Khóa thứ XV (2021 - tới nay) Thành viên | |
Chủ tịch | Lương Cường |
---|---|
Phó Chủ tịch | Phạm Minh Chính |
Ủy viên (4) | Trần Thanh Mẫn Phan Văn Giang Lương Tam Quang Bùi Thanh Sơn |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Quốc hội |
Chức năng | Cơ quan An ninh và bảo vệ Tổ quốc |
Cấp hành chính | Cấp Nhà nước |
Văn bản Ủy quyền | Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | Số 1 đường Hùng Vương, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội |
Lịch sử | |
Thành lập | 19 tháng 8 năm 1948 |
1948-1959 | Hội đồng Quốc phòng Tối cao |
1960-1992 | Hội đồng Quốc phòng |
1992-nay | Hội đồng Quốc phòng và An ninh |
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, được lập ra theo Điều 89 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch nước trong việc điều hành Nhà nước, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh, duy trì ổn định trật tự chính trị-xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của Nhân dân; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch, và 04 ủy viên.
Chủ tịch của Hội đồng Quốc phòng và An ninh là vị trí lãnh đạo cao nhất của Hội đồng, theo Hiến pháp 2013 là lãnh đạo quân sự tối cao trên danh nghĩa.
Chủ tịch Hội đồng đề nghị danh sách thành viên của hội đồng để Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. Thành viên của Hội đồng Quốc phòng và An ninh không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Quốc phòng và An ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng của một quốc gia như tuyên bố các tình trạng khẩn cấp, ra quyết định hành động cho Chính phủ, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc. Lúc đó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Tháng 12 mỗi năm trong mỗi nhiệm kỳ, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Ngoại giao sẽ đến Hội đồng Quốc phòng và An ninh tại Phủ Chủ tịch thảo luận các vấn đề quân sự, đối nội, đối ngoại, an ninh và quốc phòng của quốc gia.
Ngày 26/12/2016: Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, cho ý kiến về Quy chế làm việc; một số nhiệm vụ trọng tâm Chương trình công tác toàn khóa và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhằm quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.[1]
Chiều ngày 8/12/2017: Hội đồng đã nghe các báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan hữu quan và cho ý kiến về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại năm 2017, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2018; công tác sẵn sàng chiến đấu, tổ chức luyện tập, diễn tập các phương án xử lý tình huống phức tạp về quốc phòng, an ninh; về lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Phát biểu kết luận, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh thay mặt Hội đồng biểu dương lực lượng Quân đội, Công an đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 10, Nghị quyết Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ 4 và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại [2]
Trước đó cơ quan này có tên gọi là Hội đồng Quốc phòng Tối cao (1948-1959), rồi Hội đồng Quốc phòng (1960-1992), hiện nay là Hội đồng Quốc phòng và An ninh (1992-nay).
Hội đồng Quốc phòng Tối cao được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1948, gồm có 6 thành viên:
Ngày 2 tháng 8 năm 1949, có thay đổi nhỏ về nhân sự Hội đồng Quốc phòng Tối cao: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới được bổ nhiệm tham gia Hội đồng và làm Phó Chủ tịch Hội đồng thay Lê Văn Hiến. Như vậy Hội đồng có 7 thành viên, ngoài Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên còn lại là: Lê Văn Hiến, Phan Kế Toại, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp và Tạ Quang Bửu.
Hội đồng Quốc phòng, theo Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc hội quyết định cử Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng. Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp 1980 có ghi: Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh, theo Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992: Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch nước trong việc điều hành nhà nước, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh, duy trì ổn định trật tự chính trị-xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 4 ủy viên và các thành viên tham dự
Trụ sở của Hội đồng Quốc phòng và An ninh được đặt tại Phủ Chủ tịch nước
Hiện nay, cơ cấu Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm:
Được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.
Được bầu tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII [6]
Được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV.
Được bầu tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV [7]
Được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV
Sơ đồ tổ chức từ năm 2020