Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (Việt Nam)

Đại học Cảnh sát nhân dân
Mã trường: CSS
Hoạt động24/4/1976 (48 năm, 244 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Công an nhân dân Việt Nam
Phân loạiĐại học công lập
Chức năngĐào tạo trình độ và phẩm chất đạo đức cán bộ Cảnh sát nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Cảnh sát nhân dân; và là trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Công an Việt Nam
Quy mô4.000 người
Bộ phận củaBộ Công an
Bộ chỉ huysố 36 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Tên khácT48 hoặc T05
Lễ kỷ niệmNgày 24 tháng 4
Các tư lệnh
Hiệu trưởng
Trang chủhttp://www.pup.edu.vn/

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân[1][2]còn được gọi là T48 hoặc T05 (tiếng Anh: the Vietnam People's Police University - VPPU) là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công an tại Việt Nam đào tạo trình độ và phẩm chất cán bộ Cảnh sát nhân dân ở bậc đại học và sau đại học, cũng như cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Cảnh sát nhân dân; và là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Công an Việt Nam.[3][4][5]Trường được thành lập ngày 24 tháng 04 năm 1976, có trụ sở chính tại: số 36 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Viết tắt: ĐHCSND/VPPU

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 4 năm 1976, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 13/QĐ-BNV thành lập Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân II tại Miền Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan và bổ túc sĩ quan Cảnh sát nhân dân theo chương trình do Bộ Nội vụ quy định và được coi tương đương như trường Trung học chuyên nghiệp của Nhà nước. Quy mô đào tạo của trường là 2.000 học sinh. Tổ chức bộ máy của trường có 12 phòng - khoa. Đồng chí Bùi Hoán và đồng chí Nguyễn Văn Tấn được Bộ chỉ định giữ chức vụ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Nhà trường.[6]

Ngày 1 tháng 4 năm 1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 99/HĐBT về việc thành lập trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tiếp tục nâng cao trình độ cho Công an nhân dân, nhất là lực lượng Cảnh sát nhân dân đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.[6]

Thực hiện nghị định 99/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 19 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 124/BNV chuyển Trường Trung học cảnh sát nhân dân II thành Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm đóng tại huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ thực hành có trình độ đại học và tiếp tục đào tạo một số chuyên ngành thuộc hệ Trung học Cảnh sát nhân dân cho Công an các tỉnh thành phía Nam. Quy mô đào tạo là 1.500 học viên. Về tổ chức bộ máy: Trường có 01 Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng, 5 bộ môn, 06 khoa nghiệp vụ, 07 phòng. Trường nằm trong hệ thống các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Nhà nước, là đơn vị dự toán cấp II.[6]

Thực hiện Nghị định số 57/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 27 tháng 7 năm 1989, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 53/QĐ-BNV chuyển trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II thành trường Đại học Cảnh sát nhân dân cơ sở phía Nam. Cơ cấu của Phân hiệu gồm có 12 Bộ môn và 5 phòng.[6]

Đầu năm 2001, Bộ Công an có chủ trương kiện toàn lại hệ thống các trường trong lực lượng Công an nhân dân, thành lập các Học viện An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân theo đó Phân hiệu Đại học Cảnh sát nhân dân tại phía Nam được chuyển thành Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 2/10/2001 Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 970/2001/QĐ-BCA (X13) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân tại phía Nam. Quyết định chỉ rõ: "Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở đào tạo cán bộ Cảnh sát nhân dân có trình độ đại học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát nhân dân; và là cơ sở nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân; Quy mô đào tạo: 2.500 học viên; Địa điểm được đặt tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Phân viện Học viện do 1 Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân làm Phân Hiệu trưởng phụ trách, có 3 Phó Phân hiệu trưởng giúp việc; Tổ chức bộ máy của Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có 7 Bộ môn, 7 Khoa nghiệp vụ, 8 Phòng và 1 Trung tâm. Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dự toán kinh phí cấp II và có con dấu riêng.[6]

Để có điều kiện đảm nhận chỉ tiêu đào tạo trong những năm tới với lưu lượng 3.500 sinh viên, nhà trường đề xuất Bộ Công an cho liên hệ xin đất để xây dựng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tại địa điểm mới. Với sự nỗ lực tích cực và tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí cán bộ được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ đã làm việc có hiệu quả với cơ quan hữu quan. Ngày 24/2/2003 Ban quản lý khu Nam đã ký Văn bản số 71/CV-BQL chấp thuận địa điểm xây dựng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân với diện tích 18 ha ở khu đại học phía Đông (khu số 3) thuộc phường Tân Phong, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. căn cứ Thông báo số 2622/H11(H16) của Tổng cục Hậu cần Công An Nhân Dân về ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Tính, đồng chí Hiệu trưởng ký Quyết định số 734/QĐ-ĐHCS (HC) ngày 14/10/2003 thành lập Ban quản lý dự án xây dựng trường tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Ngày 25/12/2006 Bộ trưởng bộ Công an đã có quyết định số 2008/2006/QĐ-BCA(X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký thay thế quyết định số 830/2003/QĐ-BCA(X13) là một dấu mốc quan trọng trên bước đường xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.[6]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiệu trưởng: Thiếu tướng, GS.TS Trần Thành Hưng
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, Tiến sĩ Đặng Văn Tám (nguyên Phó Giám đốc CA tỉnh Long An)
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Giang Nam (nguyên Phó Giám đốc CA tỉnh Kiên Giang).
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Thành Phúc
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, PGS.TS Võ Quốc Công

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ “Chức năng nhiệm vụ của trường Đại Học CSND”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ “Trường ĐH Cảnh sát nhân dân khai giảng năm học 2014-2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “35 năm đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân - Những con số và sự kiện”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ “Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Trường Đại học Cảnh sát nhân dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ a b c d e f g “Quá trình hình thành và phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gundam Battle: Gunpla Warfare hiện đã cho phép game thủ đăng ký trước
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó