Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống
Bảy Cống
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1982 – tháng 12 năm 1985
Quyền Tư lệnh Quân khu 7
Nhiệm kỳ1981 – 1982
Tiền nhiệmLê Đức Anh
Kế nhiệmNguyễn Minh Châu
Phó Tư lệnh Quân khu 7
Nhiệm kỳtháng 5 năm 1976 – tháng 9 năm 1982
Tư lệnh Quân khu 8
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1972 – 1975
Kế nhiệmsáp nhập vào Quân khu 9
Nhiệm kỳ1965 – 1972
Tư lệnh Quân khu 9
Nhiệm kỳ1964 – 1969
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmLê Đức Anh
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1918
Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Việt Nam
Mất6 tháng 8, 2005(2005-08-06) (87 tuổi)
Binh nghiệp
Thuộc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1946-1982
Cấp bậc
Chỉ huyQuân khu 7,8,9

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập hạng nhất

Đồng Văn Cống (tháng 2 năm 19186 tháng 8 năm 2005) là một tướng lĩnh, quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, từng làm Tỉnh đội trưởng Bến Tre, Sư đoàn trưởng sư đoàn 330, tư lệnh các quân khu: Quân khu Hữu ngạn, 7, 8, 9 và Phó tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI.

Trung tướng Đồng Văn Cống được người dân Bến Tre ca ngợi là "vị tướng bưng biền", được tôn xưng là người anh cả của Lực lượng vũ trang Bến Tre qua hai cuộc kháng chiến.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống ở Bến Tre

Đồng Văn Cống sinh tháng 2 năm 1918 tại xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.[1] Đến năm 1946 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong Chiến tranh Đông Dương, ông chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ, đã từng giữ các chức vụ: Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng và Tỉnh đội trưởng tỉnh Bến Tre (Tỉnh đội trưởng tương đương với Sư đoàn trưởng).

Năm 1954, Đồng Văn Cống tập kết ra miền Bắc (Việt Nam) và được bổ nhiệm: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330; Tư lệnh trưởng Quân khu Hữu Ngạn (1962). Năm 1963 về chiến trường miền Nam Việt Nam chiến đấu, ông được bổ nhiệm tư lệnh Quân khu 9 (1964), rồi Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam từ năm 1965-1972. Tháng 10 năm 1972 đến 1975 ông được phân công là tư lệnh Quân khu 8, thụ phong Thiếu tướng năm 1974.

Từ tháng 5 năm 1976 đến tháng 9 năm 1982 Đồng Văn Cống là phó tư lệnh Quân khu 7, quyền tư lệnh Quân khu 7, thụ phong Trung tướng năm 1980. Tháng 10 năm 1982 ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam và nghỉ hưu trong cùng năm.[2]

Ông là đại biểu Quốc hội khóa VI. Ông qua đời ngày 6 tháng 8 năm 2005 vì tuổi cao, được an táng ở quê nhà tại Bến Tre.[3]

Tặng thưởng và vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng Văn Cống đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; Huân chương Chiến thắng hạng nhất; Huân chương Quân công hạng 1, 2, 3; hai Huân chương Chiến công hạng nhất; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất; Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Năm 2011, Đồng Văn Cống được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[1]

Ông được dựng một đền thờ ở quê nhà Bến Tre.[4] Tên ông được đặt cho một con đường ở Thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh.[5] Tại Cần Thơ, tên ông cũng được đặt cho con đường nối giữa quốc lộ 91 và đường Võ Văn Kiệt.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai đầu lòng của ông là Đồng Văn Đe, sĩ quan phi công của Không quân nhân dân Việt Nam, từng bắn rơi máy bay địch, hi sinh trong khi không chiến với phi công Mỹ.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đồng Văn Cống”. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ a b N.P.Đ. (29 tháng 8 năm 2012). “Đồng Văn Cống - cầu thủ bóng đá trở thành danh tướng”. Báo Lao động điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ V.H.Q. (9 tháng 8 năm 2005). “Trung tướng Đồng Văn Cống đã ra đi”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ Hoàng An (10 tháng 6 năm 2008). “Khởi công xây dựng đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống”. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  5. ^ Trần Thanh (15 tháng 4 năm 2012). “Quận 2 TPHCM: Lễ đặt tên cho 39 đường và trồng cây xanh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Hành trình 18 năm từ TTTM sang chảnh bậc nhất đến thảm cảnh phá sản của Parkson
Hành trình 18 năm từ TTTM sang chảnh bậc nhất đến thảm cảnh phá sản của Parkson
Parkson tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2005 và trở thành một trong những siêu thị bán lẻ hàng hiệu quốc tế đầu tiên tại đây.