Quyết định về Luật an ninh quốc gia Hồng Kông

Quyết định về Luật an ninh quốc gia Hồng Kông
Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc
Quyết định thiết lập và cải thiện khung pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông[1]
Phạm vi lãnh thổLuật quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bao gồm cả Hồng Kông)
Được ban hành bởiĐại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc
Ngày ban hành28 tháng 5 năm 2020
Ngày bắt đầu28 tháng 5 năm 2020
Lịch sử lập pháp
Dự luật xuất bản vào21 tháng 5 năm 2020
Được giới thiệu bởiỦy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc
Trạng thái: Có hiệu lực
Quyết định về Luật an ninh quốc gia Hồng Kông
Giản thể香港国家安全法
Phồn thể香港國家安全法
Nghĩa đenLuật an ninh quốc gia Hồng Kông
Tên tiếng Trung thay thế
Giản thể全国人民代表大会关于建立健全香港特别行政区维护国家安全的法律制度和执行机制的决定
Phồn thể全國人民代表大會關於建立健全香港特別行政區維護國家安全的法律制度和執行機制的決定

Quyết định thiết lập và cải thiện khung pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông,[1] thường được gọi là Luật an ninh quốc gia Hồng Kông,[2][3][4][5] là một quyết định[6] được thông qua bởi phiên họp thứ ba của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá XIII, được tổ chức từ ngày 22 tháng 5 năm 2020 đến ngày 28 tháng 5 năm 2020.[7]

Theo Quyết định, luật sẽ cải thiện an ninh quốc gia và ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề của Hồng Kông.[8] Luật này nhằm đưa ra "các biện pháp mạnh mẽ và được dựa trên pháp luật", nghiêm cấm các hành vi "thách thức nghiêm trọng điểm mấu chốt của nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", làm tổn hại đến luật pháp và đe dọa chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển".[9] Ngoài ra, luật an ninh mới cũng cấm việc đe dọa đến an ninh quốc gia, liên quan đến hoạt động mang tính phá hoại, đòi li khai cũng như sự can thiệp của nước ngoài và chủ nghĩa khủng bố. Không chỉ vậy, "các cơ quan an ninh" sẽ được thành lập tại Đặc khu Hồng Kông.[10][11]

Dự thảo luật sau đó đã được thông qua vào ngày 28 tháng 5 năm 2020 với số phiếu 2878, chỉ có 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.[12] Do đó, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc được ủy quyền soạn thảo văn bản chính thức của luật an ninh quốc gia và ban hành nó bằng cách đưa vào Phụ lục III Luật Cơ bản Hồng Kông.[13][14]

Những người chỉ trích luật an ninh, gồm cả phe dân chủ đối lập, các tổ chức nhân quyền và chính trị gia ở nước ngoài, nhìn thấy đây là mối đe dọa đối với nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ", đến luật lệ và tự do dân sự. Còn những người ủng hộ luật này, bao gồm cả phương tiện truyền thông nhà nước và phe thân Bắc Kinh ở địa phương, đã bác bỏ những lời chỉ trích được thúc đẩy bởi "những kẻ bạo loạn" và cho rằng đây là một "phản ứng cần thiết đối với các mối quan ngại về an ninh quốc gia".[15]

Bối cảnh và thẩm quyền pháp lí

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Hồng Kông hồi năm 2003 đã cố gắng ban hành Dự luật an ninh quốc gia (điều khoản lập pháp) 2003 để tuân thủ các yêu cầu theo Điều 23 Luật Cơ bản và cho rằng họ nên "tự mình" ban luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dự luật đã bị lãng quên sau các cuộc biểu tình quy mô lớn cùng năm.[16]

Một dự luật sửa đổi luật dẫn độ đề xuất cho phép dẫn độ sang Trung Quốc được giới thiệu năm 2019. Tuy nhiên, nó gây ra một loạt các cuộc biểu tình quy mô lớn, và bị buộc phải rút lại.[17] Tờ South China Morning Post đưa tin chính quyền trung ương cho rằng bầu không khí chính trị ở Hồng Kông sẽ ngăn cản việc thông qua dự luật theo Điều 23, và vì vậy đã dùng đến việc ban hành thông qua Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.[2]

Không giống như Dự luật an ninh quốc gia (Điều khoản lập pháp) 2003, một dự luật thông thường được đệ trình lên Hội đồng Lập pháp (LegCo) để tuân thủ các yêu cầu hiến pháp của Điều 23 Luật Cơ bản để ban hành luật trong mối liên hệ đó.[18] Chính quyền nhân dân quyết định đưa ra dự luật dựa trên Phụ lục III của Luật Cơ bản Hồng Kông, mà không cần phải thông qua Hội đồng Lập pháp.[19] Tính hợp hiến của việc đưa vào các luật như vậy trong Phụ lục III đã gây ra tranh cãi bởi Công hội Đại luật sư Hồng Kông.[20]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự thảo bao gồm 7 điều.[21] Điều 1 nêu lại tầm quan trọng của một quốc gia, hai chế độ và nhà nước pháp quyền và tuyên bố rằng "nhà nước" sẽ "hoàn thành" các cơ chế thực thi và pháp lí để bảo vệ an ninh quốc gia. Điều 2 nói rằng nhà nước sẽ ngăn chặn và trừng phạt các hành vi li khai, lật đổ hay phá hoại. Điều 3 quy định việc duy trì chủ quyền của Trung Quốc là trách nhiệm lập hiến của Hồng Kông. Nó đòi hỏi Hồng Kông phải ban hành luật an ninh quốc gia "càng sớm càng tốt", và cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp của nước này phải "ngăn chặn và trừng phạt hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia".

Điều 4 yêu cầu Hồng Kông thành lập các tổ chức để bảo vệ an ninh quốc gia, và quy định sự hiện diện của chính quyền trung ương ở Hồng Kông để duy trì an ninh quốc gia. Điều 5 yêu cầu báo cáo thường xuyên từ Đặc khu trưởng Hồng Kông về an ninh quốc gia. Điều 6 ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc soạn thảo luật an ninh quốc gia, và sau đó ban hành bằng cách vào Phụ lục III của Luật Cơ bản. Điều 7 quy định rằng toàn bộ quyết định sẽ có hiệu lực ban hành.

Chi tiết dự thảo được công bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau 3 ngày họp Ủy ban Thường vụ chuẩn bị luật mới, vào ngày 20 tháng 6 năm 2020, tờ Tân Hoa Xã đã công bố dự thảo chi tiết mà Ủy ban Thường vụ đã xây dựng: thành lập văn phòng an ninh của Trung Quốc tại Hồng Kông để giám sát an ninh, như cũng như các quy tắc về giám sát giáo dục liên quan đến các khía cạnh an ninh quốc gia, tầm quan trọng hàng đầu của các quyết định của chính phủ Trung Quốc đối với chính phủ Hồng Kông: "Nếu luật pháp địa phương... không phù hợp với Luật này, các quy định của Luật này sẽ được áp dụng. Quyền giải thích luật này sẽ thuộc về Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.".[22]

Phản ứng trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủng hộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc biểu tình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vào ngày 24 tháng 5 năm 2020, một cuộc biểu tình đã xảy ra để phản đối luật an ninh được đề xuất. Đó là cuộc biểu tình lớn nhất ở Hồng Kông kể từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus.[30] Đây cũng là lần đầu tiên sau hai tháng, cảnh sát bắn hơi cay trong nỗ lực giải tán những người biểu tình.[31]
  • Vào ngày 27 tháng 5 năm 2020, những người biểu tình đã tập trung lại trên đường phố để phản đối luật an ninh quốc gia được đề xuất và dự luật quốc ca, trải qua lần đọc thứ hai vào ngày đó. Các cuộc biểu tình với quy mô khác nhau đã xảy ra ở các quận khác nhau bao gồm Đồng La Loan, Trung HoànVượng Giác. Cảnh sát đã bắn hơi và tiêu cay và bắt giữ 360 người vì tội tụ tập trái phép và các cáo buộc khác.[32][33][34]

Các quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Công hội Đại luật sư Hồng Kông đã ra một tuyên bố nêu lên hai mối quan tâm về bản chất của luật được đề xuất bởi quyết định.[20][35] Thứ nhất, công hội cho rằng quá trình lập pháp là không thích đáng và không có gì đảm bảo rằng bất kỳ luật sẽ tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cái mà "cố thủ trong Luật Cơ bản". Thứ hai, sự hiện diện của các cơ quan an ninh của Trung Quốc đại lục được quy định bởi Điều 4 của Quyết định đã không làm rõ liệu các cơ quan đó có được yêu cầu tuân thủ luật pháp Hồng Kông, hoặc cách triển khai có thể phù hợp với Điều 22(1) Luật Cơ bản hay không, trong đó ngăn chặn sự can thiệp vào các vấn đề do Đặc khu hành chính Hồng Kông 'tự mình' quản lí.
  • Ngày càng có nhiều người Hồng Kông bắt đầu tìm cách di cư và rời khỏi đặc khu. Họ cảm thấy rằng luật an ninh sẽ làm tổn hại cơ bản quyền hiện diện và tự do của họ. Số lượng tìm kiếm trên web thông thường về di cư đã tăng lên 10 lần ngay sau khi quyết định được công bố.[36]

Kinh tế và thị trường chứng khoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ số Hang Seng Index của Hồng Kông mất hơn 5% ngay trong phiên giao dịch ngày 22 tháng 5, phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2015.[37]), và trong khi đó, một số sàn chứng khoán ở Nhật Bản cũng giảm theo.[38] Tuy nhiên, Đặc khu trưởng Hồng Kông phủ nhận rằng các khoản lỗ là do quyết định, quy cho chúng là những "thăng trầm" thông thường trên thị trường.[23] Trung Quốc đã tìm cách đảm bảo các nhà đầu tư quốc tế rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng.[39]

Phản ứng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên bố chung từ Anh, Úc và Canada

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2020, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne và Bộ trưởng Ngoại giao Canada François-Philippe Champagne đã đưa ra một tuyên bố chung phản ứng với luật an ninh mới của Hồng Kông. Tuyên bố nêu rõ Trung Quốc nên tiếp tục thực hiện Tuyên bố chung ràng buộc về mặt pháp lí, được kí kết giữa hai nước Trung Quốc và Anh Quốc, điều này sẽ cung cấp các quyền và tự do của những người liên quan và đảm bảo mức độ tự chủ cao của Hồng Kông. Các quy định của các công ước Liên Hợp Quốc về nhân quyền, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trịCông ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa sẽ vẫn có hiệu lực. Nó nói thêm rằng dự thảo luật như vậy mà không có sự tham gia của người tư vấn luật, người dân và bộ máy tư pháp đã phá vỡ nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ".[40]

Vào ngày 28 tháng 5, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết nếu kế hoạch ban hành luật an ninh quốc gia theo quyết định không bị trì hoãn, Anh sẽ cho phép người mang hộ chiếu hải ngoại (BNO) ở lại Anh ban đầu khoảng thời gian mười hai tháng thay vì sáu như trước đây. Điều đó cho phép họ nộp đơn vào học tập và làm việc, và do đó cung cấp cho họ một con đường để trở thành công dân nước Anh.[41][42] Các báo cáo sau đó cho thấy rằng những thay đổi này sẽ không chỉ áp dụng cho 300.000 người sở hữu hộ chiếu hiện tại mà còn cả 2,9 triệu người đủ điều kiện nhận tấm hộ chiếu. Hầu hết trong số đó, có khoảng 2,55 triệu người đã giữ hộ chiếu BNO trong quá khứ nhưng không gia hạn.[43][44]

Tuyên bố chung từ 201 nghị sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị thống đốc cuối cùng của Hồng Kông thời kì thuộc địa, Chris Patten, và 200 nghị sĩ khác từ 23 quốc gia đã đưa ra một tuyên bố lên án quyết định này. Họ cáo buộc rằng "sự giới thiệu đơn phương của luật an ninh quốc gia" đã đe dọa đến "một quốc gia, hai chế độ", đến quyền tự trị của Hồng Kông và quyền tự do của người dân. Các bên kí kết gồm các nhà lập pháp từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu ở cấp quốc gia thành viên và liên minh, và với Đông Nam Á.[45][46]

Liên minh châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2020, Peter Stano, phát ngôn viên chính của Liên minh châu Âu, đã ra thông cáo báo chí. Trong đó viết rằng nguyên tắc "Một quốc gia hai hệ thống" gắn liền với việc giữ quyền tự chủ cao của Hồng Kông, phù hợp với Luật Cơ bản và các cam kết quốc tế, cũng như tôn trọng nguyên tắc này. Nó cần tham khảo ý kiến ​​của người dân và tôn trọng quyền và tự do của con người trước khi áp dụng luật an ninh quốc gia, như đã thấy trước trong Điều 23 Luật Cơ bản, đồng thời duy trì quyền tự trị của Hồng Kông và nguyên tắc ‘Một quốc gia hai chế độ".[47]

Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) nói trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 5 sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng các nước thành viên, quan hệ với Trung Quốc tổn hại vì luật an ninh Hong Kong, nhưng khẳng định trừng phạt không giải quyết khủng hoảng.[48]

Thụy Sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2020, Bộ Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ đã ban hành một tuyên bố trên Twitter. Trong đó viết rằng luật an ninh phải thông qua qua luật pháp trước và Thụy Sĩ rất coi trọng việc duy trì nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".[49]

Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vào ngày 22 tháng 5 năm 2020, đảng cầm quyền của Đài Loan, Đảng Dân chủ Tiến bộ, nói rằng nếu dự luật được thông qua, nó sẽ thay đổi số phận của Hồng Kông mãi mãi và sẽ nói với thế giới rằng "khái niệm ‘một quốc gia, hai chế độ’ đã chết". Trong khi đó, đảng đối lập của Dân Tiến Đảng là Quốc dân đảng cũng kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng và duy trì quyền tự chủ, tự do ngôn luận và tự do hội họp của Hồng Kông.[50]
  • Viết trên trang Facebook cuối ngày 24/5, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng dự luật an ninh quốc gia của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền tự do và độc lập tư pháp của Hong Kong. Bà Văn cũng hứa rằng Đài Loan sẽ giúp người dân Hong Kong "sự hỗ trợ cần thiết".[51]

Vào ngày 21 tháng 5 năm 2020, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng ông không biết luật này là cái gì, nhưng "nếu nó xảy ra, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó rất mạnh mẽ".[52][53] Ngày 22 tháng 5 năm 2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong một tuyên bố rằng "Hoa Kỳ khuyến khích Bắc Kinh xem xét lại đề xuất tai hại của mình, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng mức độ tự trị cao, các thể chế dân chủ và tự do dân sự của Hồng Kông". Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh cùng người dân Hồng Kông.[54] Cùng ngày, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Hoa Kỳ Kevin Hassett nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ đang "nghiên cứu xem phản ứng có thể có của chúng tôi là gì".[55] Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, của Đảng Cộng hòa Pat Toomey và Dân chủ Chris Van Hollen, cho biết họ có kế hoạch đưa ra một dự luật mà trong đó "sẽ đưa ra luật để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vì vi phạm nền độc lập của Hồng Kông".[56]

Vào ngày 24 tháng 5 năm 2020, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O'Brien nói rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hồng Kông và Trung Quốc đại lục nếu luật an ninh được thông qua.[57]

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với Quốc hội ngày 27 tháng 5 rằng Hong Kong không còn đủ điều kiện để được hưởng quy chế ưu đãi đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Hồng Kông. Ông nói Luật an ninh Hồng Kông "chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các hành động mà về cơ bản là làm suy yếu quyền tự trị và tự do của Hong Kong".[58] Các chế tài, thuế quan cao hơn và hạn chế thị thực có thể được ban hành theo chứng nhận này; David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á và Thái Bình Dương, nói rằng mục tiêu của bất kỳ quyết định nào sẽ là "các quan chức ở Bắc Kinh", chứ không phải ở Hồng Kông hay Hoa Kỳ.[59]

Còn trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 29 tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông đang chỉ đạo chính quyền bắt đầu quá trình loại bỏ chính sách ưu đãi Hồng Kông.[60]

Nga, Triều Tiên và Iran

[sửa | sửa mã nguồn]

Nga, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Iran nói rằng không có nhà nước nước ngoài nào nên can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và chỉ trích Mỹ vì đã làm như vậy.[61][62][63] Triều Tiên cũng bày tỏ ủng hộ quyết định này.

Ảnh hưởng kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền tự chủ của Hong Kong

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền tự chủ của Hong Kong là điều kiện quan trọng để thành phố này được hưởng trạng thái thương mại đặc biệt với Mỹ, giúp đặc khu không phải chịu các mức thuế mà Washington áp với Bắc Kinh. Nhờ đặc quyền này, thành phố còn được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng USD và đôla Hong Kong. Cư dân Hong Kong cũng tránh được những hạn chế về thị thực áp dụng cho cư dân Trung Quốc đại lục.[64]

Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong được thông qua cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ có trách nhiệm xác nhận về quyền tự chủ của Hong Kong mỗi năm, nhằm xem xét những ưu đãi đối với đặc khu. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ là người quyết định có tước vị thế đặc biệt của Hong Kong hay không.[64]

Hậu quả nếu Mỹ hủy trạng thái đặc biệt của Hong Kong

[sửa | sửa mã nguồn]

Jacob Stokes, nhà phân tích về Trung Quốc tại Viện Hòa bình Mỹ, nhận định, "Trạng thái đó thực sự quan trọng đối với nền kinh tế Hong Kong. Rõ ràng nó còn liên quan mật thiết tới khả năng bảo vệ bản sắc riêng biệt của đặc khu"

Theo bình luận viên Alex Ward của Vox, Hong Kong có thể mất vị thế trung tâm tài chính toàn cầu.

Theo bình luận viên Edward Wong của NY Times, việc Hong Kong mất trạng thái đặc biệt cũng sẽ tác động sâu rộng lên thương mại toàn cầu, đồng thời thay đổi cách vận hành của các công ty nước ngoài cũng như chính Trung Quốc.

Bản thân các doanh nghiệp Mỹ cũng có nguy cơ bị tổn hại bởi quyết định này. Cho nên trong tuyên bố hôm 26/5, Phòng Thương mại Mỹ, đại diện cho các công ty Mỹ tại Hong Kong, kêu gọi chính quyền Trump "tiếp tục ưu tiên duy trì mối quan hệ tích cực và mang tính xây dựng giữa Mỹ và Hong Kong".[64]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Foreign Ministry Spokesperson's Remarks on the Hong Kong-related Agenda of the National People's Congress”. ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ a b “Beijing loses patience and pushes ahead with Hong Kong national security law”. South China Morning Post. ngày 21 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Gan, Nectar (ngày 23 tháng 5 năm 2020). “A national security law is coming to Hong Kong. Here's how it has been used to crush dissent in China”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ “China's new law: Why is Hong Kong worried?”. BBC News. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ GT staff (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “HK national security law 'almost ready to be enacted'. Global Times. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “Presidium elected, agenda set for China's annual legislative session”. National People's Congress of the People's Republic of China. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ “Draft decision on HK national security legislation submitted to NPC”. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  8. ^ mingmei (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “China Focus: Draft decision on HK national security legislation submitted to NPC”. Xinhua News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ mingmei (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “Draft decision on HK national security legislation submitted to NPC”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Kuo, Lily; Davidson, Helen (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “Hong Kong crisis: China presents security laws banning subversion and separatism”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ “NPC: China begins move to impose controversial Hong Kong security law”. BBC News. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ P.Võ (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết về dự luật an ninh Hồng Kông”. Người lao động. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Lee, Yen Nee (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “China approves controversial national security bill for Hong Kong”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ Perper, Rosie. “China passes landmark legislation to force national security laws in Hong Kong, effectively crushing the city's autonomy”. Business Insider. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ 'This is the end of Hong Kong': Reactions pour in as Beijing proposes security law”. Hong Kong Free Press. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “Huge protest fills HK streets”. CNN. ngày 2 tháng 7 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ “Hong Kong leader withdraws extradition bill, sets up platform to examine protest causes”. South China Morning Post. ngày 4 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ “Full Text of the Constitution and the Basic Law – pda – chapter (2)”. Government of Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ 'Highly necessary': Beijing to discuss enacting national security law in Hong Kong following months of protest”. Hong Kong Free Press. ngày 21 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ a b “Statement of the Hong Kong Bar Association on proposal of National People's Congress to enact National Security Law in Hong Kong” (PDF). Hong Kong Bar Association. ngày 25 tháng 5 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ “Decision of the National People's Congress on Establishing and Completing the Hong Kong's Special Administrative Region's Legal System and Implementation Mechanisms for the Preservation of National Security”. ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ “Beijing to set up new security office in Hong Kong”. BBC. ngày 20 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ a b “Hong Kong to 'fully cooperate' with Beijing's plan to enact security laws, leader Carrie Lam says”. Hong Kong Free Press. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ “National security legislation 'in the city's interests'. China Daily. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  25. ^ “鄺保羅、釋寬運齊撐國安法 指立法是不得已之舉”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ Griffiths, James (ngày 26 tháng 5 năm 2020). “China's military promises to uphold 'national sovereignty' as more Hong Kong protests expected”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  27. ^ “Quân đội Trung Quốc quyết giữ 'chủ quyền quốc gia' ở Hong Kong”. VnExpress. ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  28. ^ Hernández, Javier C. (ngày 23 tháng 5 năm 2020). “China Deploys Propaganda Machine to Defend Move Against Hong Kong”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  29. ^ Tỷ phú giàu nhất Hong Kong ủng hộ dự luật an ninh, vnExpress, 28.5.2020
  30. ^ “Hong Kong police fire tear gas on biggest protests since coronavirus curbs”. CNBC. 24 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ Lam, Eric (24 tháng 5 năm 2020). “Hong Kong Protests Roar Back After China Tightens Grip on City”. Bloomberg. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  32. ^ “Hong Kong's National Anthem Bill Is Sparking Renewed Protests. Here's What to Know”. Time (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ Grundy, Tom (ngày 27 tháng 5 năm 2020). “Hong Kong police fire pepper balls at protesters and arrest 360 people for unauthorised assembly”. Hong Kong Free Press HKFP (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  34. ^ “Cảnh sát Hong Kong bắt 300 người biểu tình phản đối dự luật an ninh”. VOA. ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  35. ^ Lam, Jeffie (25 tháng 5 năm 2020). “Hong Kong Bar Association questions Beijing's legal power to enact national security law, identifies 'problematic' features”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  36. ^ Yu, Verna (29 tháng 5 năm 2020). 'No cards left': Hong Kong residents sell up and search for way out as China cements grip”. The Guardian. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  37. ^ Pham, Sherisse (21 tháng 5 năm 2020). “Hang Seng Index has worst day since 2015 as tensions flare up again between China and the West”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  38. ^ “Japan stocks drop as Hong Kong security law raises concerns over Sino-U.S. tensions”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  39. ^ Lockett, Hudson (25 tháng 5 năm 2020). “Beijing seeks to reassure business over Hong Kong security law”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  40. ^ “Joint Statement from the UK, Australia and Canada on Hong Kong”. Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  41. ^ “UK will increase visa rights if China pursues Hong Kong security law: BBC”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ Vũ Anh (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “Gần 3 triệu dân Hong Kong có thể xin làm công dân Anh”. VnExpress. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ 'Path to UK citizenship' for 2.9m HK residents”. BBC News (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  44. ^ Patrick Wintour (29 tháng 5 năm 2020). “Three million Hong Kong residents 'eligible' for UK citizenship”. The Guardian. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  45. ^ “In full: 191 parliamentarians and policymakers from 23 countries slam Beijing for 'assault' on Hong Kong freedoms and rule of law”. Hong Kong Free Press.
  46. ^ “Parliamentarians, policymakers from 23 countries condemn Hong Kong national security law”. South China Morning Post. 24 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  47. ^ “Declaration by the High Representative, on behalf of the European Union, on the announcement by China's National People's Congress spokesperson regarding Hong Kong”. Europa (cổng thông tin điện tử). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  48. ^ EU nói trừng phạt Trung Quốc không giải quyết vấn đề Hong Kong, vnexpress, 29.5.2020
  49. ^ SwissMFA [Bộ Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ] (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “Hong Kong: Switzerland's position”. Tweet. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020. Switzerland attaches great importance to upholding the principle of "One country — Two systems". Civil liberties, independence of the judiciary and extensive self-administration are the basis for the success achieved so far and are a sign of Hong Kong's attractiveness as a business location. This is also evidenced by the large presence of Swiss companies. A democratic, non-violent debate in Hong Kong is the best way to preserve these achievements also in the context of a possible legislation on national security.[cần nguồn thứ cấp]
  50. ^ Lee, Hsin-fang; Chung, Li-hua; Chung, Jake (ngày 23 tháng 5 năm 2020). “Taiwan united in condemning HK law”. Taipei Times. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  51. ^ “Tổng thống Đài Loan hứa hỗ trợ người dân Hong Kong”. VOA. 25 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  52. ^ Pomfret, James (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “China set to impose new Hong Kong security law, Trump warns of strong U.S. reaction”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  53. ^ “Trump warns China of strong US response – NHK WORLD-JAPAN News”. NHK WORLD. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  54. ^ Hansler, Jennifer (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “Pompeo condemns China's proposed Hong Kong national security law”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  55. ^ “White House adviser: China's Hong Kong move will hurt its economy”. U.S. Reuters Editorial. ngày 22 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  56. ^ Patricia Zengerle (ngày 22 tháng 5 năm 2020). “U.S. senators seek to sanction Chinese officials over Hong Kong”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  57. ^ “China takeover of Hong Kong could lead to U.S. sanctions -White House”. Reuters. 24 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  58. ^ “PRC National People's Congress Proposal on Hong Kong National Security Legislation – Translations” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  59. ^ Morello, Carel (27 tháng 5 năm 2020). “Pompeo declares Hong Kong no longer autonomous from China”. Washington Post.
  60. ^ Nguyễn Tiến (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “Trump tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong”. VnExpress. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  61. ^ “Russia criticizes US for trying to 'make a scandal' out of HK”. The Standard. 27 tháng 5 năm 2020.
  62. ^ PressTV Staff (24 tháng 5 năm 2020). “Iran condemns foreign interference in China's affairs, threat to its sovereignty”. Press TV. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  63. ^ “North Korea says it supports China's measures on Hong Kong”. Reuters (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  64. ^ a b c “Hậu quả nếu Mỹ hủy 'trạng thái đặc biệt' của Hong Kong”. vnExpress. ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan