USS Amsterdam (CL-101)

Tàu tuần dương USS Amsterdam (CL-101), đi đến ngoài khơi Căn cứ Không lực Hải quân ở Astoria, Oregon, ngày 14 tháng 10 năm 1945
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Amsterdam
Đặt tên theo Amsterdam, New York
Xưởng đóng tàu Newport News Shipbuilding, Newport News, Virginia
Đặt lườn 3 tháng 3 năm 1943
Hạ thủy 25 tháng 4 năm 1944
Người đỡ đầu Bà William E. Hasenfuss
Nhập biên chế 8 tháng 1 năm 1945
Xuất biên chế 30 tháng 6 năm 1947
Xóa đăng bạ 2 tháng 1 năm 1971
Danh hiệu và phong tặng 1 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Bị bán để tháo dỡ 11 tháng 2 năm 1972
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp Cleveland
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 11.800 tấn Anh (12.000 t) (tiêu chuẩn);
  • 14.131 tấn Anh (14.358 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 600 ft (180 m) (mực nước);
  • 608 ft 4 in (185,42 m) (chung)
Sườn ngang 66 ft 4 in (20,22 m)
Chiều cao 113 ft (34 m)
Mớn nước
  • 20 ft 6 in (6,25 m) (trung bình);
  • 25 ft (7,6 m) (tối đa)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ 32,5 hải lý trên giờ (60,2 km/h; 37,4 mph)
Tầm xa 14.500 nmi (26.850 km; 16.690 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 1.255
    • 70 sĩ quan,
    • 1.115 thủy thủ
Vũ khí
  • 12 × pháo 6 in (150 mm)/47 caliber trên tháp pháo ba nòng Mark 16 (4×3);
  • 12 × pháo đa dụng 5 in (130 mm)/38 caliber (6×2);
  • 28 × pháo phòng không Bofors 40 mm (4×4, 6×2);
  • 10 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm
Bọc giáp
  • đai giáp: 3,25–5 in (83–127 mm);
  • vách ngăn: 5 in (130 mm);
  • sàn tàu: 2 in (51 mm);
  • tháp pháo:
    • 6,5 in (165 mm) mặt trước,
    • 3 in (76 mm) nóc,
    • 3 in (76 mm) mặt hông,
    • 1,5 in (38 mm) mặt sau;
  • bệ tháp pháo: 6 in (150 mm);
  • tháp chỉ huy: 2,25–5 in (57–127 mm)
Máy bay mang theo 4 × thủy phi cơ SOC Seagull
Hệ thống phóng máy bay 2 × máy phóng

USS Amsterdam (CL-101) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Cleveland của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này,[Note 1] được đặt theo tên thành phố Amsterdam thuộc tiểu bang New York. Amsterdam đã phục vụ tại Mặt trận Thái Bình Dương trong giai đoạn cuối cùng ngay trước khi cuộc xung đột chấm dứt. Giống như hầu hết các tàu chị em cùng lớp, nó ngừng hoạt động không lâu sau đó, được đưa về lực lượng dự bị và không bao giờ phục vụ trở lại. Con tàu bị tháo dỡ vào năm 1972. Amsterdam được tặng tưởng một Ngôi sao chiến trận cho thành tích hoạt động trong Thế Chiến II.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp Cleveland được thiết kế nhằm mục đích gia tăng tầm xa hoạt động, tăng cường hỏa lực phòng không và sự bảo vệ chống ngư lôi so với các tàu tuần dương Hoa Kỳ trước đây. Cho dù kém hơn ba nòng pháo 6-inch so với những chiếc lớp Brooklyn dẫn trước, hệ thống kiểm soát hỏa lực mới và tiên tiến hơn giúp cho lớp Cleveland có được ưu thế về hỏa lực trong chiến đấu thực tế. Tuy nhiên việc tăng cường thêm dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ cho đến cuối Thế Chiến II khiến các con tàu bị nặng đầu đáng kể.[1]

Chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Amsterdam được đặt lườn vào ngày 3 tháng 3 năm 1943 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company tại Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 4 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà William E. Hasenfuss (người "Mẹ Sao vàng" đầu tiên của thành phố Amsterdam, New York, vốn bị mất người con William E. Hasenfuss, Jr. khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng), và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Norfolk, Portsmouth, Virginia vào ngày 8 tháng 1 năm 1945 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Hải quân Andrew P. Lawton.[2][3]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất việc trang bị tại Norfolk, Virginia, Amsterdam lên đường vào ngày 5 tháng 2 cho chuyến đi chạy thử máy tại vịnh Chesapeake. Vào ngày 17 tháng 2, chiếc tàu tuần dương khởi hành từ Hampton Roads hướng đến Trinidad cho giai đoạn hai của việc chạy thử máy. Nó hoạt động tại Trinidad cho đến ngày 13 tháng 3, khi nó lên đường quay trở lại Norfolk. Trên đường đi, nó thực hành bắn phá bờ biển ngoài khơi đảo Culebra, và về đến Norfolk vào ngày 20 tháng 3. Sau một chuyến đi ngắn đến mũi May, New Jersey để thực hành tác xạ, nó trở vào Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 24 tháng 3 để đại tu.[2]

Amsterdam rời xưởng tàu vào ngày 20 tháng 4 cho các cuộc thực tập huấn luyện tại vịnh Chesapeake, rồi lên đường bốn ngày sau đó hướng đến vùng biển Caribbe. Nó tiến hành các cuộc thực tập huấn luyện ngoài khơi Culebra và tại vịnh Guantánamo, Cuba rồi tiếp tục đi đến kênh đào Panama và băng qua vào ngày 5 tháng 5. Chiếc tàu tuần dương đến Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 5, và đã tiến hành nhiều cuộc thực hành tác xạ và huấn luyện trong thời gian lưu lại vùng biển Hawaii.[2]

Vào ngày 9 tháng 6, chiếc tàu tuần dương lên đường hướng sang đảo Leyte thuộc Philippines. Sau khi đi đến vịnh San Pedro vào ngày 21 tháng 6, nó trình diện để nhận nhiệm vụ cùng Đệ Tam hạm đội; và sau khi được tiếp tế và tiếp nhiên liệu, nó khởi hành cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 38 vào ngày 1 tháng 7 để hộ tống cho các cuộc không kích xuống chính quốc Nhật Bản. Ngày 10 tháng 7, máy bay của lực lượng đặc nhiệm bắt đầu một loạt các cuộc không kích nhắm vào sân bay, nhà máy và tàu bè Nhật; trong số các mục tiêu của chúng có Tokyo, Kure, KobeOsaka. Trong chiến dịch này, Amsterdam bảo vệ cho các tàu sân bay khỏi các cuộc tấn công của máy bay và lực lượng mặt biển đối phương. Ngày 15 tháng 8, Lực lượng Đặc nhiệm 38 chuẩn bị tung ra một cuộc không kích khác xuống Tokyo khi họ nhận được tin Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng giúp kết thúc cuộc xung đột.[2]

Trong vài tuần lễ tiếp theo, Amsterdam tiếp tục ở lại vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Honshū tuần tra đề phòng bất trắc trong quá trình thương lượng ngừng bắn. Nó tiến vào vịnh Tokyo vào ngày 5 tháng 9 và ở lại đây cho đến ngày 20 tháng 9 trước khi lên đường cho hành trình quay trở về Hoa Kỳ. Sau các chặng dừng ngắn tại vịnh Buckner, Okinawa và Trân Châu Cảng để nhận lên tàu cựu quân nhân hồi hương, con tàu về đến Portland, Oregon vào ngày 15 tháng 10 và ở lại đây hai tuần lễ để tham gia các lễ hội nhân ngày Hải quân. Chiếc tàu tuần dương lên đường đi San Pedro, California vào ngày 29 tháng 10.[2]

Amsterdam đến San Pedro vào ngày 1 tháng 11. Sau một giai đoạn bảo trì và nghỉ ngơi, nó rời vùng bờ Tây vào ngày 19 tháng 11 hướng đến Trân Châu Cảng. Đến nơi vào ngày 25 tháng 11, nó tiếp nhận nhân sự và thiết bị để vận chuyển trở về vùng bờ Tây; lên đường vào ngày 12 tháng 12 và đến San Pedro vào ngày 18 tháng 12. Ngày 21 tháng 1 năm 1946, chiếc tàu tuần dương lên đường đi San Francisco. Không lâu sau khi đến nơi, thủy thủ đoàn của nó bắt đầu các công việc chuẩn bị để ngừng hoạt động. Amsterdam được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 6 năm 1947 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương tại San Francisco. Tên của nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 2 tháng 1 năm 1971, và con tàu bị bán cho hãng National Metal and Steel Corporation, đảo Terminal, California vào ngày 11 tháng 2 năm 1972 để tháo dỡ.[2][3]

Phần thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Amsterdam được tặng tưởng một Ngôi sao chiến trận cho thành tích hoạt động trong Thế Chiến II.[2][3]

Bronze star
Dãi băng Hoạt động Tác chiến Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ
Huân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 1 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II Huân chương Phục vụ Chiếm đóng Hải quân

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhưng là chiếc duy nhất được đưa vào hoạt động.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Friedman 1984, tr. 270.
  2. ^ a b c d e f g Naval Historical Center. Amsterdam (CL-101). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  3. ^ a b c Yarnall, Paul (28 tháng 5 năm 2018). “USS Armsterdam (CL 101)”. NavSource.org. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu trang bị Genshin Impact - Vôi Trắng và Rồng Đen
Giới thiệu trang bị Genshin Impact - Vôi Trắng và Rồng Đen
Nhà Lữ Hành thân mến! Trong phiên bản mới "Vôi Trắng và Rồng Đen", ngoại trừ cách chơi mới, còn có rất nhiều trang bị mới. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách nhận trang bị nhé!
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
17 website hữu ích cho các web developer
17 website hữu ích cho các web developer
Giữ các trang web hữu ích có thể là cách nâng cao năng suất tối ưu, Dưới đây là một số trang web tốt nhất mà tôi sử dụng để giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 5)