Bài sửa mới nhất ghi "Sài Côn" là một tên khác của Sài-gòn là không đúng. Sài-gòn là chữ Nôm. Muốn viết "gòn" các văn-bản xưa mượn chữ "côn" vì chữ Nho vốn không có âm "g". Mượn cách này gọi là phép "giả-tá" để viết chữ Nôm. Tự-điển của Pigneau de Behaine 1772 ghi chữ "Sài Côn" nhưng chú phải đọc là Sài-gòn. Duyệt-phố07:27, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đông ý sửa lại tên bài thành lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh,phải gọi theo tên nó bây giờ chứ gọi tên của lịch sử để viết về lịch sử à.Nếu thế thì Hà Tây -Hà Nội gọi theo cái nào khi viết về Hà Tây (cũ) hiện nay nhiều người vẫn gọi là Hà Tây mà? Rồi tỉnh Phan Thiết,tỉnh Đồng Nai Thượng ,nói chung là nhiều lắm!--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 01:39, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 15 năm trước4 bình luận3 người đã thảo luận
Nói về vấn đề tên bán chính thức,kô ai đi ra ngoài lại bảo tên mình là Cu là Tèo cả,cho dù ở nhà mọi người vẫn thế.Ví dụ như trên WP TV có bài về Đại học Giao thông Vận tải mọi người vẫn gọi là ĐHGTVT Hà Nội, nhiều sách báo vẫn viết thế,kể cả nhiều sinh viên trong trường vẫn nói thế,những điều cần biết của NXB Giáo dục cũng có khi ghi thế, đó là do họ kô nắm rõ,trở về cái tên Sài Gòn -Tp.HCM thì chúng ta ai cũng biết rõ cái tên nào đúng cả,mà kô nên gọi cái kô chính thức khi ta có cái chính thưc cả!--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 01:48, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý. Bài này nói về lịch sử của thành phố Sài Gòn, tức là Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, vậy tên bài đáng lẽ phải là Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không thấy có lý do gì hợp lý để tách riêng hai phần lịch sử ra, trong khi thực thể thì chỉ có một. Adia (thảo luận) 03:56, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Địa giới thành phố Hồ Chí Minh hiện nay lớn hơn địa giới thành phố Sài gòn cũ nhiều. Lịch sử thành phố HCM phải bao gồm cả Lịch sử Gia Định, Lịch sử Chợ Lớn, Lịch sử Sài gòn (cũ) ... và nên phát triển để có các bài con, bài lịch sử TPHCM nên tập trung vào các thay đổi trong thời gian gần đây. Địa danh Sài gòn hiện vẫn còn dùng cho vùng quận 1, quận 3 cũ. Một số tổ chức nước ngoài vẫn dùng địa danh Sài gòn để gọi thành phố HCM, các dự án lớn vay vốn nước ngoài thì tên tiếng Anh là Sài gòn, tên tiếng Việt là thành phố HCM. Đối với nhiều người nước ngoài, tên Sài gòn được biết và gợi nhớ hơn tên TPHCM, đối với người Việt các tên có gắn địa danh Sài gòn tạo ra cảm giác sang trọng, dịch vụ cao cấp của vùng trung tâm TPHCM. Về mặt tâm lý, rất nhiều người Việt định cư ở nước ngoài chối bỏ cái tên TPHCM và chỉ chấp nhận tên Sài gòn nhưng huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh mà cũng gọi là Sài gòn thì e không ổn. Về mặt danh xưng, người Việt đã có thói quen gọi tên trường, công viên, đường, ngả ba, ngả tư theo tên danh nhân lịch sử, nhưng gọi cả một địa danh lớn cỡ tỉnh và thành phố theo tên danh nhân lịch sử như TPHCM e là lần đầu. Người ta có thể nói tắt "Hôm qua tôi ở Hà Nội, mai tôi đi Đà lạt, mốt tôi đi Phan Thiết" nhưng không thể nói "ngày kia tôi đi Hồ Chí Minh". Người ta có thể nói tôi người Huế, vợ tôi người Đà Nẳng nhưng không thể nói tôi người Hồ Chí Minh. Do đó, từ Sài gòn vẫn được dùng rộng rãi do thói quen nói tắt của dân Việt (hecta mà người ta vẫn gọi tắt là héc).Bánh Ướt (thảo luận) 04:31, ngày 22 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bánh Ướt xem ra đã nhầm lẫn. Tên của thành phố là Thành phố HCM chứ không phải là Hồ Chí Minh. Cho nên trong ngữ cảnh thông thường người ta nói "tôi đi TPHCM" chứ không nói "tôi đi HCM". Còn chuyện viết ra các bài riêng thì tôi hoàn toàn phản đối, bởi chuyện tách ra vụn vặt thế không hề có ý nghĩa gì ngoài việc thỏa mãn sở thích của một vài cá nhân. Có lẽ ai đó hãy viết những bài trên một cách đầy đủ (có độ dài tương đương với bài hiện nay) thì may ra mới thuyết phục tôi được.
Còn chuyện mấy tổ chức nước ngoài, một bộ phận người Việt thích dùng tên Sài Gòn hơn TPHCM thì có lẽ chúng ta không cần bàn tiếp, bởi lý do này đã quá cũ và không có giá trị rồi. Adia (thảo luận) 05:55, ngày 22 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 15 năm trước3 bình luận3 người đã thảo luận
Tôi muốn hỏi những người muốn đặt tên bài là Lịch sử Sài Gòn:
Sài Gòn trước đây và Thành phố HCM hiện nay có phải là một không? Nếu không phải thì Sài Gòn trong lịch sử là ở đâu?
Nếu câu trên đúng, thì có lý do gì để tách riêng hai phần Sài Gòn và Thành phố Hồ Chí Minh, khi hai cái này là một? Ví dụ như Hà Nội có hàng loạt tên trong lịch sử, nếu như vậy thì sẽ phải viết riêng các phần Lịch sử Thăng Long, Lịch sử Đại La, Lịch sử Hà Nội... riêng?
Và tại sao dùng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh lại là hạn chế về thời gian, khi mà dùng Lịch sử Việt Nam vẫn bao quát được Việt Nam từ khi tiền sử đến nay, mặc dù tên gọi này chỉ mới có vài trăm năm?
Xin hãy trả lời trước khi đổi hướng đi đổi hướng lại. Tôi hoàn toàn không thấy có lý do gì hợp lý để tách riêng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh và lịch sử Sài Gòn với nhau. Còn nếu muốn đổi tên bài là Sài Gòn thì là chuyện khác. Adia (thảo luận) 12:00, ngày 2 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
SG và TP HCM tuy khác nhau (về địa phận) nhưng hiện nay TP HCM vẫn được người ta gọi tắt là SG, tôi tưởng không cần phân biệt. Nếu phân biệt chắc phải viết riêng bài Sàigòn, TPHCM, Gia Định, Chợ lớn thành 4 cái lịch sử riêng, mỗi cái chia làm nhiều phần gồm nhiều giai đoạn, ví dụ có thời nhiều quận của Gia Định trở thành vùng ngoại thành Sài Gòn... Không cần, vì 3 vùng SG - GĐ - CL xưa nay vẫn được người ở xa nhắc tới bằng 2 chữ SG, chúng có sự quan hệ mật thiết. Chữ Sài Gòn trong lịch sử không nằm trên bản đồ mà nằm trên quan niệm của người ta.
Vấn đề bây giờ tôi nghĩ là "danh chính, ngôn thuận", viết lịch sử về cái gì thì nên gọi đúng tên cái đó: tôi nghĩ nếu muốn có bài LS TP HCM thì chỉ viết từ khi đổi tên thôi, vì:
- Tên khác
- Địa giới đã khác
- Chính quyền đã khác
Với 3 cái ấy, xem như TP HCM đạp trên SG GĐ CL mà sinh ra, chứ không nằm trong dòng phát triển nào cả. Vì vậy nên loại những phần nói về thời gian trước khi đổi tên ra và gom vào bài Lịch sử Sài Gòn.Xiaoao (thảo luận) 09:33, ngày 10 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
1 Việt Nam có cả chục cái tên trong hơn 3000 năm lịch sử.
2 Địa giới đã rất khác.
3 Chính quyền thay không dưới 6 lần.
Với 3 điều đó, cắt lịch sử Việt Nam ra làm 9-10 phần là đúng đắn? (Việt Nam hiện tại cũng không nằm trong dòng phát triển của phong kiến hay Chính quyền cũ)
Bạn muốn du lịch nước ngoài trong dịp tết này cùng gia đình hay bạn bè? Sẽ có nhiều lựa chọn với những vùng đất đẹp như mơ trong mùa xuân này. Dưới đây là những địa điểm du lịch tại Châu Á mà bạn phải đến trong dịp Tết này.