Trần Quý Hai

Trần Quý Hai
(Bùi Chấn)
Chức vụ
Nhiệm kỳ1955 – 1961
Tổng Tham mưu trưởngVăn Tiến Dũng
Nhiệm kỳ1963 – 1978
Bộ trưởng• Võ Nguyên Giáp
• Văn Tiến Dũng
Thứ trưởng BQP - Phó Chủ nhiệm UBKHNN - kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần
Nhiệm kỳ1961 – 1963
Tiền nhiệmNguyễn Thanh Bình
Kế nhiệmTrần Sâm
Nhiệm kỳ1973 – 1980
Nhiệm kỳ1980 – 1985
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1913
Tịnh Châu, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, Liên bang Đông Dương
Mất1985
Hà Nội, Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945 - 1985
Cấp bậc
Chỉ huy Việt Minh
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân Giải phóng Miền Nam
Tham chiến
Tặng thưởngHuân chương Sao vàng (truy tặng năm 2008)
Huân chương Hồ Chí Minh
• 2 Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
• 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

Trần Quý Hai (1913-1985) là một tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam,[1] quân hàm Trung tướng.[2] Ông nguyên là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Chánh Thanh tra quân đội, Trưởng Ban Cơ yếu Trung Ương, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Nguyên Xứ uỷ viên dự khuyết Xứ uỷ Trung Bộ, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá III.[3] Ông được chủ tịch nước tặng Huân chương Sao vàng.[4]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Bùi Chấn, quê ở xã Châu Sa (Gò Rồng, Kim Lộc, Tịnh Châu); nay là xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Trong kháng chiến chống Pháp:
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1930, ông được Kết nạp vào Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Năm 1939, ông bị giặc Pháp bắt, giam ở nhà lao Quảng Ngãi, Ban Mê Thuột. Năm 1944 đưa đi an trí ở  "căng" giam tù chính trị Ba Tơ, tại đây ông tham gia thành lập chi bộ Đảng (Tỉnh ủy lâm thời) trong tù.
  • Tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ông tham gia thành lập Ủy ban Vận động cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi, tham gia lãnh đạo Khởi nghĩa Ba Tơ, rồi khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên thường trực Ủy ban kháng chiến tỉnh Quảng Ngãi.
  • Năm 1946, là Xứ uỷ viên dự khuyết Xứ uỷ Trung Bộ, phụ trách ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Sau đó ông gia nhập Quân đội. Cuối 1946 Trung ương điều ra Huế tham gia Ủy viên Dân - Chính - Đảng Thừa Thiên Huế, Chính trị ủy viên Trung đoàn Trần Cao Vân (e101)
  • Những năm 1947 - 1952: Chính uỷ, rồi Tư lệnh Mặt trận Bình-Trị-Thiên, Phó Bí thư Liên khu 4.
  • 1953-1954: chính ủy đầu tiên Đại đoàn 325, Chính ủy mặt trận Trung Lào, Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận Hạ Lào - Đông bắc Campuchia.
+ Năm 1955 ông tập kết ra Bắc:
[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1958 1974
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng

Khen thưởng và Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

^ Tên ông [Trần Quý Hai], được gắn biển cho:

*Đường Trần Quý Hai tại phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi.

*Một đường phố thuộc Phường Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

*Một đường phố tại KĐT Vĩnh Điềm Trung, thành phố Nha Trang[6], tỉnh Khánh Hoà.

* Trường Tiểu Học và Trường Trung Học Cơ Sở tại Xã Tịnh Châu, Thành phố Quảng Ngãi được mang tên ông [Trần Quý Hai].

*Di tích Nhà Lưu niệm Trung tướng Trần Quý Hai tại Kim Lộc, xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi được xếp hạng di tích cấp Tỉnh.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

• Tác phẩm hồi ký "Những ngày khói lửa" (mà Ông là tác giả) - Đây là một tác phẩm tiểu thuyết tự truyện, viết về giai đoạn tác giả ở Chiến khu Hòa Mỹ và Chiến khu Dương Hòa của tỉnh Bình Trị Thiên trong cuộc thời kỳ Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) và một phần được viết ở chiến khu Quảng Bình - Quảng Trị - Huế trong thời kỳ đầu Chiến tranh Việt Nam.

• Theo cuốn "Bên thắng cuộc" thì ông nguyên là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng thường trực BQP, là người trực Quân ủy Trung ương vào ngày xảy ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất (ngày 2 tháng 8 năm 1964), và chính ông đã ra lệnh cho phép nổ súng.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 130 Danh tướng trong lịch sử dân tộc và thời đại Hồ Chí Minh
  2. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Trần Quý Hai (tr. 1006)
  3. ^ https://www.quansuvn.net/index.php/topic,1667.90.html Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội NDVN
  4. ^ Truy tặng Trung tướng Trần Quý Hai Huân Chương Sao Vàng - Quân đội nhân dân
  5. ^ Truy tặng Trung tướng Trần Quý Hai Huân Chương Sao Vàng - Quân đội nhân dân
  6. ^ “Nghị quyết 51/NQ-HĐND tỉnh Khánh Hoà năm 2021 về đặt tên các tuyến đường thành phố Nha Trang, Khánh Hoà” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Bên thắng cuộc, Phần 2-Quyền Bính, Chương XV: Tướng Giáp
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Aoi Todo là một thanh niên cao lớn, có chiều cao tương đương với Satoru Gojo. Anh ta có thân hình vạm vỡ, vạm vỡ và làn da tương đối rám nắng
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu
Download anime Plunderer Vietsub
Download anime Plunderer Vietsub
Alcia, một thế giới bị chi phối bởi những con số, mọi người dân sinh sống tại đây đều bị ép buộc phải “count” một thứ gì đó
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng