|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: |
|
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chính trị, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chính trị. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến. | |
C | Bài viết đạt chất lượng C. |
Cao | Bài viết được đánh giá rất quan trọng. |
|
|
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến. | |
C | Bài viết đạt chất lượng C. |
Cao | Bài viết được đánh giá rất quan trọng. |
|
|
Thường trực Ban Bí thư hiện tại là bà Trương Thị Mai – Lee Gok Da (thảo luận) 16:09, ngày 31 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời
- Đã rõ. – Thanh888D (thảo luận) 09:03, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thanh888D, Minhle20002013 Yêu cầu 2 bạn đem vấn đề của hai bạn ra thảo luận riêng ở trang thảo luận này hoặc trang thảo luận cá nhân của các bạn chứ cứ ngồi lùi qua lùi lại như hai bạn đang làm nó không giải quyết được vấn đề nào cả. —Pminh141 [ Thảo luận ] 13:22, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Minhle20002013 Thiết nghĩ để tránh tình trạng leo thang không cần thiết của hai bên, tôi thấy rằng mình nên để yên cái trang Đảng Cộng sản. HCM được mọi người gọi là "lãnh tụ" vì Người đã sáng lập ĐCSVN và lãnh đạo nhân dân ta giành được độc lập, thống nhất đất nước; tầm nhìn chiến lược của Người có tầm nhìn xa trông rộng, đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước; tính cách cao đẹp của Người có phẩm chất đạo đức cao đẹp, giản dị, gần gũi với nhân dân; Người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp của mình cho sự nghiệp dân tộc. Lãnh tụ cũng có nghĩa là người đứng đầu, người chỉ huy và dẫn dắt một cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia đưa ra ảnh hưởng lớn đến tương lai. Vậy thì tại sao chúng ta phải xóa bỏ "lãnh tụ"? – Thanh888D (thảo luận) 13:31, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Còn về "Chủ tịch Đảng", đó là một chức danh từng lãnh đạo cao nhất cả Đảng Cộng sản Việt Nam, vậy thì tôi hỏi tại sao bạn lại cho rằng phải xóa chức danh "Chủ tịch Đảng" mặc dù nó là một chức vụ quyền lực nhất ĐCSVN lúc bấy giờ? – Thanh888D (thảo luận) 13:36, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Ngay cả phần đầu tiên của Điều lệ Đảng cũng ghi Bác “đã lạnh đạo” Đảng ở thì quá khứ nên tôi đề xuất nên sửa ô “Lãnh tụ” thành “Người sáng lập” là phù hợp nhât và bỏ ô “Chủ tịch Đảng” vì Đảng ta không còn chức vụ này. Ngay cả trên trang Wikipedia của Bác Hồ cũng ghi Bác làm “Chủ tịch Đảng” tới năm 1969 và sau đó chức vụ này bị bãi bỏ, hiện Đảng ta không có chức danh này – Minhle20002013 (thảo luận) 15:31, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi thấy nên đổi ô ‘lãnh tụ’ và ‘chủ tịch’ thành ‘người sáng lập’ vì hiện tại Bác đã mất hơn 50 năm và Đảng ta hiện không có chức vụ nào gọi là “lãnh tụ” hoặc “Chủ tịch Đảng”. Vấn đề này không liên quan tới cảm xúc nên bác không nên đưa ra những bài báo dạng bình luận cảm xúc là “Hồ Chủ tịch mãi là lãnh tụ của Đảng” vì nếu không cũng sẽ có rất nhiều bài báo ghi Bác Nguyễn Phú Trọng là 1 nhà lãnh đạo, lãnh tụ của Đảng nhưng chúng ta đều biết cách ghi đó chỉ là cách tôn kính 1 người từng là lãnh đạo của Đảng. Đó cũng là lí do m vì sao bác Trọng đã mất và ô Tổng bí thư chúng ta đã để “khuyết”. – Minhle20002013 (thảo luận) 15:27, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi đồng ý với ý kiến của ông về việc nên xóa bỏ chức danh 'Chủ tịch Đảng'. Chức danh này đã bị xóa bỏ từ lâu nhưng vẫn được sử dụng trong thực tế, dẫn đến nhiều bất cập và mâu thuẫn. Theo tôi, chúng ta nên có cái nhìn toàn diện và đưa ra giải pháp phù hợp, tôi đề xuất chúng ta nên tổ chức một cuộc thảo luận sâu rộng về vấn đề này. – Thanh888D (thảo luận) 17:25, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tuy nhiên, "Lãnh tụ" không phải là một chức vụ, mà là danh xưng tôn trọng dành riêng cho Hồ Chí Minh bởi những công lao vĩ đại của Người đối với dân tộc và đất nước. Do đó, việc sử dụng danh xưng này cho các cá nhân khác là không phù hợp. Việc sử dụng các danh xưng khác nhau để tôn vinh Hồ Chí Minh đều xuất phát từ người đọc, và không ai có thể xác định cách gọi nào là đúng hay sai. – Thanh888D (thảo luận) 17:41, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Cá nhân tôi thấy xóa ô 'Lãnh tụ' và 'Chủ tịch' để hợp chung lại thành 'Người sáng lập' là không cần thiết. Tôi thấy rằng chỉ cần để lại ô 'Lãnh tụ' và xóa ô 'Chủ tịch' là đủ, không phải thêm ô 'Người sáng lập' làm gì cho dài dòng. – Thanh888D (thảo luận) 18:08, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D Ngay cả trang Wikipedia của Bác Hồ cũng ghi Bác là “người sáng lập” Đảng mà không hề nhắc đến 2 chữ “lãnh tụ” vốn không quá rõ nghĩa và có thê gây hiểu lầm là Đảng ta còn chức vụ này và Bác đang nắm giữ. Còn về ông Tô Lâm, ông đang được Bộ Chính trị phân công là người đứng đầu, chủ trì cơ quan cao nhất của Đảng giữa 2 kì Đại hội là Ban Chấp hành TW cũng như Bộ Chính trị, Ban bí thư nên tôi thấy ở ô Tổng bí thư vẫn ghi chữ khuyết nhưng kế bên đó ghi là ông “Tô Lâm (chủ trì)” hoặc giữ như phiên bản hiện nay. – Minhle20002013 (thảo luận) 02:18, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Trên thực tế, Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là người đã dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến. Danh xưng "Lãnh tụ" được sử dụng để tôn vinh những cá nhân có công lao to lớn, đã dẫn dắt dân tộc vượt qua những giai đoạn khó khăn, nguy hiểm. Trong trường hợp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh xưng này hoàn toàn phù hợp bởi những đóng góp to lớn của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. – Thanh888D (thảo luận) 08:32, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Danh xưng "Lãnh tụ" đã được sử dụng lần đầu tiên để gọi Hồ Chí Minh vào năm 1941, tại Đại hội Đảng lần thứ II. Danh xưng này nhanh chóng được người dân cả nước đón nhận và sử dụng rộng rãi. Nó thể hiện lòng kính trọng sâu sắc của nhân dân đối với Người, đồng thời khẳng định vị trí đặc biệt của Người trong lịch sử dân tộc. – Thanh888D (thảo luận) 08:35, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888Dtôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình là sử dụng từ “người sáng lập” thày vì “lãnh tụ” vì nó sẽ rõ nghĩa và mang tính trung lập hơn, ông không nên mang cảm xúc của riêng ông để bảo vệ quan điểm của mình mà bài viết cần mang tính trung lập và chính xác nhất ông nhé. – Minhle20002013 (thảo luận) 12:08, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
Về vấn đề danh xưng dành cho Hồ Chí Minh, cần lưu ý rằng mỗi danh xưng đều mang ý nghĩa và giá trị riêng. Danh xưng "Người sáng lập" để chỉ vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, danh xưng này chỉ tập trung vào một khía cạnh trong cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Để đánh giá đầy đủ công lao to lớn của Hồ Chí Minh, chúng ta cần nhìn nhận trên nhiều khía cạnh, bao gồm vai trò lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và những đóng góp cụ thể trong sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Do đó, danh xưng "Lãnh tụ" phù hợp hơn để tôn vinh Hồ Chí Minh bởi nó thể hiện đầy đủ hơn những phẩm chất và công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh.
- – Thanh888D (thảo luận) 08:39, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình là sử dụng từ “người sáng lập” thày vì “lãnh tụ” vì nó sẽ rõ nghĩa và mang tính trung lập hơn, ông không nên mang cảm xúc của riêng ông để bảo vệ quan điểm của mình mà bài viết cần mang tính trung lập và chính xác nhất ông nhé. @Thanh888D – Minhle20002013 (thảo luận) 12:10, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D còn nếu ông không đồng ý việc đổi tên này thì tôi nghĩ chúng ta chỉ còn cách để nguyên bài viết như hiện nay là không nhắc đến người sáng lập, lãnh tụ hay chủ tịch mà chỉ nhắc tới những người đang giữ các chức vụ hiện tại của Đảng. – Minhle20002013 (thảo luận) 12:14, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D – Minhle20002013 (thảo luận) 17:22, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- "Lãnh tụ" (tiếng Hán: 領袖), theo Từ điển tiếng Việt, có nghĩa là người đứng đầu dẫn dắt một tập thể, tổ chức hay quốc gia. Danh xưng này thường được sử dụng để tôn vinh những cá nhân có công lao to lớn, tầm nhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo xuất chúng. Ví dụ như Hồ Chí Minh được tôn vinh là "Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam".
- "Người sáng lập" (tiếng Hán: 創始人), theo Từ điển tiếng Việt, có nghĩa là người khởi xướng, thành lập một tổ chức hay phong trào nào đó. Danh xưng này không nhấn mạnh vào vai trò lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng của cá nhân đối với một quốc gia hay dân tộc. Ví dụ như Bill Gates được xem là "Người sáng lập Microsoft" chứ không ai lại nói Bill Gates là "Lãnh tụ Microsoft".
- Việc lựa chọn sử dụng danh xưng nào phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngữ cảnh văn hóa, chính trị và lịch sử. Theo tôi, danh xưng "Lãnh tụ" thường được sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng, thể hiện sự tôn kính đối với những cá nhân có công lao to lớn trong việc lãnh đạo đất nước và dân tộc. Danh xưng "Người sáng lập" thường được sử dụng trong các ngữ cảnh bình thường hơn, đề cập đến việc thành lập các tổ chức hay phong trào. Nó đồng nghĩa với việc so sánh giữa 'Nguyên soái' và 'Thống chế' là một ví dụ thú vị để minh họa cho sự khác biệt về sắc thái ý nghĩa của các danh xưng, 'Nguyên soái' được dùng trong cộng đồng các quốc gia XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, v.v, còn 'Thống chế' thì lại được dùng trong cộng đồng các quốc gia tư bản.
- Trong trường hợp của Việt Nam, một quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo và là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng danh xưng "Lãnh tụ" là đúng và hoàn toàn hợp lí. Danh xưng "Lãnh tụ" cũng khẳng định vị trí đặc biệt của Người trong lòng nhân dân và lịch sử dân tộc.
- Cuối cùng, cả tôi và ông đều bảo lưu ý kiến của riêng mình, vậy thì chúng ta sẽ xử trí thế nào đây? – Thanh888D (thảo luận) 14:48, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Nếu ông Phê còn sống và tham gia Wikipedia tiếng Việt này thì mới có thể giải quyết được vấn đề của chúng ta, còn chúng ta chưa đủ tầm với để quyết định xem 'lãnh tụ' hay 'người sáng lập' là đúng. – Thanh888D (thảo luận) 14:52, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Luận điểm của ông cho rằng "không nhắc đến người sáng lập" là sai quá sai, tôi nói ngắn gọn là vậy. – Thanh888D (thảo luận) 15:20, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888Dtheo quy định của Wikipedia thì nếu không đạt được đồng thuận thì không thể đăng cả “người sáng lập” lẫn “lãnh tụ” ông nhé vì không có ý kiến nào được thống nhất. Anyway, Tui trích nguyên văn dòng đâu tiên của Điều lệ Đảng (văn bản pháp lí cao nhất của Đảng ông nhé): “ Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà”. Ngay cả Điều lệ Đảng cũng nhấn mạnh Bác là nhà “sáng lập” và “ĐÃ lãnh đạo” trong thì quá khứ ông nhé. Đảng ta cũng chú trọng lãnh đạo tập thể, không như Trung Quốc có lãnh đạo hạt nhân hay Triều Tiên nơi mà Kim Nhật Thành được hiến pháp quy định là “Chủ tịch nước vĩnh viễn” ông nhé. – Minhle20002013 (thảo luận) 16:34, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888DLink điều lệ Đảng (văn bản pháp lí cao nhất của Đảng): https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/dieu-le-dang/dieu-le-dang-do-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang-thong-qua-3431
- is – Minhle20002013 (thảo luận) 16:36, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Câu nói "sáng lập" và "đã lãnh đạo" của ông đều có nghĩa là 'lãnh tụ' mà ông? Để tôi giải thích nhé:
- Lãnh (Hán-Việt): nắm giữ, đảm nhận, dẫn dắt, đưa đường. Ví dụ "nắm giữ vai trò lãnh đạo";
- Tụ (Hán-Việt): tập trung, quy tụ, góp lại, dồn lại. Ví dụ "tụ họp", "dân chúng tụ tập"...
- Suy ra: thể hiện sự quy tụ, tập hợp đông đảo quần chúng dưới sự lãnh đạo của một cá nhân.
- Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị LÃNH TỤ thiên tài của cách mạng Việt Nam
- Các loại văn bản hành chính, văn bản pháp luật... của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay đều cố gắng tránh dùng từ Hán-Việt khi sử dụng bạn nhé. Bởi vì nó bắt nguồn từ lí do gìn giữ độc lập chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc,... Ông cứ xem mấy cái văn bản hành chính của Nhà nước ta lúc bấy giờ đi xem Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và Hồ Chí Minh họ có dùng từ Hán-Việt vô số kể không?
- Kết luận là từ "sáng lập" và "đã lãnh đạo" được nếu nói gọn lại là LÃNH TỤ. Ông chưa tìm hiểu nghĩa của từ "lãnh tu" một cách kĩ lưỡng à? – Thanh888D (thảo luận) 17:14, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D”Đà lãnh đạo” tức là bây giờ không còn lãnh đạo nữa ông nhé, còn “sáng lập” thì 1000 năm về sau Bác vẫn là “Nhà Sáng lập” nhé – Minhle20002013 (thảo luận) 17:18, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Ô ông, 'lãnh tụ' là một danh xưng cao quý nhất của một đảng và tồn tại vĩnh viễn với người đó nhé. – Thanh888D (thảo luận) 17:20, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Anh bạn nhớ kĩ điều này, Wikipedia không phải là một tổ chức thuộc Đảng, Nhà nước Việt Nam nên việc "nghe theo sự chỉ dẫn của Điều lệ Đảng" là bất hợp lí và trái quy định của Wikipedia. – Thanh888D (thảo luận) 17:21, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Trách nhiệm của Wikipedia là cung cấp thông tin nhanh nhẹn nhất, vậy thì để chữ "Lãnh tụ" ở đầu Bảng là sai à ông? Hay ý ông là phải để người đọc phải lướt xuống xem "lịch sử" rồi phải dành mấy chục giây đọc? – Thanh888D (thảo luận) 17:23, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888DThông tin ông là sai như cái chức danh “Chủ tịch Đảng” ông cũng đã đồng ý ở phía trên là dù người dân vẫn kính trọng và Bác Hồ vẫn được gọi tôn kính là Hồ Chủ Tịch nhưng do hiện tại Đảng không còn chức vụ này nên ông cũng đồng ý với tôi bãi bỏ điều vô lí này còn gì. – Minhle20002013 (thảo luận) 17:25, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi chỉ đồng ý việc bãi bỏ "Chủ tịch Đảng" thôi ông, còn "Lãnh tụ" tôi có biểu quyết tán thành đâu ông? – Thanh888D (thảo luận) 17:31, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D ông với tôi đang tranh cãi về - chức danh tên gọi của Đảng nên tôi đã dùng văn bản pháp lí cao nhất của Đảng (Điều lệ Đảng) để trích dẫn nguồn từ chính Đảng phái đó nói về chính họ cho ông hiểu chứ gì mà Wikipedia tuân theo Đảng gì ông – Minhle20002013 (thảo luận) 17:23, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Không không! Ông chưa hiểu rồi! Tôi nhắc lại với ông là lãnh tụ không phải là một chức danh mà là danh xưng cao quý nhất đối với một hay nhiều người sáng lập ra đảng.
- Nói đơn giản nhé, 'lãnh tụ' để chỉ người có vai trò cao nhất trong việc thành lập và làm abcd gì đó, còn 'người sáng lập' chỉ có được nhắc đến là thành lập abcd và chưa nhấn mạnh việc làm abcd gì đó mà người sáng lập X làm.
- Việc sử dụng danh xưng "lãnh tụ" trong bài ĐCS là quá hợp lí về cách dùng từ rồi. – Thanh888D (thảo luận) 17:30, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D nhưng Điều lệ Đảng đã dùng từ “ĐÃ lãnh đạo” của thì quá khứ nói về sự lãnh đạo của Bác nên không cần dùng chữ lãnh tụ nữa ông nhé, ở phía dưới chức danh Thường trực Ban Bí thư cũng đã có ghi Bác là “người sáng lập” như đúng trong Điều lệ Đảng nên tôi thấy phiên bản hiện tại là ổn và không cần sửa gì nữa hết ông nhé – Minhle20002013 (thảo luận) 17:33, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- ... Thì nghĩa cũng là "lãnh tụ" mà ông? – Thanh888D (thảo luận) 17:35, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Đó là do btv viết là "người sáng lập" thì do họ quyết, quan điểm của mình sao được áp đặt bởi quan điểm của btv khác. – Thanh888D (thảo luận) 17:36, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi nhớ có một cái câu nói trong Trang thảo luận của tôi, đó là "Wikipedia không phải là nguồn tham khảo đáng tin cậy". – Thanh888D (thảo luận) 17:37, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi thấy tranh luận này không đi vào đâu, thôi thì tôi có hoạch định là tổ chức một cuộc thảo luận đa phương. – Thanh888D (thảo luận) 17:47, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D nói chung tôi thấy phiên bản hiện tại là ổn rồi, hy vọng sau khi bài được mở khóa, ông tôn trọng và không gây bút chiến bằng cách thêm những nội dung chưa có sự đồng thuận trong cộng đồng ông nhé. Thân! – Minhle20002013 (thảo luận) 17:47, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi có một thắc mắc nho nhỏ nè, chỉ anh em mình biết thôi nhé. Đó là ông nào đi khoá cái trang này vì lí do "bút chiến" thế nhỉ? Tôi thấy "bút chiến" đã kết thúc từ 2 ngày trước rồi mà lại đi khóa cái trang vào ngày hôm sau làm gì không biết. – Thanh888D (thảo luận) 17:51, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D họ khóa là đúng đó ông vì ông vẫn còn thêm thông tin chưa đạt được đồng thuận trong cộng đồng – Minhle20002013 (thảo luận) 17:54, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Kk, nếu là thành viên trong Đoàn thì tôi đã kỉ luật vì lí do: hành động mà không nói. À mà ông trước ông học trường nào thế? Tôi thấy ông sinh lâu rồi, ông học trường chính trị à mà phát ngôn chính trị giỏi thế. – Thanh888D (thảo luận) 17:58, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D Link Fb của anh đây nhé:
- https://m.facebook.com/kwahle/?wtsid=rdr_0S46KeKY1KzjRKZtr – Minhle20002013 (thảo luận) 18:02, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Ông anh trẻ vậy mà giàu dữ! À tôi thấy cái huy hiệu Đảng trong trang của ông nhìn vừa không giống ĐCSVN mà lại không giống ĐCSTQ. – Thanh888D (thảo luận) 18:05, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D Đó là của Đảng ta nhé, Đảng ta chủ truơng lãnh đạo tập thể, không sùng bài cá nhân và tập trung quyền lực vào 1 người, chú em nhớ kĩ nhé – Minhle20002013 (thảo luận) 18:10, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Cuối cùng tổng kết 1-0 ông nhỉ. Sau này nếu có cơ duyên trong việc thảo luận chính trị thì ông nhớ gỡ điểm nhé. – Thanh888D (thảo luận) 18:13, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mời một trong hai bạn sửa lại bài này. "Đoàn chủ tịch", "Ủy ban thường trực" là cái gì, nó có trong Điều lệ ĐCSVN hay văn bản chính thức nào không?? Có lẽ chúng ta cần xem xét hành vi của thành viên sửa đổi đó. @P. ĐĂNG, @Ayane Fumihiro. – Thanh888D (thảo luận) 13:19, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình vừa cập nhận Infobox Political Party, có thêm phần standing_committee (ủy ban thường trực) và presidium (đoàn chủ tịch). Theo tìm hiểu thì BHCTW Đảng là ủy ban thường trực và Bộ chính trị là đoàn chủ tịch. Lưu ý là danh xưng "ủy ban thường trực" và "đoàn chủ tịch" là tên gọi chung chỉ các cơ quan tương ứng của nhiều đảng phái trên thế giới. Không phân biệt đảng cộng sản, XHCN hay tư bản. Mình nghĩ không cần phải thay đổi các tên gọi đó trong Infobox. Xin mời mọi người vào thảo luận và bỏ phiếu. – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:33, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Thứ nhất, Việt Nam là một nhà nước đơn nhất, tập trung, không phải là một liên bang như Liên Xô. Do đó, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến hệ thống liên bang như "đoàn chủ tịch" là hoàn toàn không phù hợp với hệ thống của Đảng.
- Thứ hai, việc sử dụng thuật ngữ "chủ tịch" để chỉ các vị trí lãnh đạo trong Đảng cũng cần được nêu rõ. Theo Điều lệ Đảng, các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương và BCH Đảng bộ, v.v. Các thành viên của Bộ Chính trị được gọi là Ủy viên Bộ Chính trị chứ không phải "Chủ tịch Bộ Chính trị" hoặc "Ủy viên Đoàn Chủ tịch". Việc sử dụng sai thuật ngữ là việc thậm tệ nhất trong ngữ pháp tiếng Việt.
- Thứ ba, việc so sánh các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với các cơ quan tương tự của các đảng phái khác cũng cần hết sức nêu rõ. Mỗi đảng phái có một đặc thù riêng, được hình thành trong bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau. Do đó, việc áp dụng một cách máy móc các thuật ngữ và mô hình tổ chức của đảng này vào đảng khác là không phù hợp.
- Chi tiết xem trên trang thảo luận của 'Nguyễn Ái Quốc Việt Nam", cảm ơn! – Thanh888D (thảo luận) 14:41, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- vậy bạn có thể lên Infobox: Political Party để đổi dịch thuật đi nhé. Nhưng phải thảo luận với cộng đồng trước khi đổi danh xưng cho phù hợp vì khi đã thay đổi thì toàn bộ trang có dùng infobox sẽ được thay đổi theo! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:44, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Thông tin thêm thì danh xưng Đoàn chủ tịch (presidium) là bắt nguồn từ Liên Xô và Khối XHCN. Điển hình là Đảng Cộng sản Liên Xô đổi tên Bô Chính trị (Politburo) sang Đoàn chủ tịch từ 1952 đến 1966
- From 1952 to 1966, the Politburo of the Communist Party of the Soviet Union was known as the Presidium of the Central Committee of the Communist Party (https://en.wikipedia.org/wiki/Politburo_of_the_Communist_Party_of_the_Soviet_Union)
- Ngoài ra Đảng Lao động Triều Tiên cũng dùng danh xưng Đoàn chủ tịch để chỉ Bộ Chính trị (https://en.wikipedia.org/wiki/Presidium_of_the_Politburo_of_the_Workers%27_Party_of_Korea) – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:42, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Chà chà, Việt Nam không phải là bù nhìn của Liên Xô cũ hay Bắc Triều mà lại đi so sánh hệ thống chính trị của nước bọn chúng. Bạn có thể phản biện hợp lí hơn không? – Thanh888D (thảo luận) 14:44, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Hmm... 'chủ tịch' bên trong 'Đoàn Chủ tịch' của bạn thực tế có tên chính thức là Ủy viên Bộ Chính trị + chức vụ đang nắm (ví dụ Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương), chứ không có khái niệm Chủ tịch Bộ Chính trị + chức vụ đang nắm (Ví dụ Chủ tịch Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam). Từ ngữ trên hoàn toàn không có cơ sở hợp lí và chính thống của Đảng. – Thanh888D (thảo luận) 14:48, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- ồ tôi đang phản biện ý kiến của bạn là Đoàn chủ tịch là chỉ có ở các nước tư bản! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:49, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Bạn có thể hỏi trực tiếp các Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn tại địa phương bạn đang ở (hoặc tôi, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang hoạt động tại địa phương), xem việc ĐCSVN có thuật ngữ là "ủy ban thường trực" hoặc "đoàn chủ tịch" không nhé. Xem họ có 'mắng yêu' bạn không. – Thanh888D (thảo luận) 14:43, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- như đã nói, "ủy ban thường trực" và "đoàn chủ tịch" là danh xưng chung chứ không phải riêng rẽ hoặc chi tiết.
- Ủy ban thường trực để chỉ
- "Ban chấp hành trung ương" đảng cộng sản
- "ủy ban trung ương" của một số đảng XHCN trên thế giới
- "ủy ban điều hành" của một số đảng tư bản khác
- v.v...
- Nên giữ danh xưng Ủy ban thường trực cũng không sai.
- Một ví dụ khác là "Cơ quan lập pháp" là danh xưng chung chỉ cơ quan lập pháp trên toàn thế giới, không phân biệt thể chế.
- Cơ quan lập pháp (legislator) bao gồm các danh xưng khác nhau như:
- Quốc hội (National assembly)
- Đại hội (Congress)
- Nghị viện (Parliament)
- – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:48, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Ưm... Thế Điều lệ Đảng có quy định "ủy ban thường trực" và "đoàn chủ tịch" là danh xưng đúng chưa? – Thanh888D (thảo luận) 14:50, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Mình chỉ trả lời câu hỏi trọng tâm thôi bạn nhé. Điều lệ Đảng đã có quy định hai từ trên là từ hợp lệ và còn được sử dụng hiện nay không? – Thanh888D (thảo luận) 14:51, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- tất nhiên mình hiểu suy nghĩ của bạn về vấn đề này. Hiện tại Infobox dùng danh xưng chung "standing_committee" và "presidium" để chỉ các cơ quan lãnh đạo cao của các đảng phái. Mình cũng đang suy nghĩ có nên dịch thuật sang 1 từ trung lập và tổng quát hơn không. "Ủy ban thường trực" có để đổi sang thành "Ủy ban chấp hành" nếu bạn thích. Còn "Đoàn chủ tịch" thì mình chưa nghĩ ra danh xưng khác hợp lý hơn. Mà khi đã đổi thì toàn bộ trang nào dùng Infobox sẽ đổi theo luôn. Nên cần có 1 thuật ngữ trung lập tổng quát phổ biến để dịch! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:56, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Chi bằng sao không để yên cái trang như nó đã vốn tồn tại? Tại sao cứ phải làm nổi bật hóa "ủy ban thường trực" hay "đoàn chủ tịch" làm gì cho tốn công? Ngay cả phần mở bài của bài viết đã nêu rõ rồi thì cần gì phải nổi bật hóa làm gì bạn nhỉ? – Thanh888D (thảo luận) 14:58, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- thêm chi tiết thì tốt chứ sao bạn. Giống như phần lãnh đạo ngoài TỔng Bí thư còn có Thường trực Ban Bí thư đó. Sao không bỏ luôn chức vụ Thường trực khỏ infobox luôn cho ngắn gọn :)) – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:04, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Bởi vì họ là người đứng đầu Ban Bí thư, quyền lực bằng Bộ Chính trị trong việc thực hiện các công việc thường xuyên của Đảng. Bạn có từng nghe câu "Trong Đảng, quyền lực cao nhất sau Tổng Bí thư là Thường trực Ban Bí thư" mặc dù trên thực tế TTBBT có thể được 'về vườn' dù quyền lực đứng thứ hai trong Đảng. – Thanh888D (thảo luận) 15:07, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Nhưng phần bài viết cũng có giới thiệu và giải thích rồi, vậy trong Infobox cũng đâu cần phải ghi vào chi cho dài thêm? – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:09, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Chà, chắc mình không phải nhắc lại đâu nhỉ? Mình tin rằng bạn là người có đầy đủ nhận thức! – Thanh888D (thảo luận) 15:10, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Như đã nói, đây là diễn đàn dân chủ, mọi người đều có quyền nên ý kiến. Nên hãy để admin lập topic bỏ phiếu rồi cùng chỉnh sửa cho phù hợp nhé đồng chí! Và chúc đồng chí bớt coi thường người khác khi nói họ không biết gì về chính trị. Xin lỗi bạn chứ tôi dành 2 năm biên tập danh sách chiến tranh liên quan đến VN, hiệu đính bài Việt Minh, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Danh sách tổ chức chính trị Liên bang Đông Dương... Nên uốn lưỡi vài lần trước khi đánh giá nhé!
- Chào thân ái và quyết thắng! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:15, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Quái lạ!?! Thứ nhất, tớ có coi thường ai đâu? Thứ hai, đâu ai hỏi bạn dành "2 năm biên tập...". Bạn tự nhét mồm vào miệng tớ đấy à!?! – Thanh888D (thảo luận) 15:17, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- à bonus thêm là bài Quốc gia cổ Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam, Danh sách thủ đô Việt Nam là do tôi soạn đấy. Bài Vua Việt Nam cũng tôi hiệu đính và kiểm soát nhiều năm trước! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:16, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Trong trường hợp này, người Mĩ họ hay nói là : "Who asked?". Mình là người Việt Nam nên mình xin nói bằng tiếng Việt. Ai hỏi? – Thanh888D (thảo luận) 15:18, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Lập luận của bạn cho rằng mình đang coi thường bạn hả? 'Bụng ta suy bụng người' à bạn? Mình hoàn toàn tôn trọng các BTV khác về nguồn kiến thức khổng lồ của họ, tất nhiên, bạn có thể là một trong số đó. – Thanh888D (thảo luận) 15:20, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Ồ bạn xem lại post trên trang cá nhân mình nhé. Ai hỏi mà bạn vô trang cá nhân rồi nói tôi không biết gì về chính trị? Xin lỗi chứ tôi tìm hiểu về Đảng, Hồ Chủ tịch, QDNDVN khá nhiều đấy. Yea who asked? – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:21, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Mình có nói bạn không biết chính trị hả? Đề nghị bạn tự đọc và suy ngẫm trong ít phút! – Thanh888D (thảo luận) 15:23, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Who asked? Ai hỏi? Vậy ai hỏi mà bạn lên giọng trịch thượng phê phán người khác nhỉ? Ừ mình cũng sẽ hỏi bạn y như vậy "Ai hỏi mà bạn đi phê phán rồi nói mình là bí thư chi bộ này nọ?" – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:20, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tất nhiên là mình 'đề xuất'. Bạn có thấy các chính trị gia Mĩ tham dự các cuộc mít-tinh trong khi đó không ai hỏi họ không? – Thanh888D (thảo luận) 15:22, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Dừng chủ để này lại! Chúng ta không phải là các 'bà hàng xóm' đi cãi nhau bậy bạ ngoài đường! Chúng ta là những người am hiểu chính trị. À, bạn am hiểu chính trị mà, nhỉ? – Thanh888D (thảo luận) 15:25, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- dù sao cũng là đồng chí. Dù tôi ở nước ngoài nhưng vẫn theo cánh tả XHCN. Tranh luận trên đây thoải mái thôi. Chứ không có gì gay gắt đâu nhé. Bai đồng chí nhé! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 15:28, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Kk. Trong hai ngày này, tôi chỉ nể bạn nhất thôi nhé! Thật sự là mình không coi thường ai cả mà chỉ là do cách viết văn bản của mình quá nghiêm túc thôi nhé đồng chí dành 2 năm biên tập danh sách chiến tranh liên quan đến VN, hiệu đính bài Việt Minh, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Danh sách tổ chức chính trị Liên bang Đông Dương...! – Thanh888D (thảo luận) 15:31, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Thanh888D@Tran Ai Quoc Vietnam Theo tôi thấy, ủy ban thường trực có thể đổi thành “Cơ quan thường trực” vì BCHTW là cơ quan thường trực cao nhất của Đảng giữa 2 kì Đại hội. Về Bộ Chính trị, các bác có thể cân nhắc đổi thành “cơ quan chủ trì” hoặc “cơ quan triệu tập” vì đây là cơ quan chịu trách nhiệm triệu tập và chủ trì các cuộc họp của BCHTW. Thân! – Minhle20002013 (thảo luận) 18:44, ngày 28 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tôi đồng ý với ý kiến của ông. "Ủy ban thường trực" và "Đoàn Chủ tịch" chưa có khái niệm nào được qđ tại Điều lệ hay văn bản. Cá nhân tôi thấy người Việt Nam chưa bao giờ nói BCHTW hay BCT là "Ủy ban thường trực" và "Đoàn Chủ tịch" bao giờ. – Thanh888D (thảo luận) 05:17, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Vậy standing committee có thể dịch là cơ quan thường trực, presidium thành cơ quan lãnh đạo được không – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 14:55, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Tran Ai Quoc Vietnam@Thanh888D tui thấy 1 là mình có thể để “cơ quan lãnh đạo” hoặc 2 là có thể không cần để luôn vì tui chỉ lo là khi để vậy có thể người ta hiểu nhầm là Bộ Chính trị lãnh đạo luôn cả BCHTW trong khi BCHTW mới là cơ quan lãnh đạo BCT và bầu ra Bộ Chính trị. Bộ Chính trị chịu trách nhiệm trước BCHTW và có thể bị BCHTW sa thải hoặc bầu người mới vào bất cứ lúc nào. – Minhle20002013 (thảo luận) 15:40, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Minhle20002013, @Tran Ai Quoc Vietnam Cá nhân tôi thấy rằng ta có thể chia BCHTW và BCT thành hai tên gọi như sau:
- Cơ quan chủ quản: là Ban Chấp hành Trung ương.
- Cơ quan thường trực: là Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương.
- Cả hai từ trên sẽ không gây nhầm lẫn cho người đọc là BCT lãnh đạo BCHTW. Cá nhân hai bạn thấy thế nào? – Thanh888D (thảo luận) 15:48, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Tran Ai Quoc Vietnam@Thanh888D Tôi thấy quan điểm này cũng có lí, thậm chí chúng ta có thể dùng từ “cơ quan lãnh đạo” khi nói về BCHTW vì đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa 2 kì Đại hội (Đại hội 5 năm mới có 1 lần), còn về việc gọi BCT là cơ quan thường trực, tôi tán thành nhé ^^ – Minhle20002013 (thảo luận) 15:59, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- @Minhle20002013 Mỗi tội không có ai đi sửa lại nhỉ. Anh em mình đành phải đợi mấy chục ngày nữa nó mới mở khóa vì lí do bút chiến.🤣👌 – Thanh888D (thảo luận) 16:42, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- đã sửa đổi bảng mẫu phù hợp nhé các đồng chí! – Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 11:23, ngày 3 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Tran Ai Quoc Vietnam và Thanh888D Đây là thảo luận thông thường (giống như thảo luận trong trang thành viên), điều lệ bỏ phiếu không có tác dụng trong thảo luận này vì quy trình không thỏa Wikipedia:Thảo luận cộng đồng. Hai bạn có thể tiếp tục thảo luận thiện chí để tìm ra án giải quyết. Cá nhân tôi cũng xin góp ý bạn Thanh888D, với các từ ngữ như "bọn chúng", "bạn là người có đầy đủ nhận thức", tôi đã có thể nhắc nhở và đặt biển cảnh báo bạn về vấn đề giữ thái độ văn minh trong thảo luận. Tại Wikipedia:Năm cột trụ việc bảo lưu quan điểm đôi khi không quan trọng hơn việc hòa chí nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp (vì Wikipedia's victory). Hy vọng thảo luận này sẽ duy trì dưới sự hồi đáp thiện ý. Phong Đăng (thảo luận) 15:34, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- 😁👍 – Thanh888D (thảo luận) 15:36, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tại sao không ghi Trung ương Đảng là cơ quan thường trực và Bộ Chính trị là cơ quan thường nhậtMathalala (thảo luận) 09:54, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Bởi vì anh ấy làm theo Bảng mẫu. – Thanh888D (thảo luận) 13:54, ngày 29 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời
| Yêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Thay đổi các thông tin trong bài và infobox về Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đương nhiệm thành ông Tô Lâm vừa được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư ngày 03/8/2024. Trương Bá Bình Phương (thảo luận) 10:15, ngày 3 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời