Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế

Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế
Tên viết tắtIIASA
Thành lập1972
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Trụ sở chínhLaxenburg
Vị trí
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Tổng Giám đốc
Cộng hòa Nam Phi A. S. van Jaarsveld
Tổng Thư ký
Áo Sanja Drinkovic
Trang webIIASA Official website
Blauer Hof Palace ở Laxenburg

Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế hay Viện Quốc tế về Phân tích Hệ thống Ứng dụng, viết tắt theo tiếng AnhIIASA (International Institute for Applied Systems Analysis) là một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên ngành về các vấn đề môi trường, kinh tế, công nghệ và xã hội và ứng dụng của nó.[1]

IIASA thành lập năm 1972[1], là thành viên liên kết khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC)[2], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.[3]

IIASA có trụ sở tại Laxenburg, Vienna, Áo. Chủ tịch từ 2017 là Albert S. van Jaarsveld từ  Nam Phi.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4/10/1972 đại diện của Liên Xô, Hoa Kỳ, và 10 quốc gia khác từ các khối phương Tây và Đông gặp nhau tại Hội Hoàng gia (The Royal Society) ở London và ký điều lệ thành lập IIASA. Đây là kết quả của nỗ lực sáu năm hướng về phía trước của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin. Đối với IIASA nó là khởi đầu của một dự án đáng chú ý là sử dụng hợp tác khoa học để bắc cây cầu qua sự phân chia Chiến tranh lạnh và đối đầu với vấn đề toàn cầu đang phát triển trên quy mô quốc tế thực sự. Các nhà khoa học đầu tiên đã đến IIASA trong tháng 6 năm 1973.[5]

Rõ ràng, thành công bắc cầu và khoa học thành công sẽ đi tay trong tay. Nhưng không phải là mọi sự có kết quả. Đây là những năm 1970, và hầu hết các tổ chức nghiên cứu tập trung vào các vấn đề quốc gia. Rất ít nhà nghiên cứu khuyến khích từ các nước khác nhau hoặc các ngành để làm việc cùng nhau vì lợi ích lớn hơn.

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

IIASA giải quyết các vấn đề quan trọng của mối quan tâm toàn cầu như biến đổi khí hậu, năng lượng, lương thực và an ninh nguồn nước, biến động dân số, sử dụng đất, ô nhiễm không khí, và phân tích rủi ro. IIASA là tổ chức phi chính phủ, có tính độc lập và cung cấp tư liệu phi chính trị, không thiên vị và dựa trên quan điểm khoa học.[1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên quốc gia, năm 2014:[6]

Tt. Nước Cơ quan
1.  Úc The Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO)
2.  Áo The Austrian Academy of Sciences
3.  Brasil Center for Strategic Studies and Management (CGEE)
4.  Trung Quốc National Natural Science Foundation of China (NSFC)
5.  Ai Cập Academy of Scientific Research and Technology (ASRT)
6.  Phần Lan The Finnish Committee for IIASA
7.  Đức Association for the Advancement of IIASA
8.  Ấn Độ Technology Information, Forecasting and Assessment Council (TIFAC)
9.  Indonesia Indonesian National Committee for IIASA
10.  Nhật Bản The Japan Committee for IIASA
11.  Hàn Quốc National Research Foundation of Korea (NRF)
12.  Malaysia Academy of Sciences Malaysia (ASM)
13.  México Mexican National Committee for IIASA
14.  Hà Lan Netherlands Organization for Scientific Research (NWO)
15.  Na Uy The Research Council of Norway (RCN)
16.  Pakistan Pakistan Academy of Sciences
17.  Nga Russian Academy of Sciences (RAS)
18.  Nam Phi National Research Foundation (NRF)
19.  Thụy Điển The Swedish Research Council for Environment, Agricultural Sciences and Spatial Planning (FORMAS)
20.  Ukraina Ukrainian Academy of Sciences
21.  Hoa Kỳ The National Academy of Sciences (NAS)
22.  Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

IIASA tiến hành các nghiên cứu khoa học liên ngành về các vấn đề môi trường, kinh tế, công nghệ và xã hội trong bối cảnh các khía cạnh nhân của sự thay đổi toàn cầu. Nhiệm vụ của IIASA là "cung cấp những hiểu biết và hướng dẫn để hoạch định chính sách trên toàn thế giới bằng cách tìm các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và phổ quát thông qua áp dụng phân tích hệ thống nhằm cải thiện phúc lợi của con người và xã hội và bảo vệ môi trường [1].

Các Tổng Giám đốc [7]

  • 13. 2017-2020: Cộng hòa Nam Phi Albert S. van Jaarsveld
  • 12. 2012-2016: Iran Pavel Kabat
  • 11. 2009-2012: Đức Prof. Detlof von Winterfeldt
  • 10. 2008-2009: Prof. Sten Nilsson (Acting Director)
  • 9. 2002-2008: Prof. Leen Hordijk
  • 8. 2000-2002: Prof. Arne B. Jernelöv (Acting Director)
  • 7. 1996-2000: Prof. Gordon J. MacDonald
  • 6. 1990-1996: Dr. Peter E. de Jánosi
  • 5. 1987-1990: Dr. Robert H. Pry
  • 4. 1984-1987: Prof. Thomas H. Lee
  • 3. 1981-1984: Prof. C.S. Holling
  • 2. 1975-1981: Dr. Roger Levien
  • 1. 1972-1975: Prof. Howard Raiffa

Vienna Philharmonic là đại sứ thiện chí cho các hoạt động của IIASA.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d IIASA About Us. Truy cập 01/05/2015.
  2. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  3. ^ IIASA. ICSU Scientific Associates Member. Lưu trữ 2015-06-21 tại Wayback Machine Truy cập 01/05/2015.
  4. ^ IIASA Director General. Truy cập 06/06/2020.
  5. ^ A Brief History of IIASA Truy cập 01/05/2015.
  6. ^ IIASA National Member Organizations. Truy cập 16/06/2015.
  7. ^ IIASA Past Directors and Chairs. Truy cập 01/11/2016.
  8. ^ Goodwill Ambassador: Vienna Philharmonic. Truy cập 06/06/2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Tương lai đa dạng của loài người chính là năng lực. Căn cứ theo điều đó, thứ "Trái với tự nhiên" mới bị "Biển cả", mẹ của tự nhiên ghét bỏ