Vùng quốc hải Hoa Kỳ

Vị trí các vùng quốc hải

Vùng quốc hải (tiếng Anh: insular area) là một lãnh thổ của Hoa Kỳ nhưng không thuộc bất cứ tiểu bang nào trong 50 tiểu bang Hoa Kỳ và cũng không thuộc Đặc khu Columbia (Thủ đô Washington).

Vùng quốc hải là thuật ngữ được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dùng để chỉ tất cả các thịnh vượng chung, quốc gia liên kết tự do, vùng sở hữu hay lãnh thổ mà Hoa Kỳ kiểm soát. Trong các văn bản khác, các vùng quốc hải có thể được diễn tả như là các đất phụ thuộc, đất bảo hộ hoặc vùng phụ thuộc. (Các khu phụ thuộc không nhất thiết là dưới quyền pháp lý chính thức của Hoa Kỳ.)

Vì các vùng quốc hải là những lãnh thổ chưa được hợp nhất (Ghi chú: "hợp nhất" có nghĩa là vĩnh viễn không thể tách rời khỏi Hoa Kỳ) vào Hoa Kỳ nên theo Hiến pháp Hoa Kỳ, cư dân được sinh ra tại các vùng quốc hải không phải là công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ đã mở rộng quyền công dân cho tất cả các vùng quốc hải có người sinh sống, trừ Samoa thuộc Mỹ. Các công dân này có thể bầu cử và tranh cử tại bất cứ nơi nào dưới quyền pháp lý chính thức của Hoa Kỳ mà họ là cư dân. Cư dân Samoa thuộc Mỹ là "kiều dân" của Hoa Kỳ, không phải là công dân Hoa Kỳ; họ có quyền di chuyển khắp nơi hay làm việc trên toàn Hoa Kỳ mà không bị hạn chế về vấn đề di cư nhưng không thể bầu cử hay tranh cử bên ngoài Samoa thuộc Mỹ.

Cư dân các vùng quốc hải không đóng thuế liên bang Hoa Kỳ, không tham dự bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và không bỏ phiếu chọn đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ. Hàng hóa sản xuất tại các vùng quốc hải được dán nhãn hiệu "Sản xuất tại Hoa Kỳ."

Danh sách và tình trạng pháp lý các vùng quốc hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Vài đảo ở trong khu vực Thái Bình DươngBiển Caribbean được xem là những vùng quốc hải Hoa Kỳ.

Vùng hợp nhất (bộ phận không tách rời Hoa Kỳ)

[sửa | sửa mã nguồn]

Có cư dân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Không vùng nào

Không có cư dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng chưa hợp nhất (thuộc địa của Hoa Kỳ)

[sửa | sửa mã nguồn]

Có cư dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có cư dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 18 tháng 7 năm 1947 đến 1 tháng 10 năm 1994, Hoa Kỳ quản lý các đảo trong nhóm "Lãnh thổ Ủy thác các Hải đảo Thái Bình Dương]] nhưng mới đây nhất đã đặt quan hệ chính trị mới với tất cả bốn đơn vị chính trị (một trong số đó được liệt kê ở trên là Quần đảo Bắc Mariana, ba đơn vị còn lại là các "tiểu quốc có quan hệ tự do" được ghi dưới đây).

Tiểu quốc có quan hệ tự do

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiểu quốc có quan hệ tự do là ba tiểu quốc có chủ quyền do Hoa Kỳ ký Thỏa thuận Quan hệ Tự do. Các đảo này không nằm trong quyền hành pháp lý của Hoa Kỳ bởi vì chúng có chủ quyền; tuy nhiên nhiều quốc gia coi chúng là trong danh sách các lãnh thổ phụ thuộc Hoa Kỳ cho đến khi từng tiểu quốc này được nhận vào Liên Hợp Quốc những năm 1990.

Tranh chấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cựu vùng quốc hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Shinichiro Sano -  Tokyo Revengers
Shinichiro Sano - Tokyo Revengers
Shinichiro Sano (佐野さの 真一郎しんいちろう Sano Shin'ichirō?) là người sáng lập và Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Black Dragon
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm sub ở Việt Nam