Nguyễn Văn Phương

Nguyễn Văn Phương
Nguyễn Văn Phương tháng 4 năm 2023
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2021 – nay
3 năm, 146 ngày
Bí thư Tỉnh ủyLê Trường Lưu
Tiền nhiệmPhan Ngọc Thọ
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríThừa Thiên Huế
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhiệm kỳ7 tháng 4 năm 2016 – 28 tháng 6 năm 2021
5 năm, 82 ngày
Chủ tịchNguyễn Văn Cao
Phan Ngọc Thọ
Kế nhiệmPhan Quý Phương
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh29 tháng 12, 1970 (53 tuổi)
Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Toán
Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế học
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materĐại học Fulbright Việt Nam
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteỦy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Văn Phương (sinh ngày 29 tháng 12 năm 1970) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo hành pháp tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông nguyên là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.[1]

Nguyễn Văn Phương là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Toán, Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Thạc sĩ Kinh tế học, Cao cấp lý luận chính trị.[2]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1970 tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông lớn lên và theo học phổ thông tại quê nhà, tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi tốt nghiệp phổ thông 12/12, ông theo học đại học ngành xây dựng, tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp năm 1993. Bên cạnh đó, ông cũng học ngành Toán và có bằng Cử nhân Toán học, thông thạo tiếng Anh. Từ tháng 7 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004, ông theo học cao học kinh tế của khóa đào tạo sau đại học chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright và nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế học. Trong quá trình công tác, giai đoạn tháng 3, tháng 4 năm 2015, ông tham gia chương trình nâng cao năng lực dành cho các nhà lãnh đạo chiến lược của Việt Nam tại Hàn Quốc.[2][3]

Ngày 3 tháng 10 năm 1996, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 3 tháng 10 năm 1997. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2014, ông tham gia lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp Trung ương khóa IV tại Học viện Chính trị, sau đó, trong tháng 11, 12 năm 2019, ông tham gia chương trình đào tạo Đề án 165 về Nâng cao năng lực quản trị và hoạch định chính sách tại Pháp. Nay, ông thường trú tại số 81 đường Xuân Thủy, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1993, sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Văn Phương trở về quê nhà, được tuyển dụng vào vị trí cán bộ Phòng Kế hoạch kỹ thuật, Công ty Công trình giao thông Thừa Thiên Huế, một doanh nghiệp nhà nước phụ trách giao thông. Tháng 7 năm 1995, ông được chuyển sang làm cán bộ Phòng Kế hoạch điều độ, Cảng biển Thuận An. Từ giai đoạn này cho đến năm 2000, ông đảm nhiệm các vị trí là Bí thư Chi đoàn Cảng Thuận An, Ủy viên Ban chấp hành Huyện đoàn Phú Vang khóa 1997 – 2000, rồi Trưởng phòng Kế hoạch điều độ Cảng Thuận An. Tháng 9 năm 2000, ông được chuyển tới Sở Giao thông vận tải, là Chuyên viên Phòng Quản lý giao thông rồi Chuyên viên Phòng Kinh tế – Kế hoạch của sở. Từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 1 năm 2007, ông lần lượt là Phó Trưởng phòng rồi Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật, Bí thư Chi bộ Tài vụ – Kế hoạch, Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào tháng 2 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

Tháng 9 năm 2008, Nguyễn Văn Phương được điều về huyện Hương Trà, vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhậm chức Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hương Trà. Ông công tác ở Hương Trà thời gian ngắn, tiến hành các bước để nâng cấp huyện với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP chuyển huyện Hương Trà thành thị xã Hương Trà vào ngày 15 tháng 11 năm 2011.[5] Tháng 9 năm 2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015. Sau đó, ông được chuyển vị trí làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.[6] Ông cũng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2011 – 2016, 2016 – 2021 và 2021 đến nay.[7]

Năm 2015, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, ông tiếp tục là Tỉnh ủy viên. Sau đó, tháng 5 năm 2016, tại kỳ họp bất thường của Đảng bộ tỉnh, ông được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sau đó là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh. Ông được Hội đồng nhân dân tỉnh bầu và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, phụ trách công tác phối hợp với Chủ tịch Phan Ngọc Thọ.[8]

Chủ tịch Thừa Thiên Huế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2020, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tiếp tục là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngày 25 tháng 6 năm 2021, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp bất thường, bầu ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.[9] Ngày 28 tháng 6 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh khóa VIII, thực hiện quy trình miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh lãnh đạo. Theo đó, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất, biểu quyết và thông qua dự thảo nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khóa VIII đối với Phan Ngọc Thọ, bầu Nguyễn Văn Phương giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2021 – 2026 với tỉ lệ 51/51 phiếu bầu (100%).[10] Ngày 28 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phê chuẩn vị trí chủ tịch tỉnh của ông.[11]

Với vị trí này, Nguyễn Văn Phương phụ trách lãnh đạo, quản lý, điều hành chung và toàn diện mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; trực tiếp chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch, điều hành ngân sách, đầu tư công, ngoại giao và quan hệ đối ngoại; quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án chương trình mục tiêu, dự án trong và ngoài ngân sách; chủ trương đấu thầu, đấu giá tài sản nhà nước; công tác quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính, địa giới hành chính; tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền, biên giới và các vấn đề về biển Đông, hải đảo; thanh tra và phòng chống tham nhũng; trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, Quỹ Đầu tư và Phát triển tỉnh, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế.[12]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp, Nguyễn Văn Phương được trao một số giải thưởng như:[13]

  • Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ông Nguyễn Văn Phương được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026”. UBND Thừa Thiên Huế. ngày 28 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b “Tiểu sử tóm tắt và chương trình hành động của 86 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026”. Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế. ngày 15 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Nhật Linh (ngày 28 tháng 6 năm 2021). “Ông Nguyễn Văn Phương trở thành chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Công bố danh sách chính thức ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế” (PDF). Huế City. ngày 25 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “NGHỊ QUYẾT Về việc thành lập thị xã Hương Trà và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Cổng thông tin Chính phủ. ngày 15 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa XIV thành công tốt đẹp”. Tuyên giáo Trung ương. ngày 9 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “Danh sách 86 người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2026”. UBND Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Đại Dương (ngày 8 tháng 4 năm 2016). “Huế có tân Phó Chủ tịch tỉnh 46 tuổi”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Tường Vi (ngày 25 tháng 6 năm 2021). “Ông Nguyễn Văn Phương được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Quang Tâm (ngày 28 tháng 6 năm 2021). “Ông Nguyễn Văn Phương giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Kim Thanh (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 5 tỉnh”. Thanh tra Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ “Ông Nguyễn Văn Phương được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026”. Huế City. ngày 28 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ “Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế”. UBND Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Phan Ngọc Thọ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
2021–nay
Đương nhiệm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] trong Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] trong Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura