Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp
| |
---|---|
Ngữ tộc Hy Lạp/Hellenic | |
Phân bố địa lý | Hy Lạp, Đảo Síp, Ý, Tiểu Á và vùng Biển Đen |
Phân loại ngôn ngữ học | Ấn-Âu
|
Tiền ngôn ngữ | Hy Lạp nguyên thủy |
Ngữ ngành con | |
ISO 639-5: | grk |
Linguasphere: | 56= (phylozone) |
Glottolog: | gree1276[1] |
Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp hay nhóm ngôn ngữ Hellen (thuật ngữ tiếng Anh: Hellenic) là một nhánh con của ngữ hệ Ấn-Âu, với phân nhánh chính là tiếng Hy Lạp.[2] Trong hầu hết các phân loại, nhóm này chỉ bao gồm tiếng Hy Lạp,[3][4] nhưng vẫn có một số nhà ngôn ngữ học sử dụng thuật ngữ Hellenic để bao hàm tiếng Hy Lạp chuẩn và các biến thể khác được cho là có quan hệ họ hàng nhưng đủ khác biệt để được coi là ngôn ngữ riêng biệt, giữa các ngôn ngữ cổ đại[5] hoặc các biến thể tiếng Hy Lạp hiện đại.[6]
Có đề xuất cho rằng thuật ngữ "Hellenic" nên được dùng để bao hàm cả tiếng Hy Lạp chuẩn và tiếng Macedon cổ, một ngôn ngữ hầu như chưa được chứng thực và chưa rõ mức độ quan hệ với tiếng Hy Lạp. Giả thuyết "Hellenic" với hai nhánh nêu trên đây cho rằng tiếng Macedon cổ không phải là một phương ngữ của tiếng Hy Lạp mà là một "ngôn ngữ chị em" bên ngoài nhóm Hy Lạp chuẩn.[5][7] Nhiều đề xuất khác lại gộp tiếng Macedon cổ vào tiếng Hy Lạp chuẩn,[8][9] hoặc gộp nó vào nhóm Cổ-Balkan chưa được phân loại.[10]
Hellen |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhánh Hy Lạp tách ra làm hai phân nhánh chính: