Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện trang Thái độ trung lập. |
|||
|
Lượt xem trang hàng ngày của Wikipedia:Thái độ trung lập | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
trang này có chứa một bản dịch của Wikipedia:Neutral point of view từ en.wikipedia. (2720 và các phiên bản sau đó.) |
Tôi đề nghị cập nhật phần này vì vào thời buổi này Wikipedia tiếng Việt thường có "quan điểm Việt Nam" chứ không có "quan điểm Âu Mỹ". Nguyễn Hữu Dụng 02:30, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Sử dụng ngôn ngữ thế nào cho phù hợp? Theo tôi sử dụng từ "trung lập" trong cụm từ "quan điểm trung lập" vừa khó hiểu lại dễ dẫn đến hiểu theo nghĩa trái ngược với dụng ý của tác giả. Từ điển tiếng Việt Vdict có nói về khái niệm "trung lập" như sau: "I. tt. Đứng giữa, không ngả về một bên nào trong hai phe đối lập: nước trung lập chính sách hoà bình trung lập ngọn cờ dân chủ và trung lập.". Như vậy, làm sao có thể hiểu "Quan điểm trung lập" là "viết một cách không thiên vị, đưa ra các quan điểm một cách công bằng"? 58.186.228.199 09:16, ngày 12 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Thấy có nhiều bài viết bị treo bảng cảnh báo về TĐTL rất lâu. Vậy cho hỏi ai có thể/có trách nhiệm treo bảng cảnh báo đó và ai có thể/có trách nhiệm gỡ nó xuống. Việc treo lên và việc gỡ xuống đó có tuân theo một tiêu chuẩn nào không?
Nếu có thể, xin các hành chính viên hay ai đó tinh tường về luật Wikipedia trả lời giùm câu hỏi và dán vào phần Những thắc mắc và những giải thích giùm.
^^ Lê Harusada 02:00, 11 tháng 9 2006 (UTC)
Sở dĩ tôi đề nghị đưa câu hỏi này vào mục Giải đáp Thắc mắc là do có nhiều người khác cũng có thắc mắc tương tự. Cũng ở phần thắc mắc trong trang Thảo luận đó, tôi đã có đưa ra đề nghị cải cách cái bảng cảnh báo quá "súc tích" đó. Nhưng để tiện tham khao, tôi xin chép lại phần đề nghị đó vào đây:
...đề nghị thêm một vài hướng dẫn cụ thể ngắn gọn ngay trên bảng cảnh báo và trong trang thảo luận. Đại loại như: cảnh báo từ khi nào, đã lâu hay mau, nếu lâu rồi thì có thể thêm khuyến khích/hướng dẫn(liên kết động) về việc giải quyết mâu thuẫn (vì chắc hẳn có nhiều người chỉ cần thấy "có chỗ tranh luận" là lập tức nhảy vào mà chẳng mấy quan tâm đến quan điểm về TĐTL), v.v. Nói thêm về việc thiếu quan tâm đến những quy định, đó cũng là cái bệnh thường tình của mọi người thôi, không thể trách người ta được, trách nhiệm của người thiết kế là đưa ra hướng dẫn đúng nơi, đúng lúc.
Hơn nữa, còn có một vấn đề của các bài được dịch từ bài tiếng nước ngoài như Bờ Tây, Nicolaus Copernicus và Lịch sử Iraq là bảng cảnh báo được đưa lên vì bên bài gốc đang có nhiều tranh cãi (tuy nhiên, chỉ có bài en:History of Iraq là có bảng cảnh báo) chứ không phải vì đang có tranh cãi bên wikipedia tiếng Việt. Trong khi đó, cái bảng cảnh báo ngắn ngọn tiếng Việt lại chỉ người đọc vào một trang thảo luận trống rỗng, gây khó xử cho người đọc. Thành viên:Mekong Bluesman có khuyên tôi là "Treo bảng Thiếu Thái độ Trung lập không nên được xem là một điều xấu" nhưng chắc hẳn người đọc (và cả người viết tiếp) muốn biết "thiếu trung lập" ở chỗ nào.
Ngoài ra, tại sao wikipedia tiếng Việt không giữ biểu tượng cái cân lệch thanh nhã của bên tiếng Anh mà lại sửa lại thành cái bảng cấm như muốn ngăn chặn một điều gì ghê gớm lắm??? Tôi cũng vừa phát hiện ra điều đó khi tự hỏi: "tại sao mình lại cảm thấy cái bảng cảnh báo này là một dấu hiệu rất đáng sợ trong khi Mekong Bluesman lại bảo không nên xem như thế!?"
^^ Lê Harusada 14:16, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Thaisk 16:33, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Không tồn tại sự khách quan. Bất cứ ai với một vốn kiến thức triết học sâu sắc đều biết điều đó. khi đọc qua, tôi thực sự không hiểu, tra bản tiếng Anh mới thấy nó được dịch từ There's no such thing as objectivity. Everybody with any philosophical sophistication knows that. So how can we take the "neutrality" policy seriously? Mặc dù rõ ràng dịch khá sát, tôi đề xuất sửa lại là Không tồn tại sự khách quan tuyệt đối hoặc Không có cái gọi là sự khách quan vân vân Abcvn123 (thảo luận) 14:24, ngày 18 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Tôi đề nghị thêm một đoạn về cách xưng hô trung lập trong tiếng Việt vào bài này vì việc này khá đặc trưng trong tiếng Việt. Ví dụ:
Trong Wikipedia tiếng Việt, chỉ nên dùng những từ sau đây để xưng hô các nhân vật: "ông" hay "anh" cho nam giới, và "bà" hoặc "cô" cho phụ nữ. Nếu không thể dùng các đại từ đã nêu, nên dùng chức danh của người đó khi nhắc đến họ: "sư" hay "thầy" cho người tu hành, v.v. Nên tránh những đại từ xưng hô có ý đề cao hay hạ thấp nhân vật như ngài, Người, hắn, y, v.v.
NHD (thảo luận) 18:53, ngày 15 tháng 2 năm 2012 (UTC)
Tôi thấy có vấn đề hành văn với hai từ này. Chỉ có thể sử dụng một từ thôi.StorKnows (thảo luận) 12:13, ngày 17 tháng 8 năm 2020 (UTC)
"Nhưng nên nghĩ rằng Wikipeida là một công trình hợp tác quốc tế." --> "Nhưng nên nghĩ rằng Wikipedia là một công trình hợp tác quốc tế." Sam1370 (thảo luận) 04:13, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- làm thế nào để biết rằng thông tin hiện tại là thông tin đã được kiểm chứng .làm thế nào để tham gia vào một nhóm thích hợp cùng bàn luận về các thông tin không chính xác và đưa ra quan điểm của mình? Bumbucboi1345 (thảo luận). 05:46, ngày 21 tháng 4 năm 2022 (UTC)