USS Pollack (SS-180)

Tàu ngầm USS Pollack (SS-180) tại Trân Châu Cảng, khoảng năm 1943-1944
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Pollack
Đặt tên theo cá minh thái[1][2]
Xưởng đóng tàu Xưởng hải quân Portsmouth, Kittery, Maine[3]
Đặt lườn 1 tháng 10, 1935 [3]
Hạ thủy 15 tháng 9, 1936 [3]
Người đỡ đầu cô Anne Carter Lauman
Nhập biên chế 15 tháng 1, 1937 [3]
Xuất biên chế 21 tháng 9, 1945 [3]
Xóa đăng bạ
Tái đăng bạ 28 tháng 11, 1945 [3]
Danh hiệu và phong tặng 10 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Bán để tháo dỡ, 2 tháng 2, 1947 [3]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp Porpoise Kiểu P-5 [4]
Kiểu tàu tàu ngầm Diesel-điện
Trọng tải choán nước
  • 1.350 tấn Anh (1.370 t) (mặt nước) [5]
  • 1.997 tấn Anh (2.029 t) (lặn) [5]
Chiều dài
  • 298 ft (91 m) (mực nước) [6]
  • 300 ft 6 in (91,59 m) (chung) [6]
Sườn ngang 25 ft 1 in (7,65 m) [5]
Mớn nước 13 ft 9 in (4,19 m) [6]
Động cơ đẩy
  • Khi hạ thủy:
  • 4 × động cơ diesel Fairbanks-Morse Kiểu 38A8 8-xylanh, công suất 1.300 hp (970 kW) mỗi chiếc, dẫn động máy phát điện [4][7]
  • 4 × động cơ điện Elliott tốc độ cao với hộp số giảm tốc 4,84:1, công suất 1.090 hp (810 kW) mỗi chiếc [4][8]
  • 2 × ắc quy Gould AMTX33HB 120-cell [8]
  • 3 × động cơ diesel phụ Fairbanks-Morse Kiểu 6-38A5 [9]
  • 2 × trục [4]
  • Tái trang bị (1942):
  • 4 × động cơ diesel Fairbanks-Morse Kiểu 38D8⅛, công suất 1.365 hp (1.018 kW) mỗi chiếc[9]
  • 1 × động cơ diesel phụ Fairbanks-Morse Kiểu 7-38A5¼[9]
Tốc độ
Tầm xa
  • 11.000 hải lý (20.000 km) trên mặt nước ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) [5]
  • 21.000 hải lý (39.000 km) trên mặt nước ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) khi chứa dầu FO trong thùng dằn [5]
Tầm hoạt động
  • 10 giờ khi lặn ở tốc độ 5 kn (5,8 mph; 9,3 km/h)
  • 36 giờ ở tốc độ tối thiểu [5]
Độ sâu thử nghiệm 250 ft (80 m) [5]
Sức chứa 92.801 gal Mỹ (351.290 l) dầu FO [10]
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 5 sĩ quan, 45 thủy thủ (thời bình) [5]
  • 8 sĩ quan, 65 thủy thủ (thời chiến)[10]
Vũ khí

USS Pollack (SS-180) là một tàu ngầm lớp Porpoise được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa thập niên 1930. Nó là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài cá minh thái.[1][2] Nó đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, thực hiện tổng cộng mười một chuyến tuần tra và đánh chìm 11 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 30.278 tấn.[12] Con tàu được cho rút về làm nhiệm vụ huấn luyện từ đầu năm 1945, xuất biên chế khi chiến tranh kết thúc, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Pollack được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp tàu ngầm Porpoise Kiểu P-5 có thiết kế được dựa trên Kiểu P-3 do hãng Electric Boat phát triển, vốn được Hải quân Hoa Kỳ đánh giá là tốt hơn so với Kiểu P-1 do Xưởng hải quân Portsmouth phát triển. Chúng có cấu trúc vỏ kép một phần với hai đầu là vỏ đơn, một phiên bản hoàn thiện hơn của chiếc USS Dolphin (SS-169). Những chiếc được đóng bởi các Xưởng hải quân PortsmouthMare Island là những tàu ngầm Hoa Kỳ cuối cùng còn sử dụng kết cấu bằng đinh tán cho một phần con tàu, là nguyên nhân gây ra sự rò rỉ nhiên liệu khi hoạt động trong chiến tranh; những chiếc do Electric Boat đóng và mọi lớp tàu ngầm sau này đều áp dụng kỹ thuật hàn cho toàn bộ cấu trúc con tàu.

Pollack dài khoảng 300 foot (91 m) và trọng lượng choán nước khi lặn khoảng 1.998 tấn Anh (2.030 t), với một cấu trúc thượng tầng tháp chỉ huy lớn và cồng kềnh. Tốc độ tối đa chỉ đạt khoảng 18 hải lý trên giờ (33 km/h) để duy trì độ bền cho động cơ, nhưng một cải tiến nhằm chứa dầu FO trong các thùng dằn chính đã giúp tăng gần gấp đôi tầm xa hoạt động, giúp chúng có thể hoạt động tuần tra đến tận các đảo chính quốc Nhật Bản.[13] Động cơ diesel Winton Kiểu 16-201A hai thì 16-xy lanh gặp phải nhiều trục trặc trong vận hành, nên sau này được thay thế bằng động cơ General Motors Kiểu 12-278A.[14]

Vũ khí trang bị chính ban đầu chỉ có sáu ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm), gồm bốn ống trước mũi và hai ống phía đuôi, cùng một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và hai súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).[15][16]

Pollack được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 1 tháng 10, 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 9, 1936, được đỡ đầu bởi cô Anne Carter Lauman, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 1, 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Clarence E. Aldrich.[1][2][17]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

1937 - 1941

[sửa | sửa mã nguồn]

Rời Xưởng hải quân Portsmouth vào ngày 7 tháng 6, 1937, Pollack thực hiện chuyến đi chạy thử máy huấn luyện tại khu vực biển Caribe, rồi quay trở lại Portsmouth vào ngày 4 tháng 9 để sửa chữa sau chạy thử máy. Nó lên đường vào ngày 29 tháng 11 để chuyển sang vùng bờ Tây, đi đến căn cứ mới tại San Diego, California vào ngày 19 tháng 12, và hoạt động huấn luyện thực hành cùng Đội tàu ngầm 13 trực thuộc Lực lượng Tuần tiễu dọc bờ biển Thái Bình Dương. Nó được điều đến Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 10, 1939, và ngoại trừ một giai đoạn đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island, đã hoạt động liên tục tại khu vực quần đảo Hawaii cho đến năm 1941. Chiếc tàu ngầm đang trên đường từ San Francisco đi Oahu khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, khiến chiến tranh bùng nổ tại Mặt trận Thái Bình Dương.[1]

Chuyến tuần tra thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Pollack cùng các tàu ngầm Gudgeon (SS-211)Plunger (SS-179) khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 13 tháng 12, 1941 chho chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh. Họ đi đến ngoài khơi bờ biển đảo Honshū, Nhật Bản trước nữa đêm ngày 31 tháng 12, trở thành những tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên đi đến vùng biển Nhật Bản trong Thế Chiến II. Tại vị trí khoảng 80 nmi (150 km) về phía Đông Nam vịnh Tokyo, nó đã phóng ngư lôi gây hư hại cho tàu buôn Heijo Maru (2.700 tấn) vào ngày 5 tháng 1, 1942;[17] rồi chỉ hai ngày sau đó nó lại tiếp tục phóng ngư lôi đánh chìm tàu buôn Unkai Maru số 1 (2.205 tấn) tại tọa độ 34°27′B 139°59′Đ / 34,45°B 139,983°Đ / 34.450; 139.983,[17] trở thành chiến công đầu tiên của Lực lượng Tàu ngầm Thái Bình Dương được công nhận trong Thế Chiến II. Đến ngày 9 tháng 1, nó đánh chìm thêm tàu chở hàng Teian Maru (5.387 tấn) tại tọa độ 35°00′B 140°36′Đ / 35°B 140,6°Đ / 35.000; 140.600 trong một đợt tấn công ban đêm,[17] trước khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 21 tháng 1.[1]

Chuyến tuần tra thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 2 cho chuyến tuần tra thứ hai, Pollack hoạt động tại khu vực eo biển Đài Loan nhằm ngăn chặn tàu bè đối phương vận chuyển vật liệu chiến tranh đến Nagasaki. Vào ngày 11 tháng 3, tại một vị trí khoảng 270 nmi (500 km) về phía Đông Thượng Hải, nó đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu chở hàng Fukushu Maru (1.454 tấn) tại tọa độ 30°53′B 126°20′Đ / 30,883°B 126,333°Đ / 30.883; 126.333.[17] Đến sau nữa đêm, nó lại phá hủy hai thuyền buồm bằng hải pháo, rồi phóng ngư lôi đánh chìm tàu chở hành khách Baikal Maru (5.226 tấn) tại tọa độ 31°00′B 126°32′Đ / 31°B 126,533°Đ / 31.000; 126.533.[17] Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 4.[1]

Chuyến tuần tra thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến tuần tra thứ ba từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 16 tháng 6, Pollack tiếp tục hoạt động tại vùng biển nhà Nhật Bản. Nó trồi lên mặt nước vào ngày 12 tháng 5 để tấn công một tàu tuần tra khoảng 600 tấn bằng hải pháo 4-inch và súng máy Browning M2.[2] Không bắt gặp mục tiêu nào khác phù hợp, nó kết thúc chuyến tuần tra và quay trở về Trân Châu Cảng, nơi nó được đại tu mất bốn tháng.[1]

Chuyến tuần tra thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Lên đường vào ngày 10 tháng 10 cho chuyến tuần tra thứ tư, Pollack ghé đến Midway vào ngày 23 tháng 10 để được tiếp thêm nhiên liệu trước khi hoạt động tuần tra tại các lối tiếp cận căn cứ Truk. Nó đã phục kích để đánh chặn lực lượng hải quân đối phương rút lui sau các trận chiến tại khu vực quần đảo Solomon, nhưng đã không tìm thấy mục tiêu nào. Chiếc tàu ngầm quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 11.[1]

Chuyến tuần tra thứ năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 31 tháng 12, 1942, Pollack dành chuyến tuần tra thứ năm để hoạt động tại vùng biển nhà Nhật Bản, nhưng chỉ tìm thấy một mục tiêu vào ngày 21 tháng 1, 1943. Đối thủ đã bắn ba phát đạn pháo nhắm vào chiếc tàu ngầm, và nó đáp trả với bốn quả ngư lôi được phóng từ khoảng cách 2.400 yd (2.200 m) nhưng không thể xác định kết quả. Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 2.[1]

Chuyến tuần tra thứ sáu

[sửa | sửa mã nguồn]

Pollack hoạt động tại vùng biển giữa các quần đảo GilbertMarshall trongchuyến tuần tra thứ sáu. Nó xuất phát từ Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 3, và đã bắt gặp một tàu buôn đang di chuyển giữa đảo Jaluitđảo Makin vào ngày 20 tháng 3. Tuy nhiên loạt ba quả ngư lôi phóng ra chỉ trúng đích một và không đủ để đánh chìm đối thủ. Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về Midway vào ngày 18 tháng 4.[1]

Chuyến tuần tra thứ bảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến tuần tra thứ bảy từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 25 tháng 6, Pollack xuất phát từ Midway để trinh sát các đảo san hô AilukWotje thuộc quần đảo Marshall trước khi tuần tra hướng Tây Nam về phía eo biển Schischmarev. Vào ngày 18 tháng 5, nó phóng ngư lôi đánh chìm chiếc pháo hạmTerushima Maru (3.110 tấn) về phía Tây Nam Maleolap tại tọa độ 08°00′B 171°00′Đ / 8°B 171°Đ / 8.000; 171.000.[17] Đến xế trưa ngày hôm sau, ở phía Đông Nam đảo Jaluit, nó phóng trúng đích ba quả ngư lôi đánh chìm tàu buôn tuần dương vũ trang Bangkok Maru (5.350 tấn) tại tọa độ 06°47′B 169°42′Đ / 6,783°B 169,7°Đ / 6.783; 169.700.[17] Bangkok Maru đang vận chuyển 1.200 binh lính cùng trang bị và tiếp liệu đến tăng cường cho lực lượng phòng thủ tại Tarawa, và hoạt động này đã góp công vào chiến thắng của Trận Tarawa vài tháng sau đó.[18] Pollack bị các tàu hộ tống phản công bằng mìn sâu và chịu đựng hư hại nhẹ. Nó rút lui về Trân Châu Cảng để kết thúc chuyến tuần tra.[1]

Chuyến tuần tra thứ tám

[sửa | sửa mã nguồn]

Lên đường vào ngày 20 tháng 7 cho chuyến tuần tra thứ tám tại vùng bờ biển phía Đông đảo Kyūshū, vào ngày 6 tháng 8, Pollack phóng ngư lôi đánh trúng và gây hư hại cho một tàu chở hàng. Vào sáng sớm ngày 27 tháng 8, nó theo dõi một đoàn năm tàu buôn ngoài khơi bờ biển Kyūshū, rồi tấn công và đã đánh chìm được tàu chở hành khách Taifuku Maru (3.520 tấn) về phía Đông Kyūshū, tại tọa độ 32°28′B 132°23′Đ / 32,467°B 132,383°Đ / 32.467; 132.383.[17] Đến ngày 3 tháng 9, nó tiếp tục đánh chìm tàu chở hàng Tagonoura Maru (3.521 tấn) ngoài khơi Mikura-jima, tại tọa độ 33°38′B 140°07′Đ / 33,633°B 140,117°Đ / 33.633; 140.117.[17] Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 16 tháng 9.[1]

Chuyến tuần tra thứ chín

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 2 cho chuyến tuần tra thứ chín, Pollack đi đến khu vực hoạt động tại quần đảo Nanpō vào ngày 18 tháng 3. Trong một đợt tấn công ban đêm trên mặt nước hai ngày sau đó, nó phóng trúng hai quả ngư lôi và đánh chìm tàu tuần tra Hakuyo Maru (1.327 tấn) ở khoảng 30 nmi (56 km) về phía Đông Bắc Torishima, tại tọa độ 30°53′B 140°42′Đ / 30,883°B 140,7°Đ / 30.883; 140.700.[17] Đến ngày 25 tháng 3, nó tiếp tục đánh chìm Tàu săn ngầm số 54 (442 tấn) ở khoảng 50 nmi (93 km) về phía Bắc Mukojima, tại tọa độ 28°44′B 141°45′Đ / 28,733°B 141,75°Đ / 28.733; 141.750,[17] và gây hư hại cho hai tàu buôn. Sang ngày 3 tháng 4, nó phóng ngư lôi đánh chìm tàu chở hành khách Tosei Maru (2.814 tấn) ở khoảng 325 nmi (602 km) về phía Nam Yokohama, tại tọa độ 30°14′B 139°44′Đ / 30,233°B 139,733°Đ / 30.233; 139.733.[17] Nó quay trở về Midway vào ngày 11 tháng 4 để kết thúc chuyến tuần tra.[1]

Chuyến tuần tra thứ mười

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến tuần tra thứ mười từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 tại khu vực quần đảo Nanpō, Pollack bắt gặp một đoàn mười tàu buôn được nhiều tàu hộ tống bảo vệ vào ngày 22 tháng 5. Nó tiếp cận và phóng ngư lôi đánh chìm được tàu khu trục Asanagi (1.270 tấn) ở khoảng 200 nmi (370 km) về phía Tây Bắc Chichi-jima, tại tọa độ 28°19′B 138°54′Đ / 28,317°B 138,9°Đ / 28.317; 138.900.[17] Các tàu hộ tống còn lại đã phản công quyết liệt khiến chiếc tàu ngầm không thể tiếp tục tấn công các tàu buôn. Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về Trân Châu Cảng.[1]

Chuyến tuần tra thứ mười một

[sửa | sửa mã nguồn]

Rời Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 7 cho chuyến tuần tra thứ mười một, cũng là chuyến cuối cùng, Pollack ghé đến Majuro thuộc quần đảo Marshall trước khi làm nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu để hỗ trợ cho chiến dịch không kích xuống đảo Woleai vào ngày 1 tháng 8. Nó đi đến khu vực đảo Yap để làm nhiệm vụ tương tự trong các ngày 45 tháng 8, rồi chuyển sang hoạt động tuần tra tại khu vực Yap-Palau. Chiếc tàu ngầm đã hai lần bắn phá nhà máy phosphate trên đảo Fais vào các ngày 2830 tháng 8 Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về căn cứ Brisbane, Australia vào ngày 12 tháng 9.[1]

Sau khi được tái trang bị tại Brisbane, Pollack ra khơi vào ngày 6 tháng 10 để thực hành huấn luyện cùng tàu corvette HMAS Geelong (J201) cho đến ngày 10 tháng 10. Nó lên đường đi Trân Châu Cảng ngang qua Mios Woendi, quần đảo Schouten, đến nơi vào ngày 18 tháng 11, và thực hành huấn luyện ngoài khơi Oahu cùng các đơn vị của Lực lượng Khu trục Hạm đội Thái Bình Dương.[1]

Được điều động sang vùng bờ Đông Hoa Kỳ, Pollack cùng với tàu ngầm chị em Permit (SS-178) rời Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 1, 1945, băng qua kênh đào Panama và đi đến New London, Connecticut vào ngày 24 tháng 2. Nó phục vụ như tàu huấn luyện tại Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London cho đến ngày 14 tháng 6, khi nó đi đến Xưởng hải quân Portsmouth để chuẩn bị ngừng hoạt động.[1]

Pollack được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 21 tháng 9, 1945.[1][2][17] Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 29 tháng 10, 1946,[1][2][17] và con tàu cuối cùng bị bán cho hãng Ship-Shape, Inc. tại Philadelphia để tháo dỡ vào ngày 2 tháng 2, 1947.[1][2][17]

Phần thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Pollack được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.[1][2] Nó được ghi công đã đánh chìm 11 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 30.278 tấn.[12]

Silver star
Silver star
Dãi băng Hoạt động Tác chiến
Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 10 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u Naval Historical Center. Pollack I (SS-180). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  2. ^ a b c d e f g h Yarnall, Paul R. “Pollack (SS-180)”. NavSource.org. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i Friedman 1995, tr. 285–304
  4. ^ a b c d Bauer & Roberts 1991, tr. 268-269
  5. ^ a b c d e f g h i j k Friedman 1995, tr. 305-311
  6. ^ a b c Lenton 1973, tr. 39
  7. ^ Friedman 1995, tr. 261-263
  8. ^ a b Alden 1979, tr. 211
  9. ^ a b c Alden 1979, tr. 210
  10. ^ a b Alden 1979, tr. 62
  11. ^ a b Lenton 1973, tr. 45
  12. ^ a b The Joint Army-Navy Assessment Committee. “Japanese Naval and Merchant Shipping Losses During World War II by All Causes”. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  13. ^ Friedman 1995, tr. 310
  14. ^ Alden 1979, tr. 58
  15. ^ Silverstone 1965, tr. 190
  16. ^ Gardiner & Chesneau 1980, tr. 143
  17. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Helgason, Guðmundur. “Pollack (SS-180)”. uboat.net. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  18. ^ Blair 2001, tr. 454-455

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
Mualani có chỉ số HP cơ bản cao thuộc top 4 game, cao hơn cả các nhân vật như Yelan hay Nevulette
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Môi trường đầu tư, theo một cách đặc biệt, luôn rất giống với đại dương. Bạn càng lặn sâu bạn sẽ càng thấy đại dương rộng lớn
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Luminous Valentine (ルミナス・バレンタイン ruminasu barentain?) là một Ma Vương, vị trí thứ năm của Octagram, và là True Ruler of Holy Empire Ruberios. Cô ấy là người cai trị tất cả các Ma cà rồng và là một trong những Ma Vương lâu đời nhất.