Thượng tá Công an nhân dân Việt Nam

Thượng tá
Cầu vai Thượng tá Công an nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
ThuộcCông an nhân dân Việt Nam
Hạng3 sao, 2 vạch
Mã hàm NATOOF-5
Hình thành1959
Nhóm hàmsĩ quan
Hàm trênĐại tá
Hàm dướiTrung tá

Thượng tá Công an nhân dân Việt Namquân hàm sĩ quan cao cấp đầu tiên trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 3 sao, 2 vạch.

Đây là cấp hàm sĩ quan trên cấp Trung tá (2 sao cấp tá), dưới cấp Đại tá (4 sao cấp tá). Theo Luật Công an nhân dân năm 2014, Thượng tá là cấp bậc cao nhất đối với sĩ quan công an chuyên môn kỹ thuật. Việc phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với cấp bậc Thượng tá do Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam quy định.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Thượng tá Công an nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được quy định bởi Nghị định 331/TTG ngày 1 tháng 9 năm 1959, quy định hệ thống cấp bậc Công an nhân dân vũ trang.[1]

Ba năm sau, Pháp lệnh 34/LCT ngày 20 tháng 7 năm 1962 quy định thêm hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân[2].

Đến năm 1987, Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 11 năm 1987, quy định hệ thống cấp bậc An ninh nhân dân không có bậc Thượng tá. Lúc này, cấp hiệu sĩ quan 3 sao cấp tá được gọi là Đại tá.

Năm 1989, Pháp lệnh về lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 1 năm 1989 quy định lại hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân tương tự như hệ thống cấp bậc An ninh nhân dân (tức là cũng không có bậc Thượng tá).

Năm 1992, 2 Pháp lệnh sửa đổi lại, khôi phục cấp bậc Thượng tá đối với hệ thống cấp bậc của An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân.[3][4]

Từ năm 1998, 2 ngạch An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân sử dụng thống nhất một hệ thống cấp hiệu như ngày nay. Cấp hiệu Thượng tá Công an nhân dân Việt Nam có 3 sao vàng, 2 vạch (màu vàng hoặc màu xanh sẫm tùy vào ngạch sĩ quan phục vụ) chạy dọc trên nền cấp hiệu.

Chức vụ được phong quân hàm Thượng tá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Công an nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường đảm nhiệm các chức vụ Trung đoàn trưởng; Trưởng phòng; Trưởng Công an thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh; Trưởng Công an thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay có một số trường hợp đặc biệt cán bộ không giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy cũng có thể mang cấp hàm Thượng tá.

Các Thượng tá Công an nhân dân Việt Nam nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghị định 331/TTG năm 1959[liên kết hỏng]
  2. ^ “Pháp lệnh 34/LCT năm 1962”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh về lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam năm 1991
  4. ^ Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1991[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Yaoyao hiện tại là trợ lý của Ganyu, được một người quen của Ganyu trong Tổng Vụ nhờ giúp đỡ chăm sóc
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua "SOUL" như thế nào
Dù nỗ lực đến một lúc nào đó có lẽ khi chúng ta nhận ra cuộc sống là gì thì niềm tiếc nuối bao giờ cũng nhiều hơn sự hài lòng.
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson