Tám Lê Thanh

Tám Lê Thanh
Tám Lê Thanh vào năm 1987
Ban lãnh đạo lâm thời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Nhiệm kỳ
15 tháng 12 năm 1961 (1961-12-15) – 1962
Phó Tư Lệnh Phân khu 1[a]
Nhiệm kỳ
Tháng 10 năm 1967 (1967-10) – 1970
Chính ủy Phân khu 1
Nhiệm kỳ
1970 – 1971
Phó Chính ủy Quân khu Sài Gòn – Gia Định
Nhiệm kỳ
Tháng 4 năm 1972 (1972-04) – Tháng 12 năm 1972 (1972-12)
Chính ủy Quân khu Sài Gòn – Gia Định
Nhiệm kỳ
Tháng 1 năm 1973 (1973-01) – Tháng 8 năm 1974 (1974-08)
Phó Tư lệnh Công an nhân dân Vũ trang (Bộ Nội vụ)
Nhiệm kỳ
1975 – 1979
Phó Tư lệnh Quân khu 7
Nhiệm kỳ
1980 – 1987
Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Nhiệm kỳ
1987 – 1995
Thông tin cá nhân
Sinh
Lê Văn Dọn

(1925-07-10)10 tháng 7 năm 1925
Phú Thọ Hòa, Gò Vấp, Gia Định, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất11 tháng 3 năm 2006(2006-03-11) (80 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nơi an nghỉTân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945–1995
Cấp bậc Trung tướng
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngDanh sách đầy đủ

Lê Văn Dọn (10 tháng 7 năm 1925 – 11 tháng 3 năm 2006), bí danh Tám Lê Thanh, Lê Thanh hay Tám Dọn,[2][3] là một nhà lãnh đạo quân sự người Việt Nam phục vụ trong hai cuộc chiến tranh với Đế quốc thực dân PhápHợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trên cương vị là Trung tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, ông cũng từng nắm giữ các chức vụ quan trọng như Chỉ huy phó Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ, Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 180 An ninh vũ trang miền Nam, Phó Tư lệnh kiêm Chính ủy Phân khu 1, Chính ủy Quân khu Sài Gòn – Gia Định, Ủy viên ban an ninh Trung ương Cục miền Nam kiêm Chỉ huy Trưởng Lực lượng an ninh vũ trang Miền, Phó tư lệnh Công an nhân dân Vũ trang, Phó Tư lệnh Quân khu 7 và Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Xuất thân từ giai cấp nông dân, nguyên quán xã Phú Thọ Hòa thuộc tỉnh Gia Định, Lê Thanh gia nhập Việt Minh vào năm 1945 và nhanh chóng lãnh đạo quần chúng tại huyện Hóc MônGò Vấp tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền từ tay Đế quốc Nhật Bản. Hai năm sau, ông cùng với Lâm Quốc Đăng chủ trương xây dựng công trình quân sự dưới lòng đất đầu tiên tại khu vực Nam Bộ để làm nơi trú ẩn cho lực lượng kháng chiến. Đến thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ông tiếp tục là một trong những người đầu tiên ở miền Nam đóng góp trực tiếp vào quá trình hình thành địa bàn hoạt động của quân đội cộng sản, từ nhiệm vụ thành lập lực lượng vũ trang cho đến việc kiến tạo nên khu căn cứ Trung ương Cục.[4] Năm 1960, trận tập kích vào doanh trại Nguyễn Thái Học do Lê Thanh và Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy đã gây sốc cho chính quyền Ngô Đình Diệm cùng các cố vấn quân sự Hoa Kỳ, buộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải đổi sang chiến thuật du kích để đối phó lại sự trỗi dậy ngày càng tăng của lực lượng cộng sản. Truyền thông Việt Nam nhận định sự kiện này là cột mốc mở đầu cho phong trào Đồng Khởi nhằm chống lại Hoa Kỳchế độ Sài Gòn.

Cuối năm 1969, Lê Thanh là vị chỉ huy quân đội duy nhất sống sót trong một trận giao tranh với lính Hải quân Hoa Kỳ trên sông Vàm Cỏ Đông, trong khi cấp trên của ông là nhà tình báo Hoàng Minh Đạo đã thiệt mạng. Sau khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai kết thúc, với vị thế là người đại diện cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng khu vực phía Nam, ông tiếp tục kiến tạo nên lực lượng của các trung đoàn cơ động nhằm bảo vệ vùng biên giới, triển khai một loạt hệ thống đồn biên phòng Nam Bộ, đồng thời tổ chức các đoàn quân tiến sang Campuchia để truy quét quân đội của Pol Pot trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Lê Thanh nghỉ hưu vào năm 1995 và qua đời 11 năm sau đó, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều huân chương, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định phê duyệt vào năm 2015.

Thân thế và khởi đầu cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Văn Dọn sinh ngày 10 tháng 7 năm 1925 ở xã Phú Thọ Hòa, tổng Dương Hòa Thượng, huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định, xứ thuộc địa Nam Kỳ, nay là phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.[5]

Tháng 5 năm 1945, ông gia nhập đoàn Thanh niên Cứu quốc để chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa.[5] Ba tháng sau, khi phong trào đấu tranh giành chính quyền bùng nổ khắp toàn quốc, tại huyện Gò Vấp và tỉnh Gia Định, quân đoàn Thanh niên Tiền phong phối hợp với lực lượng khởi nghĩa do Lê Thanh và Lâm Quốc Đăng (Tư Thược) lãnh đạo đã xuống đường đấu tranh vũ trang nổi dậy chống lại Đế quốc Nhật Bản, sau đó thành lập nên Ủy ban hành chính xã Phú Thọ Hòa lấy Đình Phú Thạnh làm trụ sở chính.[6] Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.[5]

Khoảng thời gian từ năm 1940 đến 1945, Lê Thanh và Lâm Quốc Đăng đã dùng chánh điện của Đình Phú Thạnh làm địa bàn hoạt động, xây dựng lực lượng hỗ trợ phong trào cách mạng tại địa phương.[6] Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Việt Nam, ông cùng với các cấp ủy xã Phú Thọ Hòa tiếp tục sử dụng ngôi đình này và Đình Tân Hòa Tây làm cơ sở để bàn luận kế sách,[b] vận động quần chúng ủng hộ vật chất cho cách mạng và tham gia kháng chiến.[6][9]

Chiến tranh Đông Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1945, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược miền Nam, ông nhập ngũ, gia nhập Vệ quốc đoàn và tham chiến ở Liên quận Gò VấpHóc MônBà ĐiểmĐức Hòa.[5] Đầu tháng 10, sau khi củng cố quân đội, Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công triệt phá vòng vây và đánh chiếm nhiều phủ lỵ ở tỉnh Gia Định. Lực lượng kháng chiến sau đó đã thành lập bốn mặt trận nhằm ngăn chặn đà tiến công của đối thủ vây quanh vùng đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.[10] Lê Thanh nằm trong bộ phận chỉ huy đội vũ trang chiến đấu tại mặt trận số hai phía Tây Bắc án ngữ khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Nhì.[2][10] Xuyên suốt giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1947, với chức vụ Đại đội trưởng Chi đội 12 thuộc Khu 7 nằm dưới sự chỉ huy của Chi đội trưởng Tô Ký, Lê Thanh tham gia phối hợp chống càn ở các căn cứ Hố Bò, Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây (Khu 5 Hóc Môn) và căn cứ Long Phước Thôn, phía đông Thủ Đức. Trong khoảng thời gian này, ông đã lãnh đạo đơn vị đánh bại thành công một trận càn của quân Pháp tại Gia Hẹ – Xóm Mới (thuộc xã Trung Lập, Khu 5 Hóc Môn).[5]

Lê Thanh (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (phải) về thăm lại địa đạo Phú Thọ Hòa vào năm 1984.

Giữa năm 1947, nhận thấy được lợi thế địa bàn phức tạp, nằm trên vùng cao và có nhiều cây cối rậm rạp, Lê Thanh cùng với Lâm Quốc Đăng đã chỉ đạo Ủy ban kháng chiến hành chính xã Phú Thọ Hòa (quận Gò Vấp) tiến hành xây dựng khu căn cứ quân sự dưới lòng đất để bộ đội về bám trụ chiến đấu.[11][12] Phương thức làm la bàn địa đạo mỗi khúc giống như đào hầm từng toa xe lửa đứt đoạn. Từ hai điểm, hai tổ xây dựng bắt đầu đào và giao nhau ngay giữa.[13] Cuối tháng 12, sử dụng phương kế lấy hàng binh người Pháp làm lực lượng chiến đấu, Lê Thanh và Tư Thượt đã dẫn dắt quân đoàn này tấn công đối phương đóng tại đồn cách địa đạo khoảng một cây số. Ngoài ra cũng với cùng một chiến thuật như trên đã giúp quân cách mạng giành thắng lợi trước đồn Phạm Văn Tụng vào đầu năm 1948.[12] Quân Pháp chịu tổn thất liên tục trong khu vực đã khiến hai vị chỉ huy bị truy bắt gắt gao. Cuối năm 1948, Chi đội 12 đặt dưới sự chỉ huy của Lâm Quốc Đăng và cấp phó là Lê Thanh đã diễn ra một trận giao tranh căng thẳng với lính Pháp tại vị trí có địa đạo xuyên qua. Tuy hầm trú ẩn bị phát hiện sau đó nhưng đoàn quân đã kịp thời phối hợp với lực lượng du kích địa phương đẩy đối phương ra khỏi vùng chiến đấu, đồng thời bảo vệ thành công phần đường hầm còn lại.[12] Đến năm 1996, địa đạo Phú Thọ Hòa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia của Thành phố Hồ Chí Minh,[14] và đây cũng chính là công trình quân sự dưới mặt đất xuất hiện đầu tiên trên toàn khu vực Nam Bộ của Việt Nam.[15][16][17]

Năm 1952, quân Pháp đánh phá vào huyện Gò Vấp khiến đoàn quân nơi đây bị suy yếu nghiêm trọng, Lê Thanh được điều về làm Huyện đội phó Huyện đội Gò Vấp để xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, duy trì phong trào du kích.[5] Đến cuối năm, ông được Lê Đức Anh lựa chọn đi cùng với đoàn cán bộ của Lê Duẩn ra Việt Bắc học tập, đồng thời báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu về tình hình chiến trường Nam Bộ.[18] Trên chuyến hành trình kéo dài năm tháng vượt dãy Trường Sơn để ra đất Bắc, mỗi thành viên trong đoàn phải cõng 20kg gạo để ăn dọc đường, không ít lần gặp nguy hiểm vì bom đạn và mắc bệnh sốt rét kéo dài.[19][20] Đến ngày 14 tháng 5 năm 1953, đơn vị mới đến được Tân Trào, Tuyên Quang.[20] Tại đây, Lê Thanh được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Đức Anh thay mặt đoàn phổ biến với Bác Hồ kinh nghiệm tác chiến của chiến thuật đặc công được phát triển trong Chiến dịch Bến Cát.[21] Đến cuối năm, ông cùng với Trần Công An đảm nhận trọng trách bảo vệ ông Đức Anh trên tuyến đường trở về,[22] đến khi vào được căn cứ Dương Minh Châu thì cũng là lúc đang diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.[20] Lê Thanh phụ trách công tác giao liên liên các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian này cho đến hết năm 1954.[5]

Chiến tranh Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

1954–1959: Đột phá với những chiến tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện Genève, thay vì tập kết ra Bắc, Lê Thanh được Xứ ủy Nam Bộ lựa chọn ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động vì đã có kinh nghiệm về xây dựng lực lượng quân sự và tác chiến vũ trang. Ông bắt đầu thực hiện công tác vận động quần chúng và tuyên truyền chính trị.[23] Cũng trong khoảng thời gian này, quân đội vũ trang tạm thời chuyển vùng hoặc ngưng hoạt động cho đến khi nhận chỉ thị tiếp theo từ Đảng. Cùng với Nguyễn Hữu Xuyến và Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh đã vận động thanh niên trốn chính quyền đi lính vào chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đ, lập làng chiến đấu, sản xuất tự túc, chuẩn bị cơ sở vật chất nếu có xảy ra xung đột.[24][25] Năm 1955, khi mâu thuẫn giữa quân đội Bình Xuyên và nội các nền Đệ Nhất Cộng Hòa lên đến cao trào, đỉnh điểm là cuộc đảo chính tấn công vào Dinh Độc Lậpthành Cộng Hòa dẫn đến thất bại, Bình Xuyên cuối cùng buộc phải rút về Rừng Sác.[26] Đến tháng 9 cùng năm, tổng thống Ngô Đình Diệm bắt đầu phát lệnh tiêu diệt các thế lực giáo phái,[26] trước sự điều động từ nhà tình báo Hoàng Minh Đạo, Lê Thanh cùng với Phạm Văn Thuận (Ba Thu) và Lâm Quốc Đăng vào giúp Bình Xuyên chống trả lại sự truy kích.[27] Tuy nhiên khi đến nơi thì hầu hết đoàn quân đã bị tận diệt bởi chính Quân đội Quốc gia do Dương Văn Minh chỉ huy với sự góp sức của Trình Minh Thế. Chỉ còn một Tiểu đoàn Bảy Môn (do Võ Văn Môn chỉ huy – nguyên Tham mưu trưởng lực lượng) hợp tác với cách mạng sống sót, ba người đã hướng dẫn toán quân này phản kháng trước sự truy kích của quân đội miền Nam, sau đó rút về đồn cao su Cẩm Mỹ, vượt sông Đồng Nai lên Chiến khu Đ.[27][28] Tại đây nhiều đảng viên, bộ đội, du kích cũ sáp nhập vào quân đội của Bảy Môn và trở thành một phần trong lực lượng vũ trang chống lại Mỹ.[28] Lê Thanh tiếp tục nhận nhiệm vụ chỉ huy trưởng một trung đội được thành lập bởi các cán bộ lãnh đạo và binh sĩ trong Bình Xuyên tình nguyện đi theo cách mạng.[29]

Từ tháng 9 năm 1955, ông phụ trách tổ chức lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ Xứ ủy Nam Bộ.[30] Tháng 7 năm 1956, khi chính quyền Sài Gòn triển khai chiến dịch Trương Tấn Bửu nhằm mục đích triệt tiêu các lực lượng cách mạng, Lê Thanh từ chiến khu Đ buộc phải rút vào vùng rừng núi tạo địa bàn hoạt động.[31] Đến ngày 18 tháng 10 trong cùng năm, đại đội 80 (C80) – sau này là Đoàn 180 An ninh vũ trang, tiền thân của Phòng Cảnh vệ Miền Nam trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ – chính thức được thành lập.[32][33] C80 do ông cùng Ba Thu và Lâm Quốc Đăng chỉ huy, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy.[34][35] Khoảng thời gian từ cuối năm 1956 đến đầu năm 1957, các nhóm vũ trang tại Tây Ninh cùng với lực lượng của miền Trung và Tây sát nhập, từ đó thành lập nên đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên mang tên Tiểu đoàn C500. Lê Thanh đang tham gia chỉ huy Bộ đội Bình Xuyên liền quay trở về nhận nhiệm vụ chỉ huy Tiểu đoàn này và chiến khu C.[27][36] Đầu năm 1958, Xứ ủy ra quyết định thành lập khu miền Đông, ông cùng với Lâm Quốc Đăng được bổ nhiệm làm Phó Chỉ huy lực lượng vũ trang xây dựng khu căn cứ của Đảng Cộng sản tại miền Nam,[37] đặt dưới quyền Chỉ huy trưởng Nguyễn Hữu Xuyến nhằm mục đích tiếp tục gầy dựng các cơ sở hoạt động trải dài từ Campuchia đến Long Nguyên, Bến Cát, Bời Lời, Trảng Bàng, Tây Ninh.[4] Ngày 4 tháng 1 trong cùng năm,[c] trận đánh vào đồn điền Cao su Minh Thạnh đã diễn ra thắng lợi do Lâm Quốc Đăng và Lê Thanh lãnh đạo nhằm mục đích chiếm lấy kho bạc nằm trong khu vực này và tuyên truyền tính chính nghĩa của lực lượng Cách mạng.[27][38]

Từ phải sang: Lê Thanh cùng với Mai Chí Thọ và Lâm Quốc Đăng. Họ là đồng đội đã sát cánh cùng ông trong những trận đánh lớn ở Nam Bộ.

Trước tình hình các đơn vị vũ trang tập trung đang phát triển nhưng lại thiếu hụt về vũ khí, cơ sở vật chất, tài chính và lương thực, Ban Quân sự miền Đông – được Xứ uỷ đồng ý, đã quyết định tổ chức một trận đánh lớn vào chi khu Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một).[d][40] Đây là khu vực chứa nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cùng sự chủ quan từ phía đối phương do địa thế trước đó chưa từng bị động thủ.[41] Với sự phân công từ Bí thư Xứ ủy tại thời điểm đó là Nguyễn Văn Linh, Lê Thanh và Võ Cương (Mười Năng) được điều động làm chỉ huy phó, Mai Chí Thọ giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy cùng với Nguyễn Hữu Xuyến đảm nhận cương vị tổng trưởng chỉ huy chịu trách nhiệm trước sự thành bại trong trận đánh vào mục tiêu quân sự.[42] Theo kế hoạch, đêm ngày 10 tháng 8 năm 1958, lực lượng tập kích được chia làm ba mũi tấn công vào các cứ điểm quan trọng.[43] Sau 30 phút nổ súng, toàn bộ căn cứ tiểu đoàn đã bị quy phục.[40] Đến 2 giờ 30 phút sáng ngày 11 thì đơn vị đã hoàn toàn làm chủ được trận địa, thu về vô số đạn dược, đồ dùng quân sự, đồng tiền Sài Gòn cùng nhiều lương thực, thực phẩm.[41] Lần đầu tiên kể từ năm 1954, Dầu Tiếng được xem là trận đánh lớn mở màn của lực lượng vũ trang cách mạng miền Đông Nam Bộ khi đánh chiếm thành công một căn cứ quân sự cấp quận của chính quyền Sài Gòn.[44][40][45] Gây được tiếng vang trên toàn miền, đồng thời khai mở truyền thông giữa căn cứ Đông và Tây, tạo điều kiện cho Xứ uỷ di chuyển về khu vực này để chỉ đạo phong trào cách mạng.[46]

Trước sức ép từ nền Đệ Nhất Cộng hòa, Xứ ủy tiếp tục ra quyết định tập trung lực lượng tiến hành một cuộc tấn công lớn làm đòn bẩy thúc đẩy phong trào khởi nghĩa toàn miền Nam.[47][48] Năm 1960, Lê Thanh được điều động làm Phó ban Quân sự Miền và tham gia Ban chỉ huy trận đánh Tua Hai cùng với Tám Kiến Quốc, Tám Cao và Mười Năng.[49][50][51] Đêm 28 Tết rạng sáng ngày 26 tháng 1, lệnh tiến công căn cứ bắt đầu,[48] lực lượng đột kích chia làm bốn mũi trọng điểm, trong đó hai mũi cuối do Lê Thanh trực tiếp chỉ huy chịu trách nhiệm tiến công từ hướng Nam – Đông Nam, đánh vào khu quân xa và đại đội trọng pháo nhằm mục đích chiếm kho vũ khí.[52] Đến khi làm chủ được trận địa phía Nam, ông lấy ba xe vận tải của đối phương, xếp súng đạn vào và nhanh chóng chuyển thiết bị về căn cứ. Tuy nhiên vừa chạy khoảng một cây số thì chiếc đầu tiên bị trật bánh, hai xe còn lại di chuyển tiếp đến khi vào rừng gặp chướng ngại vật thì dừng lại. Một trung đội được điều động lấy vũ khí trên xe xuống, băng xuyên rừng và đi bộ. Bản thân Lê Thanh cũng mang về căn cứ đến 16 khẩu Colt 12 vào ngày hôm sau.[52] Sự kiện này đã gây sốc cho chính phủ Ngô Đình Diệm và các cố vấn Mỹ, một nghiên cứu đến từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, Phái bộ Cố vấn Hỗ trợ Quân sự (MAAG) và CIA về những tác động của trận chiến đã khuyến nghị quân đội miền Nam cần được huấn luyện về chiến tranh du kích để đối phó lại mối đe dọa ngày càng tăng đến từ lực lượng cộng sản.[53] Các cơ quan này nhận định cuộc tấn công là một "minh họa ấn tượng" về "chiến thuật ngày càng hung hãn của Việt Cộng", qua đó bộc lộ rõ những vấn đề khó khăn mà quân đội Sài Gòn gặp phải trong quá trình "kiểm soát tình hình an ninh nội bộ".[54] Vụ việc đã chứng tỏ "sự táo bạo", "khả năng Việt Cộng xâm nhập vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa" và có dấu hiệu cho thấy quân cách mạng được "một số người dân địa phương bí mật hỗ trợ".[54] Cuộc đột kích và các hành động tương tự khác xảy ra vào đầu năm 1960 khiến Đại sứ quán Mỹ kết luận rằng vấn đề nổi dậy đã leo thang từ một mối đe dọa tiềm ẩn lâu dài nay trở thành "vấn đề số 1" đối với nền nội các Diệm.[55] William Colby – Trưởng trạm CIA tại Sài Gòn trong nhiệm kỳ 1959–1962, cho biết: "vào đầu năm 1960, miền Nam Việt Nam đã bắt đầu cảm giác — và nhận thấy — kết quả của chiến dịch tổ chức và chiêu mộ cộng sản",[56] việc một trung đoàn của chính phủ miền Nam bị tấn công bất ngờ đã "gây ra nỗi sợ hãi trong giới Sài Gòn."[57] Trong bức thư cá nhân do tướng Samuel Williams – Cố vấn Trưởng Phái bộ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, gửi cho đồng nghiệp cũ nhận định rằng "sự trắng trợn của cuộc công kích này đã gây chấn động tận gốc rễ người Việt Nam".[58] Đây là lần đầu tiên quân đội cộng sản đã tập kích thành công vào cơ sở quân sự cấp trung đoàn của chính quyền Sài Gòn.[59][60][61] Truyền thông Việt Nam nhận định sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng mở đầu cho cao trào Đồng khởi ở Nam Bộ.[62][63][64][65] Địa điểm diễn ra cuộc chiến sau này cũng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 23 tháng 7 năm 1993.[66]

1960–1974: Nắm giữ những chức vụ quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Thanh và Trần Bạch Đằng (thứ 2 và 3 từ trái sang) tại khu căn cứ Xứ ủy ở Tây Ninh vào năm 1961.

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, chính phủ miền Bắc ra thông báo thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là tổ chức được thiết kế nhằm lặp lại sự thành công của Việt Minh – một liên minh dân tộc chủ nghĩa đã giải thoát thành công Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.[67] Ngày 15 tháng 12 năm 1961, Lê Thanh đại diện cho lực lượng vũ trang giải phóng, cùng với Phùng Văn CungNguyễn Văn Linh, ông được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo ban đầu của mặt trận.[68][69][70] Từ năm 1961 đến năm 1966, ông giữ chức vụ Trung đoàn phó rồi đến Trung đoàn trưởng Trung đoàn chủ lực Miền, chiến đấu chống lại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Cũng trong năm 1966, ông được thuyên chuyển làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu Sài Gòn – Gia Định, Chỉ huy trưởng liên quận Gò Vấp – Hóc Môn.[5] Đến tháng 10 năm 1967, để chuẩn bị cho kế hoạch tổng công kích, tổng khởi nghĩa mang tên Nghị quyết Quang Trung,[71] Quân khu Sài Gòn – Gia Định và Quân khu 7 giải thể, thay bằng vùng trọng điểm gồm 6 phân khu.[72][73] Phân khu 1 ban đầu do Trần Đình Xu làm Tư lệnh và Lê Thanh giữ chức Phó Tư lệnh.[5]

Đêm ngày 14 tháng 12 năm 1969,[e] Lê Thanh cùng Chính ủy Hoàng Minh Đạo (thay thế Đình Xu tử trận) được điều động về Trung ương Cục dự họp.[85] Khi vượt sông Vàm Cỏ Đông, đoàn người gồm bốn thuyền chia làm hai nhóm, ông cho biết: "Đến Vàm Trảng, nơi có hai chiếc thuyền lớn, mỗi người đi riêng một chiếc. Nguyên tắc không cho hai thuyền qua sông cùng lúc nên tôi bảo anh Đạo chờ khi nào thấy thuyền tôi qua hai phần ba sông thì anh bắt đầu qua".[74] Tuy nhiên trên thực tế là chuyến đi này đã bị phát hiện và một trận giao chiến không cân sức diễn ra sau đó. Trong tư liệu của Hải quân Hoa Kỳ và trung tâm lưu trữ lịch sử chiến tranh Việt Nam xuất hiện một bản báo cáo tường thuật lại chi tiết cuộc đụng độ này vào tháng 12 năm 1969 như sau:

...Tàu tuần tra trên sông (PBR) của sư đoàn hải quân 552 (RIVDIV 552) hoạt động tại địa điểm có nhiều địch qua lại trên sông Vàm Cỏ Đông cách khu vực Trà Cú chín dặm về hướng đông nam. Vào lúc 19 giờ 44 phút ngày 14 tháng 12, họ nhìn thấy và nổ súng vào một chiếc thuyền tam bản vượt sông từ tây sang đông. Khi khu vực này được rọi sáng, phát hiện thêm ba thuyền nữa cùng với chín Việt Cộng dưới nước. Thời điểm các đơn vị nã đạn vào thuyền và những tên dưới sông, họ hứng chịu hỏa lực B40 và vũ khí tự động (A/W) từ bờ tây cùng hỏa lực A/W dày đặc đến từ bờ đông. Vị trí bắn trả của địch trải rộng khoảng 75 mét dọc sông. Chiếc PBR dẫn đầu đã lãnh trúng hai hoặc ba viên đạn B40 khiến thuyền trưởng văng sang một bên và làm chấn thương ba thủy thủ đoàn. Con tàu bị hư hỏng mất kiểm soát, mắc cạn và bắt đầu bốc cháy. Trong khi đó, thuyền hộ tống tiếp tục hứng chịu hỏa lực B40 và A/W với ít nhất 12 quả rocket được bắn ra. Tại thời điểm này, viện trợ đang được khai triển dưới hình thức pháo binh, Sói Biển, Ngựa Đen, lính lục quân và lực lượng hỗ trợ không quân chiến thuật (TACAIR). Vào lúc 19 giờ 52 phút, thuyền trưởng mất tích đã được cứu sống, sáu quân địch và ba chiếc thuyền tam bản đã bị phát hiện và bắn hạ. Đến 22 giờ 2 phút, một chiếc Zippo và thuyền cứu hộ (CSB) tiếp cận chiếc PBR mắc cạn để dập tắt đám cháy đã thiêu rụi con tàu đến mực nước. Quân đội và các đơn vị lính thủy đảm bảo an ninh suốt đêm, trong hoạt động trục vớt vào sáng sớm đã phát hiện ra hai chiếc thuyền thủng lỗ chỗ bởi đạn M-60, một trong số đó chứa một khẩu AK-47, bảy viên đạn súng trường không giật cỡ nòng 75 mm (RR 75mm) và vệt máu tươi. Nhân viên trục vớt ước tính chiếc PBR bị triệt tiêu đã trúng ít nhất bốn quả đạn RR 75mm. Con tàu đã chìm xuống sông. Tổn thất của lính hải quân Hoa Kỳ là bốn người bị thương (một nghiêm trọng) và một chiếc PBR bị phá hủy. Thương vong của địch là bốn Việt Cộng bị giết và năm tên nữa có thể đã bị tiêu diệt...[75]
Một đoạn trên sông Vàm Cỏ Đông, nơi Lê Thanh suýt mất mạng trong một trận giao tranh với lính Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1969.

Năm 2010, khi bà Minh Vân – con gái của nhà tình báo Hoàng Minh Đạo đến Trung tâm lưu trữ Vietnam Archive thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock, Texas để tìm kiếm tư liệu về trận chiến,[86] kết hợp cùng với hơn 400 cuộc gặp gỡ những nhân vật có liên quan trước đó,[87] bản báo cáo trên đã làm sáng tỏ thông tin con thuyền chở Trung tướng Lê Thanh là chiếc duy nhất sống sót thoát được lên bờ,[82][88][89] toàn bộ 17 thành viên của quân kháng chiến trên ba chiếc xuồng còn lại đều mất mạng giữa trận hỏa lực.[78][90][91] Theo chỉ đạo từ bí thư Trung ương cục Nguyễn Văn Linh, Lê Thanh được bổ nhiệm làm Chính ủy Phân khu, trực tiếp chỉ huy hai cuộc tìm kiếm dấu vết thi thể của ông Đạo nhưng đều không mang lại kết quả.[92] Không có chi tiết nào trong bản tường thuật cho thấy lực lượng Hoa Kỳ đã biết trước sẽ có cộng sản vượt sông trong đêm.[86] Theo Steve Maxner – giám đốc Trung tâm lưu trữ cho biết, nếu tình báo Mỹ nghi ngờ có một người thuộc cấp bậc cao của lực lượng chính quy xuất hiện trong khu vực, họ sẽ ra lệnh bắt tù binh nhằm gây áp lực thay vì giết chết toàn bộ kẻ thù.[86] Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng trong hàng ngũ cách mạng có kẻ phản gián đã cố tình dẫn lối đơn vị băng xuyên rừng đến tuyến đường tuần tra của lính Mỹ.[86]

Tháng 4 năm 1972, Quân khu Sài Gòn – Gia Định tái lập, Lê Thanh được bổ nhiệm làm Phó Chính ủy,[93] sau đó một năm thì thay thế Tám Cao làm Ủy viên Thường vụ Khu ủy, Chính ủy của khu vực quân sự này.[94][95] Tháng 8 năm 1974, ông được điều về Trung ương Cục, nắm giữ chức vụ Ủy viên Ban An ninh của cơ quan kiêm Chỉ huy trưởng lực lượng an ninh vũ trang Miền.[5] Đến tháng 2 năm sau, Lê Thanh đề xuất với Thành ủy Sài Gòn – Gia Định thiết lập một đội cơ động nhằm mục đích tiếp quản các cơ quan của chính quyền Sài Gòn sau khi chiến tranh kết thúc, trên cơ sở một số đơn vị bộ đội địa phương của huyện Củ Chi kết hợp cùng lực lượng tổng động viên từ các cơ quan cấp huyện, Trung đoàn Củ Chi Đất Thép từ đó ra đời với quân số gần 800 người.[30][96] Đầu năm 1975, sau khi giành chiến thắng trong trận chiến Phước Long, Trung ương Cục tiếp tục ra chỉ thị mở rộng khu vực hoạt động của quân cách mạng, Lê Thanh được giao nhiệm vụ giải quyết đồn Mỏ Công của quân đội Sài Gòn đóng trên đường 22, từ Xa Mát đến thị xã Tây Ninh. Trong khu vực này có 1 đại đội bảo an, 1 chốt cảnh sát và 3 chốt dẫn vệ, sau khi do thám và nghe báo cáo tình hình, Lê Thanh đề xuất phương thức tấn công cường tập, cùng với Ba Bên, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trận đánh và đến cuối tháng 3 năm 1975, quân kháng chiến đã làm chủ toàn bộ hệ thống năm cứ điểm của đồn bốt này.[30] Vào trung tuần trước thời điểm quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, theo sự điều động từ hai bí thư Phạm HùngNguyễn Văn Linh,[97] ông được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo Trung đoàn 180 An ninh vũ trang bảo vệ Ban Thường vụ Trung ương Cục,[98] Mặt trận Giải phóng miền NamChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến về Sài Gòn.[99] Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Lê Thanh công bố quyết định thành lập Bộ Chỉ huy hành quân và tác chiến, sáu ngày sau, ông cùng với Nguyễn Văn Bên chủ trương vận động tinh thần các đơn vị lên đường.[f][30] Đội hình tiến quân ba hướng theo kế hoạch của Lê Thanh trước đó đã được phê duyệt, mũi thứ ba, Tiểu đoàn một do ông chỉ huy làm nhiệm vụ bảo vệ các cấp trên tiến về thủ đô Việt Nam Cộng hòa tham gia chiến dịch tổng tấn công giải phóng Sài Gòn – Gia Định.[102]

Sau thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lê Thanh tiếp nhận Tiểu đoàn 18 từ miền Bắc chi viện vào, ông tiếp tục điều động những đơn vị bảo vệ các cửa khẩu và cứ điểm quan trọng trong nội thành Sài Gòn, tiếp quản bến cảng, kho xăng dầu Nhà Bèsân bay Tân Sơn Nhất, đưa vào hoạt động chỉ năm ngày sau khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai kết thúc. Đến ngày 15 tháng 5, trên cương vị là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận và cũng là vị chỉ huy cao nhất của lực lượng An ninh vũ trang miền Nam, Lê Thanh cùng với ban lãnh đạo nhà nước tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm sự kiện chiến thắng. Ngoài ra, việc tận dụng mối quan hệ với người đứng đầu các Tỉnh ủy Nam Bộ trong thời chiến đã giúp ông triển khai thành công một hệ thống đồn Biên phòng ở biên giới, hải đảo và cửa khẩu quốc tế nhằm mục đích bảo vệ khu vực biên cương cùng bờ biển phía Nam của Việt Nam. Cũng trong khoảng thời gian này, Lê Thanh đã đề xuất Quân khu ủy và Thành ủy Sài Gòn – Gia Định luân chuyển Trung đoàn Củ Chi Đất Thép về lực lượng An ninh vũ trang, từ đó đội quân cơ động được dàn trải đến các tuyến biên giới Nam Bộ. Tiểu đoàn 1 nhận nhiệm vụ bảo vệ vùng biên ải Đắk Lắk, chủ trương yêu cầu tổ chức FULRO quy hàng. Tiểu đoàn 2 được phân công đến Tây Ninh để tăng cường phòng thủ khu vực Tây Nam. Tiểu đoàn 3 đến vùng biển Đồng Nai nhằm quản lý các vấn đề xâm nhập hoặc vượt biên trái phép. Sau khi nhận chỉ thị từ Bộ Tư lệnh yêu cầu thành lập thêm các lực lượng cơ động miền Nam, Lê Thanh đã trực tiếp tham gia phê duyệt kế hoạch bố trí lại đội ngũ chỉ huy các đơn vị quân đội, thiết lập Tiểu đoàn 2 thành một trung đoàn mới, vẫn đóng chốt tại Tây Ninh với phiên hiệu là Trung đoàn 2, còn Tiểu đoàn 3 thì được luân chuyển về vùng biên cương An Giang để kiến tạo nên lực lượng Trung đoàn 4 Biên phòng.[30]

Trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1979, Lê Thanh giữ chức vụ Phó Tư lệnh lực lượng Công an nhân dân vũ trang thuộc Bộ Nội vụ.[5] Năm 1977, ông được phong quân hàm Thiếu tướng,[30] cũng trong khoảng thời gian này, khi quân đội Pol Pot bắt đầu mở nhiều cuộc tấn công lớn chống lại Việt Nam, ông cùng với Huỳnh Thủ và Trần Quyết đến các đồn biên phòng Tây Nam kiểm tra, thương thảo kế hoạch tác chiến với Quân khu V, VIIIX trong tổ chức hiệp đồng chiến đấu.[103] Việc Lê Thanh tăng cường các đơn vị cơ động ngay tại vùng ranh giới này trước đó được cho là đã hữu dụng trong việc đẩy đùi đội quân của Pol Pot.[30] Đầu tháng 1 năm 1979, khi quân đội Việt Nam tiến đến thủ đô Phnôm Pênh buộc lãnh đạo Khmer Đỏ cùng với nhiều thành phần chính trị và quân sự của thế lực này phải rút về Thái Lan, một nhà nước Campuchia thân Việt Nam của Heng Samrin chính thức được thành lập.[104] Dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Lê Đức Thọ, Lê Thanh cùng với hai vị tướng Đinh Văn Tuy và Trần Quyết lãnh đạo Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang tham gia chiến dịch phản công biên giới Tây Nam, nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ quan đầu não cách mạng nước láng giềng, phối hợp trong công tác biên phòng bảo vệ tuyến biên giới CampuchiaThái Lan.[105] Qua thị sát trực tiếp chiến trường, Lê Thanh đã báo cáo tình hình với cấp trên và đề xuất thay đổi hình thức chiến đấu phối thuộc, nhanh chóng thành lập các trung đoàn tác chiến độc lập để giảm thiểu thương vong.[106] Năm 1980, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu 7 và bảy năm sau thì giữ chức vụ Phó Tư lệnh Bộ đội biên phòng.[5] Tháng 5 năm 1991, Lê Thanh thụ phong quân hàm Trung tướng và nghỉ hưu vào năm 1995.[30] Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông được điều động tham gia Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử Trung ương Cục Miền Nam trong năm 1997.[107] Công cuộc tái thiết của phòng ban kết thúc gần một thập kỷ sau đó.[108][109]

Ngày 11 tháng 3 năm 2006, Lê Thanh qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 80 tuổi.[110] Vài ngày sau, nhà văn Trần Bạch Đằng đã xuất bản một bài tiểu luận đăng trên tờ Sài Gòn Giải Phóng để tưởng nhớ đến ông cùng khoảng thời gian hoạt động cách mạng chung giữa hai người.[4] Lễ tang được tổ chức trọng thể, trong đó có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng ban lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đến viếng thăm.[30]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Quyết định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc truy tặng danh hiệu Anh hùng vũ trang cho Lê Thanh vào năm 2015.

Bốn mươi năm sau cột mốc kết thúc Chiến Tranh Việt Nam,[111] Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra thông cáo truyền thông cho biết Trung tướng Lê Thanh cùng với Thượng úy Biệt động Sài Gòn Mai Hồng Quế được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định số 771/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì "đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước".[112][113] Lễ trao tặng được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 năm 2015 – đúng 104 năm sau sự kiện Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Đế quốc thực dân Pháp.[114]

Quốc gia Giải thưởng Ct.
 Việt Nam Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng [5]
Huân chương Độc lập hạng Nhất [30]
[110]
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân [115]
  1. ^ Phân khu 1 là một khu vực cũ trực thuộc Văn phòng Trung ương Cục miền Nam, chuyên phụ trách các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp (Gia Định), Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương) và Trảng Bàng (Tây Ninh).[1]
  2. ^ Đình Phú Thạnh và Đình Tân Hòa Tây nằm trong địa bàn quận Tân Phú đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp thành phố lần lượt vào năm 2011 và 2013.[7][8]
  3. ^ Theo Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương, các công văn tư liệu đóng dấu mộc "Mật/Kín", đương thời lưu hành nội bộ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa được bảo quản trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đã cho thấy trận đánh Đồn điền Cao su Minh Thạnh thực tế diễn ra vào ngày 04/01/1958, không phải cột mốc 10/08/1957 hay 18/08/1957 như trong các công trình nghiên cứu Sử học của Việt Nam đã đề cập trước đó.[38]
  4. ^ Trong trận Dầu Tiếng, Lê Thanh tìm được máy chiếu 8mm cùng một cuộn phim, ông trao lại cho vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam sau này là Nguyễn Văn Hiếu. Ông Hiếu yêu cầu bộ phận Đài Phát thanh chạy máy nổ để chiếu thước phim này nhằm mua vui giữa chốn rừng hoang, đây là phim câm về điệu nhảy Claquettes của Tây Ban Nha, được các thành viên tiêu biểu trong Trung ương Cục miền Nam như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường, Phan Văn Đáng yêu cầu phát lại nhiều lần để "coi cho đỡ nghiền".[39]
  5. ^ Năm 2010, khi Minh Vân đến Mỹ để tìm hiểu về cái chết của Hoàng Minh Đạo, bà đã phát hiện ra một trích đoạn tài liệu do Hải quân Hoa Kỳ báo cáo lại trận giao tranh cuối cùng của cha mình hoàn toàn trùng khớp với những gì bà đã biết từ trước.[74] Tuy nhiên khi bản tường thuật này về đến Việt Nam thì một vài tình tiết trong đó đã sai lệch so với bản gốc. Đầu tiên, thời điểm diễn ra cuộc chiến là 14 tháng 12 năm 1969,[75] nhưng báo chí Việt Nam lại ấn định trễ hơn 10 ngày, trong khi các tòa soạn thống nhất thông tin Trung tướng Lê Thanh là vị chỉ huy duy nhất sống sót sau trận hỏa chiến, Nhân Dân lại cho rằng Hoàng Minh Đạo đã "hòa vào sông nước Vàm Cỏ" ngay "đêm Giáng sinh".[76] Tiền Phong,[77] Tổ Quốc,[78]Báo Quảng Ninh thì đồng loạt thông cáo ông qua đời trong một trận giao tranh ở "đêm Noel".[79] Một phiên bản tường thuật sự kiện đụng độ đã được Tuổi Trẻ phát hành trực tuyến, qua đó xác nhận thời điểm lực lượng cộng sản bị lộ tung tích khi đang vượt sông là lúc "19g44 ngày 14-12".[74] Các trận chiến của Hải quân Hoa Kỳ trong ngày 24 không có chi tiết nào mô tả chính xác bốn chiếc thuyền nhỏ của quân kháng chiến di chuyển trong đêm.[80] Tiếp theo, tập hồ sơ cho biết tuy vị đội trưởng trên con tàu tuần tra của quân đội Hoa Kỳ bị lực lượng cộng sản nã đạn "văng sang một bên", nhưng "đến 19 giờ 52 phút, thuyền trưởng mất tích đã được cứu sống",[75] bản dịch của Tuổi Trẻ lược bỏ mất đoạn này,[74] trong cuốn hồi ký xuất bản bốn năm (2014) sau chuyến đi Hoa Kỳ của mình,[81] bà Minh Vân khẳng định "tài liệu của họ" ghi lại thông tin "viên chỉ huy" đã "chết tại chỗ",[82] còn người cha của bà thì "hy sinh trong đêm Noel".[83] Ngoài ra, trận giao chiến được báo cáo diễn ra chưa đến 10 phút (1944H – 1952H),[75] nhưng bản tin nguyệt san của Quân Đội Nhân Dân vào năm 2019 một lần nữa cho biết phía "tài liệu Mỹ" truyền thông rằng cuộc chạm trán kéo dài đến "hai giờ đồng hồ".[84]
  6. ^ Nguyễn Văn Bên, bí danh Ba Bên, sinh tại vùng sông nước Ô Môn, Cần Thơ. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, từng học ở trường Sĩ quan Lục quân, Học viện Biên phòng Liên Xô và sau này được phong đến quân hàm Thiếu tướng. Ngoài ra ông cũng nắm giữ các chức vụ quan trọng như Chỉ huy phó Tham mưu trưởng Lực lượng An ninh vũ trang miền Nam, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục trưởng Cục Biên phòng Quân khu 7, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.[100][101]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Huệ Trinh; Tấn Chính; Ngọc Anh (25 tháng 7 năm 2017). “Liệt sĩ Huỳnh Văn Bánh - Người con cống hiến trọn đời cho Tổ quốc”. Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ a b Lâm Hiếu Trung 2003, tr. 66, 67
  3. ^ “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Phú Thọ Hòa”. Trang thông tin điện tử phường Phú Thọ Hòa. 20 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ a b c d Trần Bạch Đằng (14 tháng 3 năm 2006). “Tưởng nhớ anh Tám Lê Thanh”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (10 tháng 7 năm 2021). “Đồng chí Lê Thanh - Người cán bộ quân sự xuất sắc của Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ a b c Phòng Văn hóa và Thông tin (10 tháng 8 năm 2022). “Di tích lịch sử cấp Thành phố Đình Phú Thạnh”. Cổng thông tin điện tử Quận Tân Phú. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Lã Nguyên (18 tháng 8 năm 2011). “4 địa danh được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp thành phố”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Phòng Di Sản Văn Hoá (7 tháng 11 năm 2022). “Danh sách các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (tính đến hết tháng 10 năm 2022)”. Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Phòng Văn hóa và Thông tin (10 tháng 8 năm 2022). “Di tích lịch sử cấp Thành phố Đình Tân Hòa Tây”. Cổng thông tin điện tử Quận Tân Phú. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ a b Hồ Sơn Đài (23 tháng 9 năm 2022). “77 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945 - 23.9.2022): Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ Nhật Linh; Thy Huệ (12 tháng 4 năm 2017). “Bí ẩn địa đạo huyền thoại dài 10km giữa TP.HCM”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ a b c Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007). “Địa đạo Phú Thọ Hòa - Tri thức Việt cho người Việt”. Hệ tri thức Việt số hóa – Bộ Khoa học và Công nghệ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ Trần Hải Phụng & Lưu Phương Thanh 1994, tr. 147
  14. ^ Linh Bảo (4 tháng 8 năm 2022). “Xây dựng địa đạo Phú Thọ Hòa trở thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ Nguyễn Viết Tá 1993, tr. 302
  16. ^ Trần Nam Tiến 2006, tr. 106–07
  17. ^ Phan Hoàng (27 tháng 3 năm 2015). “Hoa Phong cổ luỹ và tinh thần văn hóa Sơn Nam”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ Hồng Vân (1 tháng 3 năm 2022). “Chiến thuật đặc công”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2024.
  19. ^ Lê Đức Anh, Khuất Biên Hoà & Nguyễn Trọng Dinh 2015, Chương 3: Vào Quân Đội Tham Gia Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Ở Miền Đông Nam Bộ
  20. ^ a b c Trịnh Ngọc Soái (11 tháng 5 năm 2019). “Đồng chí Sáu Nam và những lần "ra Bắc, về Nam". Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  21. ^ Khuất Biên Hòa 2005, tr. 60
  22. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 379
  23. ^ Quách Thu Nguyệt 2021, tr. 213–15
  24. ^ Quách Thu Nguyệt 2021, tr. 101
  25. ^ Bùi Thuận (12 tháng 12 năm 2006). "Thần đèn rừng" Lâm Quốc Đăng”. Báo Đồng Nai điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  26. ^ a b Quốc An (6 tháng 6 năm 2022). “Phiến quân Bình Xuyên đối đầu Ngô Đình Diệm, pháo kích vào Dinh Độc Lập”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ a b c d Lê Hồng Lĩnh 2006, tr. 220–223, 226
  28. ^ a b Quách Thu Nguyệt 2021, tr. 102, 196, 293
  29. ^ Nguyễn Quốc Dũng 1983, tr. 64
  30. ^ a b c d e f g h i j k Lương Sĩ Cầm (1 tháng 8 năm 2024). “Trung tướng Lê Thanh - Đi lên từ cây gậy tầm vông”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  31. ^ Bùi Thuận (21 tháng 12 năm 2016). “Bài cuối: Mã Đà sơn cước anh hùng tụ”. Báo Đồng Nai điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  32. ^ An Hoà (15 tháng 10 năm 2021). “Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 65 năm thành lập Phòng Cảnh vệ miền Nam”. Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  33. ^ Đỗ Xuân Mai (16 tháng 10 năm 2021). “Giữ vững truyền thống hào hùng, vẻ vang của người lính Cảnh vệ”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  34. ^ Đức Cương (14 tháng 10 năm 2006). “Xứng danh đơn vị anh hùng”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  35. ^ Trung Oanh (15 tháng 10 năm 2016). “Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì”. Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  36. ^ Quách Thu Nguyệt 2021, tr. 293
  37. ^ Quách Thu Nguyệt 2021, tr. 109
  38. ^ a b Nguyễn Văn Giác; Huỳnh Hồng Hạnh (23 tháng 11 năm 2023). “Về Cuộc "Đánh Cướp" Bạc Tại Đồn Điền Cao Su Minh Thạnh”. Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2024.
  39. ^ Tỉnh ủy Đồng Nai 2004, tr. 61
  40. ^ a b c “Trận Dầu Tiếng (11/8/1958)”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  41. ^ a b Thu Thảo (19 tháng 4 năm 2017). “Góp công vào đại thắng mùa xuân 1975: Những trận đánh oai hùng - Bài 1”. Báo Bình Dương điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  42. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (13 tháng 7 năm 2021). “Đồng chí Mai Chí Thọ - Nhà lãnh đạo tài năng nơi tuyến đầu gian khổ”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  43. ^ Hồ Sĩ Thành 2003, tr. 82
  44. ^ Hồ Sĩ Thành 2003, tr. 83
  45. ^ Đức Việt (8 tháng 12 năm 2015). “Gian lao mà anh dũng (Bài 1)”. Báo Đồng Nai điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  46. ^ Bùi Thuận (4 tháng 12 năm 2006). “Chiến khu Đ – một thời lừng lẫy, Tám Kiến Quốc với "khúc dạo đầu" cho Nghị quyết 15”. Báo Đồng Nai điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  47. ^ PV (1 tháng 3 năm 2023). “Tua Hai - trận đánh "dằn mặt" đầu tiên của quân giải phóng Việt Nam”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  48. ^ a b Hiền Phương (21 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng mở đầu phong trào Đồng khởi”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  49. ^ Trần Vũ (25 tháng 1 năm 2024). “Nhớ về chiến thắng Tua Hai”. Báo Tây Ninh Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  50. ^ Minh Anh (9 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai với phong trào cách mạng ở Sài Gòn - Gia Định”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  51. ^ Trần Vũ (21 tháng 11 năm 2018). “Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Chiến thắng Tua Hai”. Báo Tây Ninh Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  52. ^ a b Lê Hồng Lĩnh 2006, tr. 273–75, 278–280
  53. ^ Spector 1983, tr. 338
  54. ^ a b Glennon 1986, tr. 303
  55. ^ Glennon 1986, tr. 300
  56. ^ Colby & McCargar 1989, tr. 69
  57. ^ Colby & McCargar 1989, tr. 72–73
  58. ^ Glennon 1986, tr. 344
  59. ^ Tran 2022, tr. 134
  60. ^ Lê Chiêm (23 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai: Thắng lợi của sự chủ động, sáng tạo - Bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  61. ^ Nguyễn Ngọc Thanh (11 tháng 1 năm 2020). “Tua Hai - Trận mở màn cho cao trào Đồng khởi ở miền Nam”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  62. ^ Giang Phương (11 tháng 1 năm 2020). “Kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Tua Hai”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  63. ^ Dương Minh Anh (31 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai trong ký ức đảng viên bí mật”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  64. ^ Phước Tuần (6 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai hiện thân cho ý chí và niềm tin tất thắng của cả dân tộc”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  65. ^ ĐCSVN (6 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai - Mở đầu cao trào Đồng Khởi Nam Bộ”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  66. ^ “Địa điểm Chiến thắng Tua Hai”. Tỉnh Đoàn Tây Ninh. 24 tháng 11 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  67. ^ HistoryEditors (19 tháng 12 năm 2023). “National Liberation Front formed | December 20, 1960”. History Channel (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  68. ^ Chu Văn Lộc; Hoàng Ngọc Chính (20 tháng 12 năm 2012). “Kỷ niệm 52 năm thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960-20/12/2012)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  69. ^ Phùng Văn Khai (3 tháng 4 năm 2015). “Phùng Văn Cung - Người trí thức tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  70. ^ Thu Trang (19 tháng 12 năm 2022). “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với sự nghiệp thống nhất đất nước”. Công Thông Tin Điện Tử Bắc Kạn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  71. ^ Nguyễn Văn Linh (15 tháng 1 năm 2008). “Sài Gòn - Gia Định trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  72. ^ VOH (17 tháng 1 năm 2018). “Biệt động Sài Gòn - Tượng đài bất tử trong cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  73. ^ Mạnh Tùng; Tuyết Nguyễn; Trần Duy (30 tháng 1 năm 2018). “Cuộc tấn công của biệt động Sài Gòn 50 năm trước”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  74. ^ a b c d Thanh Tuấn (4 tháng 5 năm 2010). “Câu chuyện tìm cha - Kỳ cuối: Cuộc chiến cuối cùng”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  75. ^ a b c d USN (1969). “Commander Naval Forces Vietnam - Monthly Summaries, 1969 - December”. History of the United States Navy (bằng tiếng Anh). tr. 4, 5. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  76. ^ Nguyễn Kim Thành (21 tháng 7 năm 2023). “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Liệt sĩ Đào Phúc Lộc: Người cộng sản kiên trung, nhà tình báo kiệt xuất”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  77. ^ Xuân Ba (15 tháng 10 năm 2015). “Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ II: Mất mát”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  78. ^ a b Lê Thị Bích Hồng (28 tháng 4 năm 2018). “Anh hùng Hoàng Minh Đạo trong ký ức gia đình”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  79. ^ Tống Khắc Hài (2 tháng 9 năm 2012). “Chuyện về cuộc đời cách mạng của vợ chồng Anh hùng liệt sĩ Đào Phúc Lộc”. Báo Quảng Ninh điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  80. ^ USN (1969). “Monthly Historical Summary, December 1969 - Commander, U.S. Naval Forces, Vietnam”. Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive (bằng tiếng Anh). tr. 24, 33, 44, 73, 99, 161. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  81. ^ Trúc Diệp (24 tháng 12 năm 2014). “Ra mắt cuốn tự truyện "Không thể mồ côi". Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  82. ^ a b Minh Vân (21 tháng 1 năm 2015). “Chuyện gia đình của nhà tình báo: Con đi tìm cha”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  83. ^ Đào Minh Vân; Đặng Vương Hưng (23 tháng 12 năm 2021). "Không Thể Mồ Côi" (Kỳ 10): Không Ai Được Khóc Khi Biết Tin Ba Tôi Hi Sinh Trong Đêm Noel Năm 1969”. Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  84. ^ Nguyễn Kim Thành (10 tháng 12 năm 2019). “Khúc tráng ca về nhà tình báo”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  85. ^ Lê Thanh Bình (4 tháng 5 năm 2022). “Nghề tình báo và những phẩm chất xưa nay hiếm”. Báo Giáo dục và Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  86. ^ a b c d Staff Writer (23 tháng 4 năm 2010). “Woman from Vietnam comes to Lubbock to learn details about her father, how he was killed”. Lubbock Avalanche-Journal (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  87. ^ Thanh Tuấn (1 tháng 5 năm 2010). “Câu chuyện tìm cha”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  88. ^ Đinh Anh Tuấn (3 tháng 5 năm 2008). “Những điều chưa kể về nhà tình báo Hoàng Minh Đạo”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  89. ^ Lê Đăng (27 tháng 4 năm 2018). “Huyền thoại về anh hùng tình báo Đào Phúc Lộc”. Báo Giáo dục và Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  90. ^ Thanh Tuấn (25 tháng 12 năm 2014). “Không thể mồ côi: cuộc tìm kiếm 23 năm”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  91. ^ Nguyễn Kim Thành (18 tháng 11 năm 2010). “Anh hùng Hoàng Minh Đạo: Nhà tình báo huyền thoại”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  92. ^ Nguyễn Hồng Lam (13 tháng 12 năm 2009). “Cha con nhà tình báo và bức ảnh cô bé ngồi trong lòng Bác Hồ”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  93. ^ Trần Hải Phụng & Lưu Phương Thanh 1994, tr. 584
  94. ^ Sông Trà (9 tháng 6 năm 2015). “Tri ân những Anh hùng”. Tạp Chí Bảo Hiểm Xã Hội. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  95. ^ “Tìm hiểu 65 năm lịch sử vẻ vang Quân khu 7”. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. 19 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  96. ^ Văn Tài (26 tháng 3 năm 2015). “Vẻ vang Trung đoàn Củ Chi Đất Thép”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  97. ^ Đăng Bảy (2 tháng 3 năm 2021). “Vẻ vang truyền thống Đoàn 180 An ninh vũ trang miền Nam”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  98. ^ Trịnh Trân (27 tháng 4 năm 2015). “Vẻ vang chiến sĩ An ninh vũ trang miền Nam”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  99. ^ Đăng Bảy (27 tháng 4 năm 2016). “An ninh vũ trang miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  100. ^ Yến Ngọc (29 tháng 4 năm 2024). “Bước chân thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  101. ^ Duy Tân (1 tháng 3 năm 2013). “Thiếu tướng Nguyễn Văn Bên - Những kỷ niệm không bao giờ quên”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  102. ^ Mạnh Vũ (13 tháng 4 năm 2015). “An ninh vũ trang tiến về giải phóng Sài Gòn”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
  103. ^ Sơn Tùng (18 tháng 12 năm 2023). “Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  104. ^ Rungswasdisab, Puangthong. “Thailand's Response to the Cambodian Genocide”. Genocide Studies Program - Yale University (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  105. ^ “Tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của BĐBP”. Báo Biên Phòng. 12 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  106. ^ Tuệ Lâm (26 tháng 6 năm 2021). “Campuchia thủa ấy”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  107. ^ “Quyết định 987/TTg thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng khu di tích lịch sử Trung ương Cục Miền Nam”. Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam. 21 tháng 11 năm 1997. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  108. ^ “Quyết định số 941/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc giải thể tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập”. Hệ thống văn bản – Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 25 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  109. ^ Hùng Mai (28 tháng 7 năm 2007). “Giải thể 13 tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành”. Báo Chính Phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  110. ^ a b c “[Infographic] Đồng chí Lê Thanh - Người cán bộ quân sự xuất sắc của Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. 10 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  111. ^ Hoàng Châu (26 tháng 4 năm 2015). “Truy tặng, phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 11 tập thể, 26 cá nhân”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  112. ^ Trương Tấn Sang (25 tháng 4 năm 2015). “Kết quả khen thưởng cấp Nhà nước: Về việc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Gia Lai. Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024. Số hiệu 771/QĐ-CTN, Tải về
  113. ^ Minh Nguyễn (27 tháng 4 năm 2015). “Nhiều cá nhân, tập thể được truy tặng, phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.
  114. ^ Mai Hương (6 tháng 6 năm 2015). “11 tập thể, cá nhân nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
  115. ^ Lâm Quân (5 tháng 6 năm 2015). “Thành phố Hồ Chí Minh: Trao và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân”. Tạp chí Cộng sản. ISSN 2734-9063. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan