Thảo luận:Lý Thái Tổ

Đi lại!!!

[sửa mã nguồn]

Pls. pardon my frankness but what the heck is nằm mộng thấy đi lại với?!! Đây là một từ điển bách khoa với, ít nhất, mục đích giúp cho độc giả hiểu, hơn là cho họ thêm vài thắc mắc sau khi đọc. Tôi nghĩ nên dùng nằm mộng thấy ngủ với, mọi người cho biết ý kiến. 216.239.65.125 07:34, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Đây là văn phong Việt Nam, những người sống xa Việt Nam lâu có thể khó hiểu (nhưng bạn vẫn hiểu mà). Ngoài ra đây cũng là văn phong dùng trong sử sách Việt Nam từ trước. Nếu khó hiểu tôi xin thêm chú thích.Tttrung 07:42, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Văn phong Việt Nam hầu như ít khi gọi thẳng tên của sự việc một cách trần tục (thô thiển), nhất là đối với các vĩ nhân.

Nằm mộng thấy đi lại với ít trần tục hơn so với nằm mộng thấy ngủ với.

User:Vương Ngân Hà

Vậy mà hồi nãy giờ tôi đọc không hiểu tại sao lại có con sau khi đi lại.:) Dung Nguyen

Tôi thấy Vương Ngân Hà nói là dùng đi lại để không phải gọi thẳng tên của một sự việc, nhưng ngủ cũng đâu gọi thẳng tên đâu! Mekong Bluesman 08:12, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Đương nhiên, ai cũng hiểu đối với con người thì phải có quan hệ sinh lý giữa nam và nữ thì mới có thể sinh ra con cái được (ít nhất là cho đến hiện nay là như thế).

Tuy nhiên, người xưa khi nói tới các vĩ nhân trong trường hợp cha/ mẹ họ có thể không rõ ràng (như trường hợp Lý Công Uẩn) thì người ta nói tránh đi là con của thần, tiên. Ví dụ, nhân vật Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) được cho là sinh ra sau khi mẹ ông dẫm lên vết chân lạ rất to ngoài đồng hay vĩ nhân X sinh ra sau khi mẹ ông được thần tiên đặt tay lên bụng hay mơ thấy thần tiên thả viên ngọc vào miệng v.v. Đã là con của thần tiên thì không có khái niệm quan hệ tình dục. Tóm lại, đi lại với thần tiên không có nghĩa là ngủ với thần tiên (mà làm gì có thần tiên).

Bạn phải hiểu ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng giáo đối với Việt Nam là rất mạnh ("nam nữ thụ thụ bất thân"). Ngay như trai chưa vợ, gái chưa chồng thì việc cầm tay nhau đã là một việc không đứng đắn (theo như lễ giáo phong kiến), chứ đừng nói đến ngủ với nhau (thuần túy, không quan hệ tình dục hay có quan hệ tình dục). Do vậy, người ta không bao giờ đề cập một cách lộ liễu chuyện chăn gối (tình dục). Hành động nam, nữ ngủ với nhau cũng đã ám chỉ rất rõ quan hệ tình dục. Còn việc "đi lại" thì không thô như vậy. Điều này theo tôi cũng na ná như việc cho rằng Đức Chúa Giê su sinh ra bởi Đức Mẹ đồng trinh mà thôi, không có gì là lạ.

User:Vương Ngân Hà

Không hiểu tại sao TTK phải dùng "đi lại" khi ĐVSKTT đã dùng "cùng với người thần giao hợp rồi có chửa" [1]. Tôi nghĩ đây là ảnh hưởng của Tây phương chứ không phải Nho giáo Khổng giáo gì. Nguyễn Hữu Dng 05:56, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi thấy tất cả các cách nói đi lại, ngủ, chăn gối, đặt tay lên bụng... đều là gián tiếp, không nên sửa đổi từ cách gián tiếp này sang cách gián tiếp khác làm gì. 117.5.16.232 (thảo luận) 01:39, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Công chúa coi việc trưng thu thuế

[sửa mã nguồn]

Trong bài này có câu Vua cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy. Công chúa??? Princesses??? Mekong Bluesman 08:18, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Danh hiệu

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ đối với các vị vua nên gọi bằng miếu hiệu là chính, như bài này nên gọi là Lý Thái Tổ, còn tên huý Lý Công Uẩn để redirect. Chỉ có Quang Trung, Cảnh Thịnh và các vua nhà Nguyễn, sách vở đã quen gọi theo niên hiệu thì lấy niên hiệu làm tên chính. Tên huý Nguyễn Huệ nên để redir về Quang Trung.
Avia (thảo luận) 03:50, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phe binh trang web

[sửa mã nguồn]

Theo nhu thay rang, khi noi ve di tich thoi Ly chung ta nen noi them ve phan kiem truc co dai, nen van hoa va nhung cong trinh kien truc to lon ve nha Ly! Toi mong rang qua nhung loi de nghi tren, trang web se sua doi ngay lap tuc! Xin chan thanh cam on quy vi!thảo luận quên ký tên này là của 58.187.40.194 (thảo luận • đóng góp).

Dẫn chứng

[sửa mã nguồn]

Bạn Harry Pham vừa thêm vào các yêu cầu dẫn chứng cho ba chỗ đều là trích từ các sử, đã ghi đầy đủ vị trí của đoạn trích dẫn đó. Vì dẫn chứng trích ra trong bài viết chỉ là 1 đoạn nhỏ trong phạm vi bài viết về Lý Thái Tổ của các sách sử nên tôi cho links đó vào dẫn chứng, không để trong bài viết sẽ làm nát bố cục và phân tán nội dung.Kien1980v (thảo luận) 08:53, ngày 2 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vấn đề về thời gian

[sửa mã nguồn]

Kính đề nghị Wikipedia tiếng Việt xem lại độ chính xác về thời gian trị vì trong sử liệu bài viết LÝ THÁI TỔ mà chính Wikipedia đã đăng. Xin dẫn chứng cụ thể như sau: 1/ Thời điểm lên ngôi, người viết nêu: "Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ông 35 tuổi. Lực lượng của Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua..."

2/ Thời điểm băng hà, đã nêu: "Vua Lý Thái Tổ trị vì được 19 năm, đến năm 1024 thì qua đời, hưởng thọ 55 tuổi..." Như vậy, từ năm 1009 đến năm 1024 chỉ có 15 năm.Nói trị vì được 19 năm là không chính xác.Hơn nữa, khi vua mất, không thể dùng từ "qua đời" mà phải dùng từ "băng hà" để thể hiện sự tôn kính, là phạm trù riền dành cho vua,cũng như người lính tử trận thì phải gọi là "hi sinh" vậy. thảo luận quên ký tên này là của Phạm phú sương (thảo luận • đóng góp). XXXX

Góp ý 1: đúng, có đồng chí nào đó phá hoại (nghịch) sửa 8 thành một nửa là 4.
Góp ý 2: không cần thiết lắm, qua đời theo tớ cũng là lịch sự rồi (hơn là chết thông thường). Tích Lan nhân (thảo luận) 13:29, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

1000 năm Thăng Long

[sửa mã nguồn]

Nhân dịp đại lễ, tôi hi vọng cộng đồng sẽ nâng cấp bài này thành bài chọn lọc hoăc chí ít là phải tốt hơn hiện nay để có gì đó kỷ niệm đại lễ chứ.--Prof MK (thảo luận) 15:23, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời xem Thảo luận Thành viên:Ti2008#Lý Thái Tổ. Tôi đã bàn với Trungda gắn sao cho bài này, nhưng kết quả thật đáng tiếc. Tuy nhiên, mình vẫn còn hy vọng:D--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:27, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

1000 năm Thăng Long là sự kiện của cả một chiều dày lịch sử thủ đô dài 1000 năm chứ không phải là cái mốc cách đây 1000 năm. Như vậy nếu chỉ xoáy vào Lý Thái Tổ thì có bất công quá không vì còn nữa là những Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Tại sao không thể mở ra một bài viết 1000 năm Thăng Long có phải hay hơn không?Kien1980v (thảo luận) 00:37, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài như Lý Thái Tổ khó mà thành bài chọn lọc do lượng thông tin quá ít ỏi. Đây là một thực tế mà chúng ta nên chấp nhận. Đừng viện lý do 1000 năm Thăng Long-Hà Nội để dễ dãi với bài này. Meotrangden (thảo luận) 12:43, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cố tìm những thông tin nào hay, ít nhất là khá mang tính bách khoa, v.v... trong ĐVSKTT mà chép ra được ko? Nhiều vua chúa nổi tiếng ở châu Âu tôi thường tìm tài liệu đến khi mù mắt cũng chưa hết thông tin, trong khi...!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:36, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bầu 1 lá phiếu ủng hộ hoàn thiện bài viết. 117.5.16.232 (thảo luận) 01:42, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ra quân dẹp loạn

[sửa mã nguồn]

"Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn" cái này thì rất tầm thường mà ở đời vua nào cũng có, nó không được tiêu biểu và nổi bật như các cuộc đánh dẹp của Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi hay Quang Trung. Thiết nghĩ nên bỏ phần này vì như thế dễ ôm đồm. Nên xoáy vào chiếu dời đô thì đúng hơn vì nhắc đến Lý Thái Tổ là nhắc đến công lao dời đô thì đúng hơn. Nhưng để toát nên được vì sao công lao đó là vĩ đại mới là cái khóKien1980v (thảo luận) 10:12, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nên cho 1 mục "Ra quân dẹp loạn", mục từ chỉ viết về những lần quân triều đình dẹp giặc! Bạn Kien1980v chắc cũng thấy tuy ko phải chống ngoại xâm hay thống nhất giang sơn gì cho nổi nhưng ít ra cũng giúp nước ổn định, còn dẹp được loại giặc mà các cựu triều Đinh, Lê ko dẹp nổi! Mở rộng phần Dời đô... là điều khó! Cái nữa, phần Nhận định toàn thấy mấy sử gia Nho học chê việc ông xây chùa, cần phải thêm lời ca ngợi ông trong đấy (theo ý kiến riêng của tôi)!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 15:38, ngày 18 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mục ra quân dẹp loạn tách ra thành mục riêng trong bài cũng được. Nhận định đâu chỉ có chê mà có cả khen đấy chứ (phần Lê Văn Hưu so sánh Lý Thái Tổ với Lê Đại Hành (chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê) hay Ngô Sĩ Liên viết [Thái Tổ] ...có mưu lược của bậc đế vương.). Những điểm chê cũng đâu có sai? Việc dời đô là có ý nghĩa nhưng khó mà nói đó là công lao to lớn. Trong lịch sử, không hiếm các vị vua dời đô (Bàn Canh hay Pyotr Đại đế chẳng hạn). Tại Việt Nam, giả sử nếu nhà Hồ thuận lòng dân, Tây Đô (Thanh Hóa) bây giờ có khi đang là thủ đô và có lẽ cũng không ít người thấy việc dời đô của họ Hồ có ý nghĩa to lớn hay việc triều Nguyễn với kinh đô ở Huế, chắc ít ai dám nói là việc định đô ở đó không có ý nghĩa gì hay có ý nghĩa to lớn với cả nước Việt Nam ngày nay. Tóm lại, ý của tôi là việc dời đô là một việc không nên coi nhẹ nhưng cũng không nên thổi phồng quá đáng. Meotrangden (thảo luận) 13:00, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ra quân dẹp loạn ư? Hoành tráng quá nhỉ? Nhưng cái này ít thông dụng, chỉ là những miêu tả nhỏ trong sử mà bất kỳ ông vua nào cũng có, kể thế thì khác gì bê toàn ĐVSK vào. Có lẽ đổi thành "đánh dẹp" thì nghe hợp lý hơnKien1980v (thảo luận) 13:12, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thế cũng được! Dù sao nó cũng có một điểm nổi bật là một loại giặc mà hai cựu triều Đinh - Lê ko đánh được!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:52, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hoàng Hậu nhà Lý

[sửa mã nguồn]

Không biết mẹ của vua Lý Thái Tông là bà nào 1 trong chín bà hoàng hậu của vua Lý Thái Tổ --Boo aye (thảo luận) 11:50, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vợ - con

[sửa mã nguồn]

Danh sách cụ thể ntn?

Đã bổ sung, sử ghi không đầy đủ.--Trungda (thảo luận) 04:28, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chủ đề

[sửa mã nguồn]

Nghi án vụ Lê Long Đĩnh đã nói trong bài đó rồi, không cần dẫn nguyên sang, đặc biệt là những đoạn về thụy hiệu của Ngọa Triều như dưới đây:

Sử thần Ngô Thì Sĩ viết:
Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi, cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp, mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho, mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế, mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ?

--Trungda (thảo luận) 03:42, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nói chung là câu đấy... cũng có liên quan đến Lý Thái Tổ mà anh! Nói tóm lại: Có thể ông đã đặt cho Long Đĩnh cái "thụy" Ngọa Triều mà!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:50, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chữ có thể do phỏng đoán. Xem lại lịch sử bài Lê Long Đĩnh từng có những suy diễn khá xa.--Trungda (thảo luận) 03:55, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhận định

[sửa mã nguồn]

Cách nhận định của sử gia nhà Nguyễn luôn có vấn đề, như Ngô Quyền "gặp may" vì Hoằng Tháo dốt, nhà Trần may vì tướng Nguyên ngu... và tới Lý Công Uẩn cũng cho câu này:

Nhà Lý được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô chủ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai?

Hỏi ngược: Khi Ánh diệt Toản, thì cũng "sinh dân vô chủ, không về với Ánh còn biết theo ai?"--Trungda (thảo luận) 04:00, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thì có gì sai? Người ta nghiên cứu lịch sử thì có quan điểm riêng của người ta, cứ làm như chỉ quan điểm bây giờ thì đúng đắn còn quan điểm xưa là có vấn đề vậy. Chưa kể cái thảo luận trên đây của ông là đang vi phạm nguyên tắc không diễn đàn khi ông đột ngột nhảy vào chỉ trích sử gia nhà Nguyễn rồi còn lôi nguyên tác Nguyễn Ánh ra so với Lý Công Uẩn không vì lý do gì ngoài nó "không đúng ý ông"--115.75.1.163 (thảo luận) 04:22, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chắc bác Trungda ko ưng nhận định đó, nhưng do WP ưu tiên nhiều nhận định trái người nhau cho trung lập, nên bác ko thể xóa nó được đâu!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:52, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các bác đừng vì đại lễ 1000 năm Thăng Long mà thổi phồng Lý Thái Tổ lên, từ ngày mai là người ta sẽ ít nhắc đến ông ngay thôi màKien1980v (thảo luận) 04:57, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bàn chuyện các nhân vật LS là chuyện hằng ngày, không vì dịp nào mà thổi phồng hay hạ bệ.
Cái chết Lê Long Đĩnh chỉ là nghi án không rõ ràng (rõ là như Lý Huệ Tông bị xử chẳng hạn), còn Lý Công Uẩn có ý "ngấp nghé ngôi vua" là trước hay sau cái chết của vua Lê? Không rõ thời điểm. Nếu sau khi Long Đĩnh chết thì nhiều người muốn ngó lắm, nhưng tất cả lại đồng lòng tôn Công Uẩn lên, nếu không có uy tín thì làm sao được như thế? Nếu không có uy tín thì đã tái diễn cảnh Long Kính - Long Đĩnh - Long Ngân - Long Việt 4 năm trước hoặc Đào Cam Mộc - Nguyễn Đê - Lý Công Uẩn tay bo tam phân thiên hạ chẳng hạn? Nói không phải để thổi phồng, nhưng bất luận thế nào mà Công Uẩn lên ngai mà không ai "ý kiến ý cò" thì những ai có ý bài bác phải xem lại. Lê Hoàn lấy ngôi nhà Đinh cũng phải qua mấy trận binh lửa nội chiến, các vụ đổi ngôi sau này cũng đều có máu tướng lĩnh, hoàng thất cũ chảy, còn trường hợp này thì sao? Giả sử án Long Đĩnh là thật, thì cũng chỉ mình Long Đĩnh, như thế chẳng phải là giảm thiểu lắm rồi sao?
Còn nội dung sách sử nhà Nguyễn, nhất là của Tự Đức phê - ông này không phải là sử gia - thì luôn phát biểu không giống ai.
Nhân tiện nói thêm gì sao tôi không trách các sử gia triều khác mà chỉ trách sử nhà Nguyễn? Hãy đơn cử các sử gia nhà Lê dám thẳng thắn phê chính vua "hoàng triều" Lê Thái Tông: "ham sắc tới nỗi chết ở ngoài là đáng", còn đối với các triều trước nếu có công lớn, việc làm hay đều khen ngợi trân trọng. Sử nhà Nguyễn thì sao? Chê tất tật các đời trước! Điều đó không chỉ riêng tôi thấy nghịch nhĩ mà giới học giả đã lên tiếng. Tôi muốn nêu ý kiến rằng trích dẫn các sử gia khác thì OK, nhưng riêng từ sách nhà Nguyễn thì phải thận trọng, cụ thể là trường hợp với Lý Công Uẩn. Nếu bạn 115.75.1.163 muốn đóng vai tổng tài Trương Đăng Quế hay Cao Xuân Dục thì trả lời câu hỏi vặn của tôi hộ họ đi.--Trungda (thảo luận) 11:17, ngày 11 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu căn cứ vào các thần tích, thần phả của các đền thờ cổ ở vùng Hà Nam Ninh như đền Lăng (Liêm Cần - Thanh Liêm - Hà Nam), đền vua Lê, chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư... hoặc tham khảo Tống sử của Trung Quốc thì có thể thấy lực lượng của Lý Công Uẩn đã tiêu diệt nhà Tiền Lê để chiếm ngôi, sau khi giết Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ giết nốt Minh Xưởng và một người anh em nữa để lên ngôi. Tất nhiên, nhà Tiền Lê chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến xã hội bấy giờ. Song việc có rất nhiều đền thờ còn tồn tại thờ phụng Lê Long Đĩnh và các hoàng tử Tiền Lê cũng đủ khẳng định triều Lý có lâu dài đến mấy cũng không thể xóa mờ được sự thật chiếm đoạt. Công lao của Lý Thái Tổ rất lớn và đã làm lu mờ những việc xấu của ông. Như thế việc nhà Lý nên ngôi mà sử nhà Nguyễn cho rằng "không phải là chính nghĩa cho lắm" là rất chính xác, không có gì phải bàn cãi cả.Kien1980v (thảo luận) 11:56, ngày 11 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tục tư trị thông giám:

交州黎至忠苛虐,国人不附,大校李�� �蕴为至忠亲任,乃逐至忠出城而杀之� ��其二弟明提、明昶争立,公蕴又杀之 ,自称留后,遣使奉贡。

Giao Châu Lê Chí Trung hà ngược, quốc nhân bất phụ, Đại hiệu Lý Công Uẩn vị Chí Trung thân nhậm, nãi trục Chí Trung xuất thành nhi sát chi. Kì đệ Minh Đề, Minh Xưởng tranh lập, Công Uẩn hựu sát chi, tự xưng Lưu hậu, khiển sứ cống phụng.

Lê Chí Trung của Giao Châu bạo ngược, người trong nước không theo, viên Đại hiệu Lý Công Uẩn là người thân cận của Chí Trung, bèn đuổi Chí Trung ra thành mà giết đi. Hai em của Chí Trung là Minh Đề, Minh Xưởng tranh ngôi, Công Uẩn lại giết họ, tự xưng Lưu hậu, sai sứ cống nạp. http://zh.wikisource.org/zh-hans/%E7...1/%E5%8D%B7028 Kien1980v (thảo luận) 12:53, ngày 11 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tư liệu của Tư trị thông giám có thể bổ sung cho nội dung "Lên ngôi" của bài. Nhờ Kien1980v bổ sung.
Như vậy có thể minh chứng cho nhận định "không phải là chính nghĩa cho lắm...", và nên dừng lại ở đó là chừng mực. Nói thực là trong rất nhiều bài viết các nhân vật khác, khi trích nhận định của ai đó tôi cũng thường chỉ trích đến những chữ "đủ vừa" và để 3 chấm. Tương tự, trường hợp "bài thơ sấm" dọn đường, tôi cũng đã rút ngắn lại không nói sang các phỏng đoán về triều đại sau (không cần thiết).
Nói tới đền thờ có những đền thờ rất khó hiểu như của Ngô Nhật Khánh (mà con cháu họ Ngô làm gia phả vẫn vin vào đây để cho rằng Ngô Nhật Khánh "có thể vô tội" chứ không bán nước!), Sầm Nghi Đống. Dường như quan điểm tín ngưỡng của người xưa là thờ những người "có mạng lớn", không gắn với quan điểm chính trị ("công" hay "tội"). Tương tự, nhà Đinh bị Lê diệt đền thờ mấy ông Điền, Bặc vẫn nhiều hơn Lê Hoàn nhiều.--Trungda (thảo luận) 08:42, ngày 12 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên biên tập cho đầy đủ, chứ không nên đánh giá các quan điểm. Lý Công Uẩn là 1 vị vua thành công, tôi cho là như vậy, nên có đem gì đi thì chẳng thay đổi được điều đó.

Không nên chú ý vào quá các tiểu tiết, nó không thể gây hại. Nên để người đọc có các thông tin để họ tự đánh giá theo quan điểm của chính họ.

113.170.86.37 (thảo luận) 09:19, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Gia phả

[sửa mã nguồn]

Bên bản tiếng Trung, họ cho rằng Lý Công Uẩn gốc Phúc Kiến, có tài liệu khác lại cho rằng cả Lý Công Uẩn và Trần Cảnh là người gốc Hoa ở An Hải Tuyền Châu. Không biết tư liệu Hán Nôm nào của Việt Nam có đề cập nội dung này không?113.161.220.120 (thảo luận) 09:39, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi biết tư liệu này rồi. Các sử gia Việt Nam đã xem bản "gia phả" và nêu nhiều ý kiến phản bác, chỉ ra sự nhầm lẫn của cái "cuốn gia phả" đó tại kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long" nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2010). Thực ra thì các nguồn gia phả thường yếu hơn nhiều so với sử sách; nhiều gia phả được con cháu dòng họ tham gia "chế tác" (và với những dòng họ quan trọng với quốc gia nào đó thì có khi cả người ngoài dòng họ cũng tham gia sang sửa). Ở Việt Nam, "phả hệ họ Ngô" (dòng họ Ngô Quyền) cũng đã là một dạng sản phẩm dạng này, có khi suy ngược từ sách sử của đời nay soạn để "chỉnh" những bản gốc ghi chép của "cha ông các thế hệ giữa" ("cha ông các thế hệ giữa" là tác giả của các ghi chép về "cha ông những thế hệ đầu")...--Trungda (thảo luận) 02:25, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc của Lý Thái Tổ

[sửa mã nguồn]

Có một số sách ghi rằng Lý Thái Tổ quê gốc ở đất Mân Việt (Phúc Kiến ngày nay) gồm: Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát hay Tốc thuỷ ký văn của Tư Mã Quang. "Học giả Hoàng Xuân Hãn trong công trình khảo cứu rất nổi tiếng Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, khi dẫn giải vấn đề nguồn gốc, quê hương của vị vua sáng lập ra triều Lý, có nhắc đến các ghi chép của Thẩm Quát, Tư Mã Quang hay Lý Đào... nhưng chưa đưa ra kết luận mà chỉ coi đó là những thông tin nên lưu ý, một hướng giả thuyết trong việc tìm hiểu gốc tích của Lý Công Uẩn."

Dù hầu hết chính sử (Việt Nam) đều nói tới việc Đức vua quê ở Bắc Ninh. Nhưng có nên ghi chú thêm về ý kiến này?Ntvim88 (thảo luận) 06:26, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy sách An Nam chí lược của Lê Tắc cũng chép như vậy, nên chúng ta nên ghi vào, dù ông ấy ở đâu cũng có quan trọng gì. Vì nếu vậy ông vẫn là người Việt. 113.170.86.37 (thảo luận) 09:16, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đoạn lên ngôi và sửa đổi của IP

[sửa mã nguồn]

Sửa đổi của IP 113.170.86.37 [2] và đoạn "Lên ngôi" quá dài dòng và lạc đề:

  1. Copy nguyên văn quá nhiều từ Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược không biên tập, không ít chỗ chưa hết câu mà chữ đã rơi xuống dòng dưới - biểu hiện của việc copy từ bản pdf không soạn (phong cách 1 người quen gần đây).
  2. Đăng và diễn giải toàn bộ bài thơ sấm, trong khi những câu thơ sấm liên quan đến việc Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Lê chỉ có 2 câu (Hòa đao mộc lạc, Thập bát tử thành).

Vì vậy tôi xóa bỏ những đoạn này.--Trungda (thảo luận) 08:15, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vâng, tôi nghĩ nên viết đầy đủ hơn về nhân vật lịch này, vì bài thiếu khá nhiều thông tin. Theo tôi nghĩ thà thừa còn hơn thiếu, đó là nguyên tắc cơ bản. Giống như chuẩn bị bữa ăn, thừa còn hơn thiếu. Nếu biên tập không tốt, nên biên tập lại chứ không nên xóa.

Ví dụ các bạn chép thiếu về quá trình Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc giúp LC Uẩn lên ngôi. Và thiếu về việc ông ấy dựng kinh đô ra sao. Tôi nghĩ thông tin đó là cần thiết.

Bài viết quá ngắn và tôi đọc cũng không hiểu lắm. Mong được thảo luận góp ý.113.170.86.37 (thảo luận) 08:57, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Dù đưa vào thì cần có biên tập có chọn lọc. Chỉ đưa những gì cần thiết, không cần những hội thoại dông dài (nhất là nhân vật không phải thuyết khách hay nhà hùng biện) và chỉ đưa những gì liên quan đến nhân vật, không đưa thông tin thừa.--Trungda (thảo luận) 09:53, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trungda thân mến, tôi thấy những soạn giả như ông Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên đều là những tiến sĩ xịn, chứ không phải tiến sĩ như khoang lang bây giờ. Nên việc biên tập của họ, tự thân đã rất khoa học.

Như tôi, chỉ là người học hành làng nhàng ở một môi trường giáo dục chẳng cao cấp gì cho lắm, so với họ- những người đỗ đầu khoa bảng, nên tôi đâu dám sửa đổi gì. Ví như các đoạn hội thoại, hồi xưa giấy viết ít ỏi, họ muốn viết ngắn hơn chúng ta đấy chứ, nhưng họ vẫn phải viết. Vì những đoạn hội thoại đó rất quan trọng, ví dụ như đoạn hội thoại giữa Cam Mộc và Lý Công Uẩn tôi cho rất quan trọng, nhờ đó chúng ta mới nhìn nhận được vấn đề và phẩm chất chính trị của họ.

Nên tôi vẫn muốn bạn cùng tôi đưa nó vào, tôi nghĩ wikipedia đâu có khống chế về dung lượng đâu, vấn đề là người đọc phải hiểu mình đang đọc gì, và họ sẽ hiểu gì khi đọc nó.

113.170.86.37 (thảo luận) 10:18, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không ai bàn cãi về trình độ của Ngô Sĩ Liên và Lê Văn Hưu, chỉ bàn đến cách dùng những gì họ viết tràn lan kiểu spam từ bài này qua bài khác, như thế 1 ngày có thể đại tu cả chục bài bạn ạ, ngon quá.--Trungda (thảo luận) 04:35, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài viết

[sửa mã nguồn]

Tôi đã sửa đổi cơ bản, nhưng vẫn cần phát triển hơn nữa, nhất là phần giới thiệu, hi vọng những ngày lễ 30/4 có ai biên tập cùng tôi. Phần giới thiệu chưa tương xứng lắm. Tôi rất đánh giá cao những gì mà KW Taylor viết về cố đô Hoa Lư, nên ta sẽ tham khảo nhiều tu liệu của phuơng Tây.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:04, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bức tượng Lý Thái Tổ giống hàng Trung Quốc

[sửa mã nguồn]

Khổ thân các nhà "điêu" khắc Vina quá, không rành vua ta xưa ăn mặc thế nào, nên phải lấy mẫu là các vua thời cổ bên Trung Hoa. BacLuong (thảo luận) 03:02, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào
Hướng dẫn tạo Image Slider với Vanila JS
Hướng dẫn tạo Image Slider với Vanila JS
Make an Image Slider also known as carousel with a clean UI
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Cold  Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes là một bộ phim hành động kinh dị của Hàn Quốc năm 2013 với sự tham gia của Sol Kyung-gu, Jung Woo-sung, Han Hyo-joo, Jin Kyung và Lee Junho.