Trận Vinh (1946)

Trận Vinh
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Thời gian19 tháng 12, 194620 tháng 12 năm 1946
Địa điểm
Kết quả Quân Pháp đầu hàng
Tham chiến
Quân đội Pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam
Lực lượng
20-50 người ?
Thương vong và tổn thất
? ?

Trận Vinh là trận đánh diễn ra từ ngày 19 tháng 12 đến 20 tháng 12 năm 1946 tại thị xã Vinh, tỉnh Nghệ An, là một trong các trận đánh diễn ra ở các đô thị trong ngày đầu Toàn quốc kháng chiến.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chia toàn quốc thành 9 chiến khu quân sự. Tháng 11 năm 1946, chia lại thành 12 chiến khu. Trong đó, Nghệ An nằm trong địa bàn Khu 4, gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Tháng 11, Khu 3 do Lê Thiết Hùng làm Khu trưởng, Trần Văn Quang làm Chính trị viên.[1]

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, trước những hành động khiêu khích và tối hậu thư của Quân đội Pháp ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trên Đài Tiếng nói Việt Nam, chính thức phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.[2][3]

Sau khi nhận được tin, tổ chức chính quyền tỉnh Nghệ An hưởng ứng chủ trương "tiêu thổ kháng chiến", kêu gọi người dân thành phố Vinh hy sinh nhà cửa, tài sản,... để chuẩn bị bố phòng cũng như lực lượng cho chiến tranh. Trong thị xã, các hầm hào, công sự được đào, đắp lên. Riêng đoạn đường từ trung tâm thị xã Vinh đến Bến Thủy có 31 ụ lớn được đắp.[4]

Đêm 19 tháng 12, bộ đội Việt Nam mở cuộc tấn công vào các vị trí đóng quân của Pháp trong thị xã Vinh và nhiều địa điểm khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.[2]

Ngày 20 tháng 12, quân Pháp ở Vinh đầu hàng vô điều kiện.[2][3]

Hệ quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Do chiến thắng chóng vánh của quân đội Việt Nam ở Vinh, các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một phần Quảng Bình gần như không gặp phải chiến sự.[5] Lực lượng vũ trang Việt Nam ở Nghệ An và Hà Tĩnh được gửi đến chi viện cho chiến trường Huế. Ngày 6 tháng 2 năm 1947, Mặt trận Huế bị vỡ, lực lượng này lại rút về Quảng Bình, lập phòng tuyến sông Gianh - đèo Ngang ngăn cản quân Pháp.[2] Ngày 27 tháng 3, Quảng Bình thất thủ.[6] Dù vậy, địa bàn ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được bảo vệ và trở thành Vùng tự do Thanh–Nghệ–Tĩnh thuộc Liên khu 4, là hậu phương lớn trong suốt cuộc chiến tranh.[2][7][8]

Khu 4 nhận chỉ thị tham gia Mặt trận Tây Tiến, cử một tiểu đoàn của Thanh Hóa sang Sầm Nưa và một tiểu đoàn của Nghệ An sang Xiêng Khoảng. Hai tiểu đoàn chiếm giữ được lưu vực sông Mã, Sầm Tố (Xamtay?), tiến vào Sầm Nưa, xây dựng khu căn cứ rộng lớn cho lực lượng kháng chiến chống Pháp của Lào.[9]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trần Văn Quang - Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam”. Thư viện tỉnh Đồng Nai. ngày 17 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b c d e Nguyễn Thị Hồng Vui (13 tháng 10 năm 2020). “Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tiếp theo)”. Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ a b “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Cổng Thông tin điện tử Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam. 7 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021. line feed character trong |website= tại ký tự số 24 (trợ giúp)
  4. ^ PV (19 tháng 12 năm 2016). “Bản hùng ca toàn quốc kháng chiến”. Báo điện tử Công an Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ Tố Phương (7 tháng 5 năm 2019). “Bản hùng ca toàn quốc kháng chiến”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ “Quảng Bình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình. 5 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Hoàng Thị Phương (28 tháng 7 năm 2020). “Hậu phương lớn trong các cuộc kháng chiến”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ Mai Thanh Hải (5 tháng 5 năm 2019). “Quân và dân Hà Tĩnh góp phần giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ Đỗ Văn Đơ (26 tháng 2 năm 2017). “Tổ chức, điều hành tác chiến, chuẩn bị chiến đấu lâu dài”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan