Nhà thờ Đức Bà Paris (nhạc kịch)

Notre-Dame de Paris
Âm nhạcRichard Cocciante
LờiLuc Plamondon
(tiếng Pháp)
Will Jennings
(tiếng Anh)
Kịch bảnLuc Plamondon
Chuyển thể từTiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo
Sản xuất1998 tại  Pháp
1999 tại  Hoa Kỳ
1999 tại  Canada
2000 tại  Anh Quốc
2001 tại  Tây Ban Nha
2001 tại  Ý
2002 tại  Nga
2008 tại  Hàn Quốc
2010 tại  Bỉ
2013 tại  Singapore

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris) là vở nhạc kịch tiếng Pháp công diễn vào ngày 16 tháng 9 năm 1998 tại Cung Hội nghị Paris, Pháp. Vở này dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Victor Hugo. Phần nhạc và lời lần lượt do Richard CoccianteLuc Plamondon đảm trách. Đạo diễn là Gilles Maheu.

Sau Pháp, Nhà thờ Đức Bà Paris đã tìm đến một số quốc gia khác như Bỉ, Thụy SĩCanada (Québec). Vở nhạc kịch được diễn lại nhiều lần ở Montréal. Có bản chuyển ngữ sang tiếng Ý (diễn ở RomaVerona), tiếng Tây Ban Nha (diễn ở MadridBarcelona) và tiếng Nga (diễn ở Moskva). Năm 2000, một phiên bản ngắn hát bằng tiếng Anh được diễn ở Las Vegas, Hoa Kỳ. Vở kịch đầy đủ bằng tiếng Anh cũng ra mắt tại Luân Đôn, Anh. Năm 2005, chuyến lưu diễn quốc tế bằng tiếng Pháp đã đến Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Đài Loan và trở về Paris vào tháng 12 cùng năm.[1]. Năm 2009, các nghệ sĩ ban đầu cùng nhau tham gia chuyến lưu diễn kỷ niệm, đến Nga và Ukraina vào tháng 12 năm 2010.

Một số nhạc phẩm trong nhạc kịch đã trở nên phổ biến, chẳng hạn "Belle" và "Le Temps des cathédrales". "Belle" và/hoặc "Le Temps des cathédrales" đã được dịch sang tiếng Belarus, tiếng Catala, tiếng Séc, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Litva, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Hà Lan, tiếng Anh và tiếng Việt.

Tính đến năm 2013, nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris đã được diễn hơn 5.000 lần ở khoảng hai mươi quốc gia khác nhau.[2] Nó được xem là vở nhạc kịch phổ biến nhất châu Âu trong vòng năm năm từ 1998 đến 2002. Nhạc kịch cũng được Sách kỷ lục Guinness chứng nhận là nhạc kịch bán vé chạy nhất trong năm đầu tiên công diễn.[3][4]

Tóm tắt

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: các chi tiết trong nhạc kịch không hoàn toàn giống với tiểu thuyết.

Nhạc kịch lấy bối cảnh đô thành Paris năm 1482. Tại đây nhà thơ nghèo Pierre Gringoire kể lại câu chuyện mà anh chứng kiến.

Đoàn người Di-gan (Bohémienne) vô gia cư (dẫn đầu là Clopin) lũ lượt kéo đến cổng Nhà thờ Đức Bà tìm nơi trú ngụ, gây khó chịu cho Phó Giám mục Nhà thờ là Frollo. Ông yêu cầu Phœbus - trưởng đội cung thủ của hoàng gia - trục xuất những người này. Tuy nhiên, điều chẳng ngờ tới là Phœbus lại mắc vào ái tình với cô gái trẻ xinh đẹp tên là Esméralda trong đoàn Di-gan, dù anh này đã có tình nhân. Cô gái ngây thơ cũng yêu thầm Phœbus.

Frollo yêu cầu Quasimodo (người kéo chuông nhà thờ có hình hài xấu xí) bắt cóc Esméralda. Vốn một lòng trung thành với Frollo, Quasimodo tuân mệnh nhưng không may thất bại và bị Phœbus bắt. Phœbus nhân dịp này hẹn gặp Esméralda tại Cabaret du Val d'Amour. Một lần Gringoire vô tình đi vào khu vực của dân vô gia cư và bị Clopin bắt được. Clopin cảnh báo nếu không có người phụ nữ nào đồng ý cưới Gringoire thì anh sẽ bị treo cổ. May mắn cho anh, Esméralda đã nhận lời (trên danh nghĩa).

Quasimodo chịu đựng bị trói tay trói chân. Anh kêu gào đòi uống nước nhưng không ai đoái hoài, chỉ trừ Esméralda bất ngờ đưa nước đến. Quasimodo được thả, và đến đây trên sân khấu xuất hiện cả Frollo và Phœbus; cả ba cùng hát về tình yêu của mình đối với Esméralda.

Tối hôm đó, Phœbus tới gặp Esméralda ở Cabaret du Val d’Amour, đằng sau có một bóng đen (Frollo) bí mật bám theo. Khi đang tình tự với Esméralda thì Phœbus bị bóng đen dùng dao đâm ngã gục.

Mở đầu màn II là cảnh Frollo và Gringoire cùng nhau bàn luận một số vấn đề. Gringoire cho Quasimodo biết Esméralda đang bị giam ở nhà tù La Sainte và sẽ bị treo cổ vì tội hãm hại Phœbus. Clopin và một số người khác cũng bị bắt giam vào đây. Frollo dùng cách tra tấn để ép Esméralda nhận tội và phán cô tội treo cổ. Sáng sớm ngày hành hình, Frollo đến thú nhận với Esméralda rằng chính ông đã đâm Phœbus, đồng thời cho cô lựa chọn: hoặc yêu ông hoặc chết. Esméralda tỏ ra ghê tởm và chối phắt đi. Lúc đó, Clopin - được Quasimodo giải cứu - lao tới đánh Frollo bất tỉnh, cứu được Esméralda. Quasimodo đưa Esméralda về trú trong nhà thờ Đức Bà - nơi Clopin và những người khác tạm chiếm. Bên ngoài, Frollo và Phœbus kéo quân tới đàn áp thành công những người chiếm đóng. Clopin trước khi chết đã nhờ Esméralda lãnh trách nhiệm làm người các anh em khác. Cô rốt cuộc cũng thất bại và bị Phœbus ra lệnh treo cổ. Sau khi nghe Frollo tuyên bố chính mình là chủ mưu gây ra cái chết của Esméralda, Quasimodo giận dữ hất Frollo từ nơi cao khiến ông ta tử vong. Trong cảnh cuối, Quasimodo đòi nhận thi thể của Esméralda và gục khóc trên xác cô.

Năm Nơi diễn Vai diễn và diễn viên-ca sĩ tương ứng
Esméralda Quasimodo Frollo Gringoire Phœbus Clopin Fleur-de-Lys
1998 (nguyên bản) Pháp/Canada Hélène Ségara Garou Daniel Lavoie Bruno Pelletier Patrick Fiori Luck Mervil Julie Zenatti
1998 (hát lót) Nadia Bell Jérôme Collet Jérôme Collet Damien Sargue Damien Sargue Roddy Julienne Nadia Bell
1999-2001 Hélène Ségara
Julie Zenatti
Nadia Bel
France D'Amour
Corinne Zarzour
Garou
Matt Laurent
Jérôme Collet
Daniel Lavoie
Herbert Léonard
Jérôme Collet
Bruno Pelletier
Sylvain Cossette
Renaud Hantson
Michel Cerroni
Richard Charest
Jean Ravel
Luck Mervil
Roddy Julienne
Veronica Antico
Nadia Bel
1999 Hoa Kỳ Janine Masse Doug Storm Francis Ruivivar Deven May Mark W Smith David Jennings Jessica Grové
2000 Jessica Grové Paul Bisson Eric T Hart Jean-François Breau Torny Torres Marz Anne Meson
2000 Canada (Québec) France D'Amour Garou Robert Marien Sylvain Cossette Pierre Bénard-Conway Charles Biddle (Junior) Natasha St-Pier
2000 Anh Cách Lan Tina Arena
Patti Russo
Hazel Fernandes
Camilla Bard
Garou
Ian Pirie
Samuel Gough
Mark O'Malley
Daniel Lavoie
Fred Johanson
Mike Dyer
Mark O'Malley
Bruno Pelletier
Sylvain Cossette
John Partridge
Alexis James
Scott C. Ciscon
Steve Balsamo
Dean Collinson
Scott C. Ciscon
Luck Mervil
Carl Abraham Ellis
Andrew Playfoot
Hugh Maynard
Natasha St-Pier
Kate Pinell
Camilla Bard
Joanne May
2001 Patti Russo
Dannii Minogue
Hazel Fernandes
Camilla Bard
Michelle Connolly
Ian Pirie
Samuel Gough
Mark O'Malley
Mike Dyer
Mike Scott
Fred Johanson
Nicholas Pound
Mike Scott
Mike Dyer
Mark O'Malley
John Partridge
David Shannon
Alexis James
Mark Powell
Scott C. Ciscon
Steven Judkins
Dean Collinson
Mark Smith
Mark Powell
Scott C. Ciscon
Steven Judkins
Carl Abraham Ellis
Andrew Playfoot
Rohan Reckord
Johnny Amobi
Steven Judkins
Hugh Maynard
Kate Pinell
Camilla Bard
Joanne May
Michelle Connolly
2001 Pháp Shirel
Nadia Bel
Anne Meson
Adrian Devil
Jérôme Collet
Michel Pascal
Jérôme Collet
Cyril Niccolaï
Laurent Bàn
Richard Charest
Laurent Bàn
Roddy Julienne
Eddie Soroman
Veronica Antico
Claire Cappelletti
Anne Meson
2001 Tây Ban Nha Tahis Ciurana Albert Martinez Enrique Sequero Daniel Angles Lisardo Guarinos Paco Arroho Elvira Prado
2001 - 2012 Ý Lola Ponce
Rosalia Misseri
Ilaria Andreini
Leyla Martinucci
Chiara Di Bari
Sabrina De Siena
Claudia Paganelli
Alessandra Ferrari
Federica Callori
Giò Di Tonno
Fabrizio Voghera
Luca Maggiore
Giordano Gambogi
Leonardo Di Minno
Angelo Del Vecchio
Lorenzo Campani
Vittorio Matteucci
Christian Gravina
Fabrizio Voghera
Luca Velletri
Francesco Antimiani
Robert Steiner
Marco Manca
Vincenzo Nizzardo
Matteo Setti
Heron Borelli
Mattia Inverni
Roberto Sinagoga
Gianluca Perdicaro
Luca Kiere
Luca Marconi
Riccardo Maccaferri
Graziano Galatone
Heron Borelli
Alberto Mangia Vinci
Oscar Nini
Giacomo Salvietti
Marco Guerzoni
Christian Mini
Aurelio Fierro JR
Leonardo Di Minno
Lorenzo Campani
Emanuele Bernardeschi
Claudia D'Ottavi
Chiara Di Bari
Ilaria DeAngelis
Valentina Spreca
Serena Rizzetto
Federica Callori
2002 Nga Svetlana Svetikova
Théona Dol'nikova
Diana Savélieva
Viatcheslav Petkoun
Timour Vedernikov
Valéry Ïaremenko
Alexander Marakoulin
Igor Balalàev
Alexander Golubev
Alexander Postolenko
Vladimir Dybsky
Anton Makarsky
Edward Shoulzhevsky
Maxime Novikov
Alex Sekirïn
Sergueï Li
Victor Burko
Victor Esin
Anastasia Stotskàïa
Catherine Maslovskaïa
Julia Lisêeva
Anna Pingina
2005 Canada[gc 1] Mélanie Renaud Gino Quilico Robert Marien Jean-François Breau Richard Charest Roddy Julienne Brigitte Marchand
2005-2006 Châu Á[gc 2] Nadia Bel
Chiara Di Bari
Matt Laurent
Jérôme Collet
Ivan Pavlak
Michel Pascal
Ivan Pavlak
Jérôme Collet
Richard Charest
Cyril Niccolaï
Michel Cerroni
Laurent Bàn
Cyril Niccolaï
Roddy Julienne
Gardy Fury
Chiara Di Bari
Marie Christophe
2005 Pháp[gc 3] Mélanie Renaud
Nadia Bel
Jérome Collet
Ivan Pavlak
Robert Marien
Ivan Pavlak
Richard Charest
Cyril Niccolaï
Laurent Bàn
Cyril Niccolaï
Roddy Julienne
Gardy Fury
Marilou
Nadia Bel
2008 Hàn Quốc Choi Sung-hee
Oh Jin-yeong
Yun Hyeong-ryeol
Kim Beop-rae
Seo Beom-seok
Ryu Chang-woo
Kim Tae-hun
Park Eun-tae
Kim Sung-min
Kim Tae-hyeong
Lee Jeong-yeol
Mun Jong-won
Kim Jeong-hyeon
Gwak Sun-young
2010 Bỉ Sandrine Van Handenhoven
Sasha Rosen
Gene Thomas Wim Van Den Driessche Dennis ten Vergert Tim Driesen Clayton Peroti Jorien Zeevaart
2011/2012 Trung Quốc/Hàn Quốc
"Lưu diễn" [5]
Candice Parise
Myriam Brousseau
Matt Laurent
Nigel Richards
Marc Akinfolarin
Robert Marien
Nigel Richards
Dennis ten Vergert
Tim Driesen
Stephen Webb
Tim Driesen
Ian Carlyle
Marc Akinfolarin
Lilly-Jane Young
Myriam Brousseau
2012 Nga
"Lưu diễn" [6]
Alessandra Ferrari
Myriam Brousseau
Matt Laurent
Angelo Del Vecchio
Robert Marien
Jérôme Collet
Richard Charest Yvan Pedneault
Gab Desmond
Ian Carlyle
Angelo Del Vecchio
Elicia Mc'Kenzie
Myriam Brousseau
2013 Nhật Bản
"Lưu diễn"
Alessandra Ferrari
Myriam Brousseau
Matt Laurent
Angelo Del Vecchio
Robert Marien
Jérôme Collet
Richard Charest
Gab Desmond
Yvan Pedneault
Gab Desmond
Ian Carlyle
Angelo Del Vecchio
Elicia Mc'Kenzie
Myriam Brousseau

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, sau thành công mang tính hiện tượng của Starmania (công diễn năm 1978) và thất bại của La Légende de Jimmy (công diễn năm 1990), Luc Plamondon quyết định lấy cảm hứng từ lịch sử để viết vở nhạc kịch tiếp theo của ông. Ông đắm mình trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của văn hào Victor Hugo, kết quả là ông ghi lại được ba mươi ý tưởng ca khúc sau khi đọc qua sáu trăm trang sách. Plamondo chia sẻ: "Tôi muốn đưa lịch sử vĩ đại mà cả thế giới đều biết vào các ca khúc của mình. Ai mà biết được, điều này có thể mở ra cho tôi...phần còn lại của thế giới." Ông chợt nhớ ra rằng không lâu trước đây, cộng sự cũ của ông là Richard Cocciante có viết một bản nhạc để dành cho một "Dự án lớn", hiện đang giữ trong ngăn kéo. Ông thổ lộ rằng ban đầu từng cảm thấy rất sợ khi chọn đề tài liên quan đến một tượng đài của nền văn học Pháp như vậy. Tuy nhiên, chính vẻ đẹp trong ca từ của ca khúc "Belle" ("Người đẹp") đã làm ông hài lòng và tin tưởng vào dự án của bạn mình, rằng chỉ năm năm sau thôi thì bài hát sẽ được công nhận là tác phẩm thành công. Về sau, Plamondon thừa nhận đã nảy ra ý tưởng về bài hát sau khi xem xong bộ phim Nhà thờ Đức Bà Paris (1956) của đạo diễn Jean Delannoy.

Luc Plamondon và Richard Cocciante dành ra ba năm (từ 1994 đến 1996) để soạn nhạc và lời cho nhạc kịch. Bộ đôi nhận ra rằng tác phẩm sẽ dài hơn ba giờ đồng hồ, tức là cần phải tìm cách cắt giảm thời lượng xuống. Vào lúc này xuất hiện sự can dự của giám đốc Gilles Maheu. Vốn là một người luôn đi tiên phong, Maheu bày tỏ bản thân ông cảm thấy vở nhạc kịch này rất lôi cuốn. Ngay tức khắc Plamondon đáp lời: "Dự án của tôi sẽ không làm ông thích thú gì đâu, bởi nó là một truyện kể rất cổ điển!". Maheu vặn lại: "Ông có biết rằng tác phẩm đầu tay của tôi là một vở ba lê về Esméralda và ba người mê đắm cô nàng không?"

Hoàn thành phần việc nặng nhất, Plamondon và Cocciante lại bắt tay vào tìm nhà sản xuất cho đứa con tinh thần của họ. Sau ba lần mời gọi bất thành, Plamondon và bạn lâu năm là Guy Darmet - Giám đốc Nhà hát ca múa Lyon - đến đặt vấn đề với Victor Bosch - chủ rạp Transbordeur ở Lyon. Bosch tỏ ra khá quan tâm và đã tổ chức một cuộc gặp mặt với Charles Talar. Bosch nói: "Nhạc kịch của Plamondon, tôi quan tâm đấy; nhạc của Cocciante, tuyệt vời; tiểu thuyết của Victor Hugo, tuyệt!" Thế là mặc dù chưa đọc hay nghe qua thứ gì trong nhạc kịch nhưng Talar phát biểu: "Nếu các ông đồng ý, tôi sẽ sản xuất vở này và album nhạc cùng với Victor." Trong buổi diễn thử sau đó, Cocciante thủ tất cả các vai bên cây đàn dương cầm, trong khi Plamondon thì dàn cảnh. Về phía Cung Hội nghị Paris, họ muốn vở Nhà thờ Đức Bà Paris diễn vào mùa thu năm 1998. Tháng 1 năm 1997, các bên liên quan cùng nhau ký kết hợp đồng.

Thử giọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần bốn trăm ca sĩ đã đến thử giọng ở cả hai bờ Đại Tây Dương, cuối cùng rút lại chỉ chọn bảy người. Sáu trăm vũ công và người nhào lộn tham gia thử việc, cuối cùng rút lại còn mười sáu người. Trong suốt hơn hai năm, những con người đến từ mười hai quốc gia khác nhau này sẽ là thành viên của đoàn kịch, được đảm bảo có việc làm vào mỗi buổi tối. Đi kèm các ca sĩ-diễn viên và vũ công là bốn mươi kỹ thuật viên, người phụ trách phông cảnh, nhân viên làm tóc, nghệ sĩ trang điểm, người giữ trang phục và các trợ lý.

Đội ngũ thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Gilles Maheu tìm kiếm nhà thiết kế phần nhìn đến từ châu Âu, riêng phần ánh sáng thì ông giao cho Alain Lortie đến từ Montréal, Canada. Ông trao nhiệm vụ trang trí cho Christian Rätz, nhiệm vụ thiết kế trang phục cho Fred Sathal, nhiệm vụ chỉ đạo ba lê đương đại cho biên đạo múa Martino Müller.

Charles Talar là người vạch ra chiến lược marketing bằng kinh nghiệm của ba mươi lăm năm trong nghề. Hàng tuần, ông có các cuộc họp với các nhà sáng tạo, đội ngũ sản xuất và nhân viên xúc tiến quảng bá tác phẩm. Một áp phích rộng 700 mét vuông được treo trước mặt tiền Cung Hội nghị Paris nhằm quảng cáo cho vở nhạc kịch trong vòng một năm trước khi công diễn.

Công diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Gilles Mahe tổ chức buổi diễn theo phong cách hòa nhạc với dàn ca sĩ chính ở giữa sân khấu còn các vũ công diễn nền phía sau sân khấu. Phần nhạc của dàn nhạc giao hưởng cũng như phần hợp xướng được thu âm sẵn từ trước; các ca sĩ-diễn viên đeo microphone sát miệng.

Album và đĩa đơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Album nguyên bản được ghi âm và phối khí tại Artistic Palace à Paris. Album đầy đủ được thu âm trực tiếp trong buổi diễn tại Cung Hội nghị Paris.

Song hành cùng sự kiện công diễn nhạc kịch, ba ca khúc trong tác phẩm đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đó là các bài hát "Vivre", "Le Temps des cathédrales" và "Belle". "Belle" trở thành Ca khúc của năm ở Pháp và được đề cử ngôi vị Ca khúc của thế kỷ. Bản tiếng Anh của "Vivre" ("Live for the One I Love") được cả hai nữ ca sĩ là Tina Arena (đóng vai Esméralda khi diễn tại Anh) và Celine Dion phát hành ra thị trường, mặc dù Celine Dion không tham gia nhạc kịch này.

Danh sách album

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1997: Album phòng thu gồm 16 ca khúc (một CD)
  • 1998: Album thu trực tiếp gồm 53 ca khúc (hai CD)

Ảnh hưởng và đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Đức Bà Paris đã đưa nhạc kịch trở lại thành mốt thời thượng ở Pháp; nhiều tác phẩm khác đã thi nhau ra đời sau tác phẩm này. Theo Luc Plamondon và Richard Cocciante, tính riêng tại các quốc gia nói tiếng Pháp (Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada) thì đã có bốn triệu người xem nhạc kịch này, còn tính chung toàn cầu thì có 7,5 triệu người. Hơn 10 triệu album và năm triệu đĩa đơn đã được bán ra với nhiều phiên bản và ngôn ngữ khác nhau.[7] Tuy nhiên khi diễn tại Anh, nhạc kịch nhận được đánh giá khen chê lẫn lộn, nhìn chung là khen ngợi phần nhạc nhưng chế giễu phần lời dịch ra tiếng Anh. Báo The Times đánh giá vai diễn Quasimodo của Garou là đầy "năng lượng sầu lụy", các vũ công diễn nhiệt tình song kết luận rằng nhạc kịch này chẳng phải là một bản Những người khốn khổ khác.[8][9]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hai giải Victoires de la musique năm 1999, gồm giải Bài hát của năm (Chanson originale de l'année) cho ca khúc "Belle" và giải Buổi diễn hay nhất năm[7] (Spectacle musical, tournée ou concert de l'année) cho buổi diễn tại Casino de Paris
  • Giải Félix năm 2000 hạng mục Buổi diễn của năm (Spectacle de l'année - Interprète)[10]

Danh sách bài hát trong nhạc kịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên bản tiếng Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản tiếng Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ chuyển ngữ lời nhạc sang tiếng Anh do Will Jennings - người viết lời ca khúc nổi tiếng "My Heart Will Go On" - đảm nhiệm.

  1. ^ Đoàn nhạc kịch trở lại Montréal nhân dịp khánh thành rạp Broadway mới trong lòng Bell Center.
  2. ^ Chuyến lưu diễn đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Seoul, Đài Loan và Singapore.
  3. ^ Sau chuyến lưu diễn quốc tế, dàn diễn viên quay về Paris tiếp tục diễn thêm 30 buổi nữa tại Paris, từ ngày 2 đến 31 tháng 12 năm 2005 cũng tại Cung Hội nghị Paris - nơi tác phẩm công diễn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “France - Les images des émeutes planent sur Notre-Dame de Paris”. ledevoir.com (bằng tiếng Pháp). 8 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “Musical Notre Dame de Paris features spectacular acrobatic performances” (bằng tiếng Anh). AsiaOne. 8 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập 29 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ Елена Киселева (21 tháng 5 năm 2002). “Notre Dame de Paris opens in Moscow, May 21”. Pravda (bằng tiếng Anh). Truy cập 29 tháng 12 năm 2013. Xem bản gốc tiếng Nga: ╚НОТР ДАМ ДЕ ПАРИ╩ - ПРЕМЬЕРА СЕГОДНЯ!.
  4. ^ William A. Everett, Nicholas Everett, Paul R. Laird (2002). “The Cambridge Companion to the Musical”. Cambridge University Press. tr. 264.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ "Notre Dame de Paris " revient sur la scène de Beijing”. beijingreview.com.cn (bằng tiếng Pháp). Truy cập 2 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ "Notre Dame de Paris" revient sur la scène de Moscou”. notre-damedeparis.ru (bằng tiếng Pháp). Truy cập 8 tháng 8 năm 2012. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  7. ^ a b "Notre-Dame-de-Paris": troupe et chansons originales pour trois concerts à Bercy”. AFP (bằng tiếng Pháp). 16 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2011. Truy cập 29 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ “ARCHIVE PAGE FOR - Notre-Dame de Paris”. Albemarle of London (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập 29 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “Notre Dame de Paris 2000”. London Theatre Guide Theatre Current Reviews (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập 29 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ “Gala de l'ADISQ - 2000” (bằng tiếng Pháp). Website ADISQ. 16 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập 29 tháng 12 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp
Định Luật Hubble - Thứ lý thuyết có thể đánh bại cả Enstein lẫn thuyết tương đối?
Định Luật Hubble - Thứ lý thuyết có thể đánh bại cả Enstein lẫn thuyết tương đối?
Các bạn có nghĩ rằng các hành tinh trong vũ trụ đều đã và đang rời xa nhau không
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
Một trong cuốn sách kỹ năng sống mình đọc khá yêu thích gần đây là cuốn Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông của tác giả Richard Nicholls.
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.