Trần Quốc Nam

Trần Quốc Nam
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 11 năm 2020 – nay
4 năm, 35 ngày
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Đức Thanh
Tiền nhiệmLưu Xuân Vĩnh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríNinh Thuận
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Thuận
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 2020 – 16 tháng 11 năm 2020
138 ngày
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Đức Thanh
Kế nhiệmNguyễn Văn Tuấn
Nhiệm kỳ12 tháng 1 năm 2016 – 13 tháng 8 năm 2020
4 năm, 214 ngày
Chủ tịchLưu Xuân Vĩnh
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinhtháng 12, 1971 (52–53 tuổi)
Vân Sơn, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcNgười Kinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnKỹ sư Lâm nghiệp
Thạc sĩ Nông nghiệp
Tiến sĩ Lâm sinh
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteỦy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Quê quánĐức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Trần Quốc Nam (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1971) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo hành pháp tỉnh Ninh Thuận.[1][2] Ông nguyên là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Thuận; Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Trần Quốc Nam là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Kỹ sư Lâm nghiệp, Thạc sĩ Nông nghiệp, Tiến sĩ Lâm sinh, Cao cấp lý luận chính trị.[3] Trong sự nghiệp của mình, ông có hơn 25 năm công tác ở tỉnh Ninh Thuận.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Quốc Nam sinh ngày 27 tháng 12 năm 1971 tại xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; quê quán tại xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông lớn lên và theo học phổ thông tại Tuyên Quang. Sau đó, ông tới thủ đô Hà Nội, theo học đại học và nhận bằng Kỹ sư Lâm nghiệp. Ông tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Nông nghiệp. Sau đó, ông là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ đề tài: Phát triển hệ thống nông lâm kết hợp bền vững tại khu vực miền núi tỉnh Ninh Thuận, trở thành Tiến sĩ Lâm sinh vào năm 2015.[4]

Ngày 02 tháng 7 năm 1998, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 02 tháng 7 năm 1999. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Hiện nay, ông thường trú tại số 12 đường Phạm Ngũ Lão, Khu phố 9, phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.[5]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1996, sau khi hoàn thành quá trình học tập, Trần Quốc Nam tới tỉnh Ninh Thuận, bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Tháng 5 năm 2000, ông được chuyển lên làm Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Tháng 3 năm 2006, ông là Đảng ủy viên Đảng bộ, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Nghiên cứu – Tổng hợp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Đến tháng 1 năm 2008, ông nhậm chức Phó Bí thư Đảng bộ, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012, ông được điều chuyển về địa phương làm Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn.[6]

Tháng 5 năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng bộ, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; được bầu bổ sung là Tỉnh ủy viên từ tháng 9 năm 2014. Ngày 12 tháng 1 năm 2016, Trần Quốc Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Đến ngày 03 tháng 6 năm 2020, kỳ họp bất thường của Tỉnh ủy Ninh Thuận diễn ra, bầu ông làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ông nhậm chức Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Thuận từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và miễn nhiệm Phó Chủ tịch tỉnh vào ngày 13 tháng 8 năm 2020.[7]

Chủ tịch Ninh Thuận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 10 năm 2020, tại Đại hội Đảng bộ tinh Ninh Thuận lần thứ XIV, khóa 2020 – 2025, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.[8] Ngày 16 tháng 11 năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021 tổ chức kỳ họp thứ 15 để kiện toàn các chức danh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận theo luật định, tiến hành biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với Lưu Xuân Vĩnh. Tại kỳ họp, 100% đại biểu đã nhất trí bầu Trần Quốc Nam giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.[9][10] Ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đối với chức vụ của ông.[11]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp, Trần Quốc Nam được trao tặng các giải thưởng như:[12]

  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 2019;
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc năm 2020;
  • Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2015;
  • Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ năm 2009;

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đoàn Sĩ (ngày 16 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Quốc Nam được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận”. VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Thiện Nhân (ngày 16 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Quốc Nam làm Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận”. Báo Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Công Thử (ngày 16 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Quốc Nam được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận”. Báo Tin tức. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “Thông báo v/v Bảo vệ Luận án Tiến sỹ cấp Trường - NCS Trần Quốc Nam”. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. ngày 21 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận”. UBND tỉnh Ninh Thuận. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Nguyễn Trung (ngày 16 tháng 11 năm 2020). “Đồng chí Trần Quốc Nam được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận”. Báo Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ “Miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam”. VTV. ngày 13 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ “Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ 14”. Báo Nhân Dân. ngày 27 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Minh Trân (ngày 16 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Quốc Nam giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Khoa Lê (ngày 16 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Quốc Nam được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh”. Thanh tra Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ “Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhân sự 6 tỉnh”. Thanh tra Chính phủ. ngày 23 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ “Tóm lược tiểu sử ứng cử viên Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI”. Báo Ninh Thuận. ngày 16 tháng 5 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Trong không đa dạng như Rifle, dòng súng máy hạng nặng của Valorant chỉ mang tới cho bạn 2 lựa chọn mang tên hai vị thần
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó