Strömgren (1969-1975)
  20. P.J. Riis (1975-1981)
  21. Jens Lindhard (1981-1988)
  22. Erik Dal (1988-1994)
  23. ?
  24. Tom Fenchel (2004-2008)
  25. Kirsten Hastrup (2008-)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tài liệu
  • Olaf Pedersen, Lovers of Learning - A History of the Royal Danish Academy of Sciences and Letters 1742-1992, Munksgaard, 1992. ISBN 87-7304-236-6.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Bước vào con đường ca hát từ 2010, dừng chân tại top 7 Vietnam Idol, Bích Phương nổi lên với tên gọi "nữ hoàng nhạc sầu"
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?