Do You Hear the People Sing?

"Do You Hear the People Sing?"
Bài hát
Phát hành1980

"Do You Hear the People Sing?" (phiên bản gốc tiếng Pháp: "À la volonté du peuple" - " có nghe chăng người dân tôi hát?") là một trong những bài hát chính trong vở nhạc kịch Les Miserables (chuyển thể từ tiểu thuyết Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo). Trên sân khấu, bài hát được cất lên hai lần.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát lần đầu tiên được hát trong Cảnh I do nhân vật Enjolras và các sinh viên nhóm ABC soạn thảo trong bối cảnh họ chuẩn bị phát động một cuộc nổi dậy trên đường phố Paris, ngăn chặn lễ rước dâu của Tướng Jean Maximilien Lamarque. Bài hát lại được vang lên ở hồi kết để kết thúc vở nhạc kịch.

Bài hát là một lời kêu gọi mang tính chất cách mạng, nâng cao tinh thần cho mọi người để vượt qua muôn vàn nghịch cảnh. Hình ảnh "chiến lũy" (barricades) được nhắc đến trong bài hát được các sinh viên thuộc lực lượng nổi dậy xây dựng nên trong cảnh 2 của vở kịch nhằm châm ngòi cho một cuộc nổi dậy dân sự chống Vệ binh Quốc gia nhằm lật đổ chính quyền. Cuộc nổi dậy cuối cùng đã thất bại.

Phiên bản ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tại buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 10 năm Les Miserables năm 1995, Do You Hear the People Sing? được 17 diễn viên khác nhau đều đóng vai nhân vật Jean Valjean trên khắp thế giới trình bày. Mỗi diễn viên hát một câu trên lời bài hát bằng phiên bản ngôn ngữ của mình, gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hungary, tiếng Thụy Điển, tiếng Ba Lan, tiếng Hà Lan, tiếng Na Uy, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch và tiếng Iceland.
  • Một bản dịch tiếng Thổ Nhĩ Kỳ không chính thức khác của Do You Hear the People Sing? tên là Duyuyor Musun Bizi İşte Çapulcu'nun Sesi được cất lên trong cuộc biểu tình năm 2013.[1]
  • Vào năm 2017 trong lễ kỷ niệm 45 năm Tuyên bố Thiết quân luật của cố tổng thống - nhà độc tài Philippines Ferdinand Marcos, một bản dịch không chính thức tiếng Philippines mang tên Di Mo Ba Naririnig? được sử dụng để phản kháng.[2]

Bài hát được sử dụng với mục đích phản kháng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài hát trở thành khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình tại Hồng Kông 2014

Có khá nhiều bản dịch không chính thức của Do You Hear the People Sing? sang tiếng Quảng Châutiếng Đài Loan. Tuy vậy, phiên bản được biết đến nhiều nhất là bài 問誰未發聲 được viết bằng tiếng Quảng Châu của tổ chức hoạt động chính trị Chiếm lĩnh Trung Hoàn, và bài Lí Kám Ū Thiann-tio̍h Lán Ê Kua (你敢有聽着咱的歌) viết bằng tiếng Đài Loan.[3]

Trong cuộc biểu tình tại Hồng Kông tháng 9 năm 2019, tại hội nghị khai mạc một trường trung học, học sinh trường hát bài hát này thay vì hát quốc ca.[4][5][6] Ban đầu bài hát bị xóa vĩnh viễn trên nền tảng dịch vụ âm nhạc trực tuyến QQ Music ở Trung Quốc đại lục vì bài hát được sử dụng rộng rãi trong các cuộc biểu tình chống dự luật.[7]

Bên cạnh các bản dịch tiếng Quảng Châu và Đài Loan đã nói ở trên, Tờ The Telegraph cho rằng bài hát "từ lâu đã được nhiều người phản đối trên khắp thế giới sử dụng" trong đó kể đến các cuộc biểu tình Wisconsin năm 2011, cuộc biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 và cuộc biểu tình phản đối khai trương một nhà hàng McDonald ở Úc cùng năm đó.[3] Những người biểu tình chống Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP), đã làm gián đoạn đại hội TTIP khi bật bài hát này nhảy flashmob.[8]

Do You Hear the People Sing? được cất lên trong các cuộc biểu tình ủng hộ Liên minh châu Âu (Euromaidan) năm 2013 của tổ chức Ukraine 2020. Video âm nhạc được đăng trên nền tảng YouTube.[9]

Năm 2016, tại Hàn Quốc, biểu tình đòi tổng thống Park Geun-hye từ chức trên toàn quốc cũng sử dụng bài hát này để đấu tranh.[10]

Những người Iraq tham gia vào các cuộc biểu tình vào năm 2019 cũng đã phát hành một video có sử dụng bài hát.[11]

Vào tháng 7 năm 2020, một phiên bản Tagalog của bài hát cũng đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở Philippines do tranh cãi về việc gia hạn nhượng quyền thương mại ABS-CBN, nơi người dân Philippines biểu tình trước Trung tâm Phát thanh Truyền hình ABS-CBN để bày tỏ sự ủng hộ của họ với hãng truyền thông khổng lồ.[12]

Vào tháng 9 năm 2020, một số sinh viên MSLU ở Minsk, Belarus, đã bị giam giữ sau khi biểu diễn Do You Hear the People Sing? trong hành lang cơ sở giáo dục của họ. Các sinh viên biểu tình sau khi tổng thống Lukashenko tái đắc cử.[13][14]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 9 năm 2016, trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, tại cuộc mít tinh lớn ở Miami, Donald Trump chế bài hát này dưới nhan đề Les Déplorables nhằm đáp trả lại phát ngôn gây tranh cãi của Hillary Clinton khi gọi ông là "rổ phế liệu".[15][16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Duyuyor musun bizi İşte Çapulcunun Sesi Do you hear the people sing HD)”. ngày 18 tháng 6 năm 2013 – qua YouTube.
  2. ^ “Filipino Version of Iconic 'Les Miserables' Song Becomes National Day of Protest Anthem”. Preen.ph. ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b Moore, Malcolm (ngày 30 tháng 9 năm 2014). “How a song from Les Misérables became Hong Kong's protest anthem”. Telegraph.co.uk. London. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ credited, Source: Reuters / Social media [as (ngày 4 tháng 9 năm 2019). “Hong Kong students sing Les Misérables song instead of national anthem – video”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ Marks, Peter (ngày 13 tháng 8 năm 2018). “The Hong Kong protesters have found an anthem in this song from 'Les Miz'. The Washington Post. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ Regan, Helen; Westcott, Ben; George, Steve; Griffiths, James (ngày 16 tháng 6 năm 2019). “Hong Kong protest sees hundreds of thousands call for city's leader to step down”. CNN. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ S.R. (ngày 14 tháng 6 năm 2019). “Do you hear the people sing? Not in China”. The Economist. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ “Flashmob choir interrupts TTIP congress”. Boing Boing.
  9. ^ “Чи ви чуєте цей спів?”. ngày 16 tháng 1 năm 2014 – qua YouTube.
  10. ^ "박 대통령 퇴진" 추위 녹인 촛불 … 평화시위 새 역사 썼다”. www.dt.co.kr.
  11. ^ “سارة ادم – هل تسمع غناء هذا الشعب”. ngày 3 tháng 11 năm 2019 – qua YouTube.
  12. ^ @ABSCBNNews (ngày 18 tháng 7 năm 2020). “PANOORIN: Inawit ng mga dumalong empleyado at tagasuporta sa noise barrage ang Filipino version ng protest song na 'Do You Hear the People Sing?'. Twitter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ Никита Мелкозеров, Александр Чернухо, Татьяна Ошуркевич (ngày 4 tháng 9 năm 2020). “Жесткий разговор. Ректор МГЛУ покинула встречу со студентами и их родителями под крики «Позор!»”. Onliner.by. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Masked Men Drag Protesting Belarusian Students Off the Streets
  15. ^ Robinson, Will (ngày 16 tháng 9 năm 2016). “Donald Trump Enters Stage to 'Les Mis' Theme, Welcomes 'Deplorables'. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  16. ^ Darcy, Oliver (ngày 16 tháng 9 năm 2016). “Trump walks onstage to theme of 'Les Miserables,' greets 'deplorables' at his Miami rally”. Business Insider. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde có bộ chỉ số khá tương đồng với Raiden, với cùng chỉ số att và def cơ bản, và base HP chỉ nhỉnh hơn Raiden một chút.
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn
Hợp chúng quốc Teyvat, sự hận thù của người Khaehri’ah, Tam giới và sai lầm
Hợp chúng quốc Teyvat, sự hận thù của người Khaehri’ah, Tam giới và sai lầm
Các xác rỗng, sứ đồ, pháp sư thành thạo sử dụng 7 nguyên tố - thành quả của Vị thứ nhất khi đánh bại 7 vị Long vương cổ xưa và chế tạo 7 Gnosis nguyên thủy