Thừa tướng Trung Quốc

Thừa tướng Trung Quốc là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Trung Quốc, sau vua hay hoàng đế. Tùy theo từng thời kỳ, có thay đổi ít nhiều về tên gọi: thừa tướng, tể tướng, tướng gia, tướng quốc v.v. Chức nhiệm chính của tể tướng là thay mặt vua hay hoàng đế giải quyết mọi việc về chính sự của quốc gia. Chức "thừa tướng" được dùng đầu tiên vào thời Tần, nghĩa là "người đứng đầu các quan lại trong triều đình". Thuật ngữ này được gọi với nhiều tên khác nhau theo ý của nhà vua qua các triều đại.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Xuân ThuQuản Trọng là người đầu tiên trở thành tể tướng nước Tề năm 685 TCN. Đến thời kỳ Chiến Quốc thì tại các nước chư hầu khác của nhà Chu đều lập ra chức này. Thời nhà Tần, tên gọi chính thức của chức vụ này là thừa tướng. Đôi khi phân ra làm tả thừa tướng (đứng đầu quan văn) và hữu thừa tướng (đứng đầu quan võ). Nếu hoạn quan làm thừa tướng thì gọi là trung thừa tướng.

Thời kỳ đầu nhà Hán, mô hình tương tự như thời kỳ nhà Tần, thêm ngự sử đại phu là phó. Đến thời Hán Vũ Đế mới lấy những người theo Nho học làm thừa tướng để xử lý các công việc hành chính thường ngày nhưng các công việc hành chính quan trọng vẫn do nội đình giải quyết. Tể tướng khi đó là người đứng đầu thượng thư đài. Đến thời Hán Ai Đế, chức này được đổi thành đại tư đồ. Thời kỳ Đông Hán do tư đồ, tư không, thái úy (tam công) cùng chấp chính. Năm Kiến An thứ 13 (208) thời Hán Hiến Đế lại phục hồi chức thừa tướng, và Tào Tháo là người nắm giữ chức vụ này cho tới ngày 15 tháng 3 năm 220. Lúc này, quyền lực của tế tướng lấn át hoàng đế. Điều này thường xảy ra khi một triều đại trở nên yếu kém, và cũng thường sụp đổ không lâu sau đó.

Thời nhà Tấn và Nam Bắc triều, thừa tướng hay tướng quốc là những quyền thần có địa vị tối cao. Thời Nam-Bắc triều chế độ biến đổi nhiều, hoặc là hoàng đế trực tiếp bàn chính sự hoặc ủy quyền cho cơ mật giả (tức tể tướng). Chức danh có trung thư giám, trung thư lệnh, thị trung, thượng thư lệnh, bộc xạ hoặc tướng quân.

Nhà Tùy định ra tam tỉnh chế, các chức quan đứng đầu tam tỉnh bao gồm: nội sử tỉnh là nội sử lệnh, môn hạ tỉnh là nạp ngôn, thượng thư tỉnh là thượng thư lệnh đều là các chức vụ tương đương tể tướng.

Nhà Đường cải nội sử tỉnh thành trung thư tỉnh, nội sử lệnh thành trung thư lệnh, nạp ngôn thành thị trung.

Từ thời Đường Cao Tông trở đi, có "đồng trung thư môn hạ tam phẩm", đồng trung thư môn hạ bình chương sự chính là tể tướng.

Nhà Tống có đồng bình chương sự là tên gọi chính thức của chức vụ tể tướng, với tham tri chính sự là phó. Đến niên hiệu Nguyên Phong (1078-1085) thời Tống Thần Tông lại cải cách chế độ, cho 2 người đảm nhận công việc của tể tướng, với chức danh của quan đứng đầu là thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị lang, phó là thượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang. Đến niên hiệu Chính Hòa (1111-1118) thời Tống Huy Tông, đổi tả bộc xạ thành thái tể kiêm môn hạ thị lang, hữu bộc xạ thành thiếu tể kiêm trung thư thị lang. Niên hiệu Tĩnh Khang (1126-1127) thời Tống Khâm Tông lại đổi trở lại thành thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị lang và thượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang. Đến niên hiệu Kiến Viêm (1127-1130) thời Tống Cao Tông, lại đổi tên gọi chức quan của tể tướng thành thượng thư tả hữu bộc xạ đồng trung thư môn hạ bình chương sự, phó tể tướng thành tham tri chính sự. Niên hiệu Càn Đạo (1165-1173) thời Tống Hiếu Tông đổi thành tả, hữu thừa tướng.

Nhà Nguyên có trung thư tỉnh là cơ quan hành chính cao nhất, chức quan đứng đầu trung thư lệnh thường do hoàng thái tử đảm nhận, dưới có tả hữu thừa tướng, sau lại có bình chương chính sự, chức phó có tả hữu thừa cùng tham tri chính sự.

Thời kỳ đầu nhà Minh đặt trung thư tỉnh với tả-hữu thừa tướng đứng đầu. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Minh Thái Tổ bãi bỏ trung thư tỉnh, phế chức vụ thừa tướng, mọi công việc triều chính do hoàng đế tự quyết. Chế độ tể tướng bị bãi bỏ từ đây. Sau hoàng đế do nhiều công việc nên đặt ra chức vụ nội các đại học sĩ đảm nhận công việc văn thư. Sau do chức vụ này trở nên quan trọng, thành ra đại học sĩ có thể coi như là đảm nhận công việc của tể tướng, xưng là phụ thần, làm việc tại thủ phụ.

Nhà Thanh noi theo chế độ nhà Minh, sau Ung Chính thiết lập quân cơ xứ, quân cơ đại thần đảm nhận công việc của tể tướng. Cuối cùng, mô phỏng theo chế độ của Nhật Bản đổi thành nội các tổng lý đại thần.

Danh sách các Thừa tướng của Trung Quốc 

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Y Doãn: 1766 - 1750 TCN?
  2. Y Trắc (con trai của Y Doãn)[1]
  3. Vụ Tiên (Wu Xian, pháp sư Shaman)
  4. Gan Xuan
  5. Phó Duyệt, thời vua Vũ Đinh nhà Thương (1324 – 1266 TCN)
  6. Cơ Tử, thời vua Trụ nhà Thương

Nhà Chu 

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Khương Tử Nha: 1045 - 1035 TCN
  2. Cơ Đán[2]: 1035 - 1017 TCN
  3. Thiệu công: 1005 - 991 TCN + Tất công Cao
  4. Sái công Mưu Phủ: 947 - 922 TCN
  5. Trịnh Trang công: 720 - 707 TCN
  6. Quản Trọng (nước Tề): 685 - 645 TCN
  7. Bào Thúc Nha
  8. Yến Anh của nước Tề: 580-510 TCN
  9. Ngũ Tử Tư của nước Sở: 515 - 484 TCN
  10. Bá Hi, nước Ngô thời Xuân Thu (thời Phù Sai): 514 - 473 TCN
  11. Cheng Dechen của vua Chu: ? - 632 TCN
  12. Tôn Thúc Ngao của vua Chu: 630 - 593 TCN
  13. Ngô Khởi, thời Chu: 440-381 TCN
  14. Hoàng Yết của vua Sở: 256 TCN
  15. Điền Văn của nước Tề
  16. Điền Đan của nước Tề
  17. Lý Khôi, thời Ngụy Văn hầu: 422- 395 TCN
  18. Hui Shi: 380 - 305 TCN (thời Chiến Quốc, bạn của Trang Tử)
  19. Lạn Tương Như: 285? - 257 TCN (chính khách nước Triệu)
  20. Tô Tần (380 - 284 TCN): 295? - 284 TCN
  21. Nhạc Nghị, nước Yên thời Chiến Quốc
  22. Bách Lý Hề, thời Tần Mục công: 686 - 628 TCN
  23. Thương Ưởng: 359 - 338 TCN, thời Tần Hiếu công
  24. Trương Nghi (tướng quốc thời Tần Chiến Quốc): 329 - 309 TCN

Nhà Tần:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Lã Bất Vi: 251 - 235 TCN
  2. Lý Tư: 235 - 208 TCN
  3. Triệu Cao: 208 - 207 TCN
  1. Tiêu Hà: 206 - 193 TCN
  2. Tào Tham: 193 - 190 TCN
  3. Vương Lăng: 190 - 187 TCN
  4. Trần Bình: 187 - 178 TCN
  5. Chu Bột: 178 - 177 TCN
  6. Quán Anh: 177 - 176 TCN
  7. Trương Thương
  8. Bạch Mặc
  9. Thân Đồ Gia (thời Văn đế nhà Hán)
  10. Đào Thanh:
  11. Chu Á Phu: 150 - 147 TCN
  12. Lưu Xá (tước Đào Hầu): 147 -
  13. Vệ Uyển: 153 - 140 TCN
  14. Đậu Anh (Ngụy Kỳ hầu): 140 - 139 TCN
  15. Hứa Xương: 139 - 135 TCN
  16. Điền Phân (Vũ An Hầu): 135 - ? TCN
  17. Công Tôn Hạ
  18. Lưu Khuất Mạo: ? - 92 TCN
  19. Hoắc Quang: 87 - 68 TCN
  20. Ngụy Tương: 68 ? TCN
  21. Khuông Hoành
  22. Vương Mãng: 5 - 8 CN
  23. Lý Tùng: 23 - 25
  24. Đặng Vũ: 25 - 27
  25. Vũ Hán: 36 - 44
  26. Đậu Hiến: 88 - 92
  27. Lý Quốc: 121 - 125
  28. Tôn Bảo: 125 - 141
  29. Lương Ký: 141 - 159
  30. Trần Phồn: 159 - 167
  31. Đậu Vũ: 167 - 168
  32. Tào Qian: 168 - 183
  33. Tào Tung: 183 - 193
  34. Viên Ngỗi: 189 - 191
  35. Lư Thực: 189 - 193
  36. Đổng Trác: 189 - 192
  37. Hà Tiến: 189
  38. Vương Doãn: 189 - 192
  39. Mã Mật Đê: ? - 194
  40. Tuân Sảng (128–190)
  41. Hoàng Phủ Tung: 184 - 190
  42. Chu Tuấn (? - 195)
  43. Tào Tháo: 208 - 220
  44. Tào Phi: 220

Thời Tam quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tôn Thiệu (221–225, Đông Ngô)
  2. Cố Ung (225–243, Đông Ngô)
  3. Lục Tốn (244–248, Đông Ngô)
  4. Gia Cát Khác (249–253, Đông Ngô)
  5. Tôn Tuấn (253–256, Đông Ngô)
  6. Tôn Lâm (258, Đông Ngô)
  7. Bộc Dương Hưng (262–264, Đông Ngô)
  8. Lục Khải[3]: 266 - ? (Đông Ngô)
  9. Trương Đễ (279–280, Đông Ngô)
  10. Gia Cát Lượng (221–234, Thục Hán)
  11. Tưởng Uyển (234 - 247, Thục Hán)
  12. Phí Vĩ (247 - 253, Thục Hán)
  13. Khương Duy (253 - 264, Thục Hán)
  14. Giả Hủ (Bắc Ngụy)
  15. Hoa Hâm (Bắc Ngụy)
  16. Chung Do (Bắc Ngụy)
  17. Vương Lãng (Bắc Ngụy)
  18. Trần Quần (Bắc Ngụy)
  19. Đổng Chiêu (Bắc Ngụy)
  20. Cui Lin (Bắc Ngụy)
  21. Mãn Sủng (Bắc Ngụy)
  22. Jiang Ji (Bắc Ngụy)
  23. Tào Sảng (Bắc Ngụy)
  24. Tư Mã Ý (Bắc Ngụy)
  25. Cao Nhu (Bắc Ngụy)
  26. Vương Lăng (Bắc Ngụy)
  27. Zhuge Dan (Bắc Ngụy)
  28. Sun Li (general) (Bắc Ngụy)
  29. Sima Shi (Bắc Ngụy)
  30. Sima Zhao (Bắc Ngụy)
  31. Tư Mã Phù (Bắc Ngụy)
  32. Wang Chang (Bắc Ngụy)
  33. Wang Guan (Bắc Ngụy)
  34. Deng Ai (Bắc Ngụy)
  35. Zhong Hui (Bắc Ngụy)
  36. Sima Yan (Bắc Ngụy)
  37. Wang Xiang (Bắc Ngụy)
  38. Sima Wang (Bắc Ngụy)

Thời Tây Tấn (nhiếp chính):

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Vệ Quán: 265 - 290
  2. Dương Tuấn: 290-291
  3. Tư Mã Lượng/Vệ Quán: 291.
  4. Hoàng hậu Giả Nam Phong: 291-300
  5. Tư Mã Luân: 300-301
  6. Tư Mã Quýnh: 301-302
  7. Tư Mã Nghệ: 302-304
  8. Tư Mã Dĩnh: 304
  9. Tư Mã Ngung: 304-306
  10. Tư Mã Việt: 306-313
  11. Sách Lâm và Diêm Đỉnh: 313 - 316

Thời Đông Tấn:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Vương Đạo: 317 - 325, 330 - 339
  2. Dữu Lượng: 326 - 339
  3. Hoàn Ôn: 346? - 373
  4. Tạ An, Vương Thản Chi: 373 - 385
  5. Tư Mã Đạo Tử: 385 - 403
  6. Tư Mã Nguyên Hiển: 403
  7. Hoàn Huyền: 403 - 404
  8. Lưu Dụ: 404 - 420

Thời Nam - Bắc triều

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ngụy

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thác Bạt Nghi: 398 - 409
  2. Thác Bạt Đảo (sau là Ngụy Thái Vũ đế): 422 - 423
  3. Thôi Hạo: 423 - 450
  4. Thác Bạt Hoảng (hoàng thái tử Bắc Ngụy): 443 - 451
  5. Thác Bạt Tuấn (Ngụy Văn Thành đế): 452
  6. Ất Phất Hồn (thời Ngụy Hiến Văn đế): 461 - 466
  7. Phùng thái hậu: 466 - 490
  8. Cao Triệu: 490 - 514
  9. Cao Chiếu Dung (thái hậu của Ngụy Tuyên Vũ đế): 514 - 515
  10. Cao Dương vương Nguyên Ung: 515
  11. Hồ Thừa Hoa (thái hậu của vua Ngụy Hiếu Minh đế): 515 - 520 (lần một)
  12. Nguyên Xoa: 520 - 525
  13. Hồ thái hậu (lần 2): 525 - 528
  14. Nhĩ Chu Vinh: 528 - 530
  15. Nhĩ Chu Triệu: 530 - 532
  16. Cao Hoan: 532 - 546
  17. Cao Trừng (con trai Cao Hoan): 547 - 549
  18. Cao Dương (em trai Cao Trừng): 549 - 550, cướp ngôi Đông Ngụy và lập Bắc Tề

Bắc Tề

[sửa | sửa mã nguồn]

Khai Phong vương Dương Âm, Bình Tần vương Cao Quy Ngạn, Yên Tử Hiến, và Trịnh Di: 560 - 561

  1. Vũ Văn Hộ: 557 - 572
  2. Vũ Văn Hiến: 572 - 578
  3. Dương Kiên: 580 - 581, cướp ngôi Bắc Chu và lập nhà Tùy

Nam triều

Thời Tùy

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Dương Tố: 589 - 606
  2. Dương Huyền Cảm: 606 - 613
  3. Vũ Văn Hóa Cập: 618 - 619

Thời Đường:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Vũ Văn Sĩ Cập: 618 - 622?
  2. Phong Đức Di: 624? - 630?
  3. Phòng Huyền Linh:
  4. Cao Quý Phụ: 650 - 652
  5. Trưởng Tôn Vô Kị: 650 - 659
  6. Địch Nhân Kiệt: 691 - 700
  7. Trương Giản Chi: 700 - 706
  8. Võ Tam Tư: 706 - 707
  9. Khương Kiểu: 713 - 716
  10. Diêu Sùng, Tống Cảnh: 713 - 716
  11. Tống Cảnh: 716 - 719
  12. Trương Gia Trinh, Nguyên Can Diệu: 719 - 723
  13. Trương Thuyết: 723 - 726
  14. Lý Nguyên Hoành: 726 - 728
  15. Tiêu Tung: 728 - 729
  16. Bùi Quang Đình: 729 - 733
  17. Vương Khâu (từ chối): 733
  18. Hàn Hưu: 733
  19. Trương Cửu Linh: 733 - 737
  20. Lý Lâm Phủ: 738 - 752
  21. Dương Quốc Trung: 752 - 755
  22. Bùi Miện: 756 - 760
  23. Lý Hiện: 760
  24. Tiêu Hoa: 760? - 762
  25. Nguyên Tái: 762 -
  26. Trình Nguyên Chấn: 762 - 763
  27. Nguyên Tái (lần 2): 763 - 767?
  28. Đỗ Hồng Tiệm: 767? - 769
  29. Bùi Miện: 769
  30. Nguyên Tái (lần 3): 769 - 777
  31. Dương Oản: 777
  32. Điền Thừa Tự: 777 - 779
  33. Lý Trung Thần: 779 - 780
  34. Thường Cổn: 780
  35. Thôi Hựu Phủ: 780
  36. Lư Kỉ: 781 - 784
  37. Lư Hàn: 784 - 785
  38. Lưu TưThôi TạoTề Ánh: 785 - 787
  39. Trương Diên Thưởng: 787 - 789?
  40. Lý Bí: 789
  41. Đậu Tham: 789 - 792
  42. Lục Chí: 792 - 795
  43. Cao Dĩnh: 801? - 805
  44. Vi Chấp Nghị: 804 - 805
  45. Viên Tư, Đỗ Hoàng Thường: 805
  46. Đỗ Hoàng Thường, Lý Cát Phủ: 805 - 814
  47. Lý Phùng Cát: 814 - 815?
  48. Võ Nguyên Hoành, Bùi Độ: 815
  49. Bùi Độ: 815 - 818
  50. Hoàng Phủ Bác, Trình Dị: 819 - 820
  51. Lệnh Hồ Sở: 820
  52. Thôi Thực: 820 - 821
  53. Đỗ Nguyên Dĩnh: 821 - 824
  54. Bùi Độ: 824 - 827
  55. Vi Xử Hậu: 827 - 829
  56. Lộ Tùy: 829
  57. Lý Tông Mẫn: 829 - 830
  58. Tống Thân Tích: 830 - 831
  59. Ngưu Tăng Nhụ: 831 - 833
  60. Lý Đức Dụ: 833 - 834
  61. Lý Tông Mẫn (lần 2): 834 - 835
  62. Trịnh Đàm, Lý Thạch: 835 - 839
  63. Trần Di HànhDương Tự Phục và Lý Giác: 837 - 842
  64. Lý Đức Dụ (lần 2): 840
  65. Thôi Củng: 840 - 843
  66. Lý Nhượng Di: 842
  67. Lý Thân: 843
  68. Thôi Huyễn: 843 - 845
  69. Lý Hồi: 845 - 846
  70. Lý Đức Dụ (lần 3): 846 (bị bãi chức)
  71. Bạch Mẫn Trung, Lư Thương: 846 - 848?
  72. Ngụy Phù: 848? - 849
  73. Thôi Quỳ, Lệnh Hồ Đào cùng Ngụy Mô: 849 - 854?
  74. Bùi Hưu: 854? - 855
  75. Ngụy Mô: 855 - 857
  76. Thôi Thận Do: 857 - 858
  77. Tiêu Nghiệp, Hạ Hầu Tư: 858 - 860
  78. Đỗ Thẩm Quyền: 860 - 862
  79. Bạch Mẫn Trung: 860 - 861
  80. Tưởng Thân: 861 - 862
  81. Hạ Hầu Tư: 862 - 864
  82. Tiêu Trí: 864 - 865
  83. Cao Cừ: 865 - 867?
  84. Khang Thừa Huấn, Tào Xác: 868 - 870
  85. Vi Bảo Hành: 870 - 873 (cùng nhiều người khác)
  86. Vương Đạc: 873 - 881
  87. Vi Chiêu Độ: 881 - 895
  88. Đỗ Nhượng Năng: 885 - 892
  89. Trương Tuấn: 887 - 891
  90. Thôi Chiêu Vĩ: 891 - 895
  91. Trịnh Khể: 894
  92. Từ Ngạn Nhược: 894 - 900
  93. Vương Đoàn: 895
  94. Lý Hề: 895
  95. Lục Ỷ: 895 - 896
  96. Thôi Dận: 896 - 899

Thời Tống:

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Tống:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Triệu Phổ: 960 - 976
  2. Tiết Cư Chính: 976 - 981
  3. Lư Đa Tốn: 976 - 98
  4. Thẩm Luân: 981 - 982
  5. Lý Phưởng: 983 - 988
  6. Triệu Phổ (lần 2): 988 - 992
  7. Lã Mông Chánh: 988 - 991
  8. Lý Phưởng: 991 - 996
  9. Lã Đoan: 996 - 998
  10. Trương Tề HiềnLý Hãng: 998 - 1000
  11. Lã Mông ChánhHướng Mẫn Trung: 1001 - 1004
  12. Tất Sĩ AnKhấu Chuẩn: 1004 - 1006
  13. Vương Đán: 1006 - 1017
  14. Khấu Chuẩn: 1017
  15. Khâm Nhược: 1017 - 1020
  16. Đinh Vị: 1020 - 1022
  17. Lã Di Giản: 1022 - 1038
  18. Phạm Trọng Yêm: 1038 - 1043
  19. Bàng Tịch: 1044 - 1056
  20. Hàn Kỳ: 1057 - 1063
  21. Phú Bật: 1069 - 1070
  22. Vương An Thạch: 1070 - 1074
  23. Hàn Giáng: 1074 - 1075
  24. Hàn Chẩn: 1085 - 1086
  25. Tư Mã Quang: 1086
  26. Lã Công Trứ: 1086 - 1089
  27. Lã Đại PhòngPhạm Thuần Nhân: 1089
  28. Tô Tụng: 1089 - 1093
  29. Phạm Thuần Nhân: 1093 - 1094
  30. Chương Đôn: 1094 - 1100
  31. Tăng Bố: 1100 - 1102
  32. Sái Kinh: 1102 - 1106
  33. Đĩnh Chi: 1106 - 1107
  34. Sái Kinh (lần 2): 1107 - 1125
  35. Hà Chấp Trung: 1109 - 1110
  36. Trương Thương Anh: 1110 - 1112
  37. Trịnh Cư Trung (thái tể): 1112 - 1119
  38. Vương Phủ: 1119 - 1124
  39. Bạch Thời Trung: 1124 - 1126
  40. Trương Bang Xương: 1126 - 1127

Nam Tống:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Lý Cương: 1127
  2. Hoàng Tiềm Thiện: 1127 - 1128
  3. Chu Thắng Phi: 1128 - 1134
  4. Phạm Tông Doãn: 1131
  5. Lã Di Hạo: 1131 - 1134
  6. Triệu Đỉnh: 1134 - 1135
  7. Trương Tuấn: 1135 - 1137
  8. Triệu Đỉnh: 1137 - 1140
  9. Tần Cối: 1140 - 1155
  10. Tần Hi: 1155
  11. Mặc Kỳ Tiết: 1155 - 1158
  12. Thang Tư Thoái: 1159 - 1161?
  13. Trần Khang Bá: 1162
  14. Trương Tuấn: 1162 - 1164
  15. Sử Hạo: 1162
  16. Thang Tư Thoái: 1164
  17. Trần Khang Bá: 1164 - 1165[4]
  18. Tiền Đoan Lễ: 1165
  19. Hồng Thích: 1166
  20. Diệp DungNgụy Kỉ: 1166 - 1167
  21. Tưởng Phất: 1167 - 1169
  22. Ngu Doãn Văn: 1169 - 1174
  23. Tăng Hoài: 1174
  24. Diệp Hành: 1174 - 1175
  25. Cung Mậu Lương: 1176 - 1177
  26. Vương Hoài: 1177 - 1178
  27. Triệu Hùng: 1178 - 1179[5]
  28. Vương Hoài (lần 2): 1179 - 1187
  29. Chu Tất ĐạiLưu Chính: 1187 - 1198
  30. Triệu Nhữ Ngu: 1189 - 1195
  31. Dư Đoan Lễ: 1196
  32. Kinh Thang: 1196 - 1200
  33. Tạ Thâm Phủ: 1200 - 1202
  34. Hàn Thác Trụ: 1199 - 1208
  35. Trần Tự Cường: 1202 - 1208
  36. Tiền Tượng Tổ: 1208
  37. Sử Di Viễn: 1209 - 1233
  38. Trịnh Thanh Chi, Kiều Hành Giản: 1236
  39. Thôi Dữ Chi: 1236 - 1237
  40. Kiều Hành Giản: 1237 - 1239
  41. Lý Tông MiễnSử Tung Chi: 1239 - 1244
  42. Phạm ChungĐỗ Phạm: 1244 - 1246
  43. Trịnh Thanh Chi: 1246 - 1251[6]
  44. Tạ Phương Thúc: 1251 - 1255
  45. Đổng Hòe: 1255
  46. Trình Nguyên Phượng: 1256 - 1258
  47. Đinh Đại Toàn: 1258
  48. Ngô Tiềm: 1259 - 1260
  49. Giả Tự Đạo: 1262 - 1268
  50. Giang Vạn Lý: 1268 - 1274
  51. Vương DượcChương Giám: 1274 - 1275
  52. Trần Nghi TrungLưu Mộng Viêm: 1275
  53. Ngô Kiên: 1276
  54. Văn Thiên Tường: 1275
  55. Lục Tú Phu: 1275 - 1279

Thời Nguyên:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bá Nhan: 1265 - 1276
  2. Chân Kim:? - 1285
  3. Harghasun: 1294
  4. Harqasun (phiên âm Hán: 哈剌哈孙, Ha Lạt Ha Tôn): 1307 - 1309
  5. A Hốt Thai, Cáp Lạt Cáp Tôn: 1309
  6. Thác Khắc Thác: 1312
  7. Đảo Lạt Sa: 1328 - 1330
  8. Yến Thiếp Mộc Nhi: 1329 - 1330
  9. Bá Nhan: 1335
  10. Thoát Thoát: 1243 

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 278
  3. ^ Tư trị thông giám, quyển 79
  4. ^ Tống sử, quyển 384
  5. ^ Tống sử, quyển 429
  6. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 173
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi -  Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi - Kimetsu no Yaiba
Tsugikuni Yoriichi「継国緑壱 Tsugikuni Yoriichi」là một kiếm sĩ diệt quỷ huyền thoại thời Chiến quốc. Ông cũng là em trai song sinh của Thượng Huyền Nhất Kokushibou.
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Đến cuối cùng, kể cả khi mình đã nhập học ở ngôi trường này. Vẫn không có gì thay đổi cả. Không, có lẽ là vì ngay từ ban đầu mình đã không có ý định thay đổi bất kì điều gì rồi. Mọi chuyện vẫn giống như ngày trước, bất kể mọi chuyện. Lý do thì cũng đơn giản thôi. ... Bởi vì, bản thân mình muốn thế.
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình là một kẻ bất hạnh
Tổng hợp các thông tin về ReVanced
Tổng hợp các thông tin về ReVanced
ReVanced là team sẽ tiếp nối dự án của team Vanced - hỗ trợ tạo ra bản mod YouTube không quảng cáo cho mọi người