Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Quốc hội Việt Nam | |
---|---|
Quốc hội khóa XV | |
Huy hiệu Đại biểu Quốc hội khóa XV | |
Dạng | |
Mô hình | |
Các viện | Quốc hội |
Thời gian nhiệm kỳ | 5 năm |
Lịch sử | |
Thành lập | 6 tháng 1 năm 1946 |
Tiền nhiệm | Quốc hội Việt Nam khóa XIV |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Lãnh đạo | |
Trần Thanh Mẫn từ 20.5.2024 - nay) | |
Tổng thư ký | |
Cơ cấu | |
Số ghế | 486 (2024.06.30) |
Chính đảng | Đảng Cộng sản (472 - 97,00%) Không đảng phái (14 - 3,00%) |
Nhiệm kỳ | 2021-2026 |
Bầu cử | |
Bầu cử vừa qua | 23/5/2021 Bầu cử Quốc hội khóa XV |
Bầu cử tiếp theo | đương nhiệm |
Trụ sở | |
Tòa nhà Quốc hội, Hà Nội | |
Trang web | |
quochoi |
Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) là nhiệm kỳ thứ 15 của Quốc hội Việt Nam, được bầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 với 499 đại biểu.
Theo nghị quyết của Hội đồng bầu cử quốc gia, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường cho biết có 69.243.604 cử tri (99,60% tổng số cử tri) đã đi bầu cử, so với tổng số cử tri đi bầu cử nhiệm kỳ trước thì lần này tăng hơn 2 triệu.[1]
Hội đồng bầu cử quốc gia xác định có 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong số này, có 194 đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở trung ương giới thiệu trúng cử, gồm 11 người cơ quan Đảng; 3 người thuộc cơ quan Chủ tịch nước; 126 người thuộc cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; 15 người thuộc khối Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Có 12 đại biểu thuộc khối Quân đội (cơ quan bộ, các quân khu, quân chủng, binh chủng và lĩnh vực trọng yếu); 2 đại biểu thuộc Bộ Công an; 22 đại biểu thuộc cơ quan MTTQ VN và các tổ chức thành viên.
Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước mỗi nơi 1 đại biểu. Còn lại là những người được các cơ quan, đơn vị ở địa phương giới thiệu và có 4 người tự ứng cử trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong 499 đại biểu, tỉ lệ nữ là 30,26%, người dân tộc thiểu số 17,84%, đại biểu trẻ dưới 40 tuổi là 9,42%...
Có 14 đại biểu là người ngoài Đảng (2,81%); 203 người là đại biểu khóa XIV tái cử hoặc đã từng là đại biểu Quốc hội các khóa trước (40,68%), 296 người lần đầu tham gia Quốc hội (59,32%). Xét về trình độ chuyên môn, có 392 người trình độ trên đại học (78,55%), trong đó trình độ tiến sĩ là 144 người, thạc sĩ là 248 người; đại học là 106 người (21,24%). Chỉ 1 người có trình độ dưới đại học (0,20%).
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20 đến 28/7/2021 tại Hà Nội. Kỳ họp xem xét thông qua báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời tại kỳ họp, Quốc hội tiến hành bầu mới Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Quốc hội cũng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.[2]
Ngày 24 tháng 7 năm 2021, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ bế mạc vào ngày 28 tháng 7 - sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua trước đó.[3]
Kết quả bầu cử thành viên cấp cao Quốc hội
Bầu Chủ tịch Quốc hội | Bầu Phó Chủ tịch Quốc hội | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Vương Đình Huệ | 475 | 0 | 0 | Trần Thanh Mẫn | 483 | 0 | 0 |
Nguyễn Khắc Định | 483 | 0 | 0 | ||||
Nguyễn Đức Hải | 483 | 0 | 0 | ||||
Trần Quang Phương | 483 | 0 | 0 | ||||
Bầu Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | |||||||
Ứng viên | Ứng viên | ||||||
Nguyễn Thúy Anh | Lê Tấn Tới | ||||||
Nguyễn Đắc Vinh | Nguyễn Phú Cường | ||||||
Lê Quang Huy | Y Thanh Hà Niê Kđăm | ||||||
Vũ Hải Hà | Bùi Văn Cường | ||||||
Lê Thị Nga | Nguyễn Thị Thanh | ||||||
Vũ Hồng Thanh | Dương Thanh Bình | ||||||
Hoàng Thanh Tùng | |||||||
Bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước | |||||||
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh | Bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Lê Tấn Tới | 475 | 0 | 0 | Y Thanh Hà Niê Kđăm | 475 | 0 | 0 |
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật | Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Hoàng Thanh Tùng | 475 | 0 | 0 | Nguyễn Thúy Anh | 475 | 0 | 0 |
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục | Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Nguyễn Đắc Vinh | 475 | 0 | 0 | Lê Quang Huy | 475 | 0 | 0 |
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại | Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Vũ Hải Hà | 475 | 0 | 0 | Nguyễn Phú Cường | 475 | 0 | 0 |
Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp | Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Lê Thị Nga | 475 | 0 | 0 | Vũ Hồng Thanh | 475 | 0 | 0 |
Bầu Tổng Thư ký Quốc hội | Bầu Tổng Kiểm toán nhà nước | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Bùi Văn Cường | 475 | 0 | 0 | Trần Sỹ Thanh | 471 | 0 | 1 |
Bầu Chủ tịch nước | Bầu Phó Chủ tịch nước | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Nguyễn Xuân Phúc | 483 | 0 | 0 | Võ Thị Ánh Xuân | 483 | 0 | 0 |
Bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao | Bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao | ||||||
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Nguyễn Hòa Bình | 480 | 0 | 0 | Lê Minh Trí | 480 | 0 | 0 |
Bầu Thủ tướng Chính phủ | Phê chuẩn Phó Thủ tướng Chính phủ | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu | Ứng viên | Tán thành | Không tán thành | Không bỏ phiếu |
Phạm Minh Chính | 484 | 0 | 0 | Phạm Bình Minh | 479 | 0 | 0 |
Lê Minh Khái | 479 | 0 | 0 | ||||
Vũ Đức Đam | 479 | 0 | 0 | ||||
Lê Văn Thành | 479 | 0 | 0 |
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 20/10. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt và đã bế mạc vào ngày 13/11.
Theo nội dung chương trình, trong 2 đợt của kỳ họp (đợt 1 họp trực tuyến 11 ngày, từ ngày 20-30/10 và đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội 6 ngày từ ngày 8-13/11), Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp) và xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.
Về công tác lập pháp, Quốc hội đã:
Về xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội đã:
Về giám sát tối cao, trong thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã:
Ngày 21/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng khoản 2 điều 83 Hiến pháp 2013 và chương V Luật Tổ chức Quốc hội 2014 để triệu tập Kì họp bất thường lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 1 năm 2022. [4] Đây là kì họp đầu tiên Quốc họp phải họp trực tuyến cả kỳ do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Hà Nội.
Trong kì họp trên, Quốc hội đã thông qua 1 luật, 4 nghị quyết và đặc biệt là gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng để phục vụ mục đích phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
Về công tác lập pháp, Quốc hội đã:
Về xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội đã:
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội thông qua 05 luật,17 nghị quyết và cho ý kiến đối với 06 dự án luật.[9]
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội thông qua 06 luật, 13 nghị quyết và cho ý kiến đối với 08 dự án luật[10].
Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Về luật: Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Luật gồm 12 chương, 121 điều; tăng 3 chương (chương VI, VII, XI) và 30 điều so với Luật hiện hành, trong đó, quy định 1 mục riêng về các điều kiện bảo đảm về tài chính cho công tác khám bệnh, chữa bệnh (Chương X), đặc biệt có những điểm mới cơ bản về các quy định liên quan đến người bệnh, các quy định liên quan đến người hành nghề, các quy định liên quan đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.[11]
Nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: nghị quyết được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm được xác định tại Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội về phát triển vùng, ngành, lĩnh vực. Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, trong đó tập trung vào một số định hướng cụ thể như: Phát triển không gian kinh tế-xã hội; không gian biển; sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu và danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.[11]
Giải quyết vướng mắc chính sách thực hiện trong giai đoạn chống dịch: Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược. Thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024. Điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022 được ban hành nhằm xử lý những vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.[12][11]
Về nhân sự: miễn nhiệm 2 Phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam,[13] bổ nhiệm Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang thay thế.[14]
Ngày 18 tháng 1 năm 2023, kỳ họp lần 3 bàn về nhân sự và bỏ phiếu miễn nhiệm sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc nộp đơn từ chức Chủ tịch nước.[15] Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông.[16] Với kết quả 465/482 Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được trao quyền Chủ tịch nước.[17]
Ngày 2 tháng 3 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sáng ngày 15/01/2024, kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV đã chính thức diễn ra[18]. Tại kỳ họp lần này, Quốc hội đã xem xét thông qua hai Luật, hai Nghị quyết. Cụ thể:
- Quốc hội thông qua Luật đất đai sửa đổi[19] với hàng trăm điểm mới[20], bám sát tình hình thực tế, cụ thể hóa nhiều quy định để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao quyền lợi của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng đất, phát huy vai trò quản lý của nhà nước về đất đai. Đây được xem là một bước tiến quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
- Luật tổ chức tín dụng sửa đổi[21] là dự án luật thứ hai được thông qua tại kỳ họp bất thường lần này, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Một quy định đáng chú ý ở luật này đó là nghiêm cấm người làm việc tại các tổ chức tín dụng bán kèm bảo hiểm không bắt buộc khi cung cấp sản phẩm,dịch vụ dưới mọi hình thức.
- Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia[22]: nghị quyết này thông qua các cơ chế, chính sách về dự toán, phân bổ kinh phí, trình tự, thủ tục, thí điểm thực hiện cơ chế đối với 03 chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 -2025; chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong giai đoạn 2021 - 2030. - Nghị quyết về sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam[23]: nội dung nghị quyết này quy đinh chủ yếu về việc sử dụng, phân bổ chi tiết nguồn vốn dự phòng cho từng cơ quan, từng dự án cụ thể.
Sau khi nghe trình bày các Báo cáo, Tờ trình, ý kiến phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và thông qua: Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026[24].
Đồng thời tại kỳ họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Thông báo số 165/TB-UBTVQH15 về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới[25].
Sau khi nghe trình bày các Tờ trình, ý kiến phát biểu của ông Vương Đình Huệ, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và thông qua: Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.[26]
Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.[27]