Vương Sĩ Trinh | |
---|---|
Tên chữ | Di Thượng; Tử Chân |
Tên hiệu | Bán Kệ Các; Bão Sơn Đường; Tàm Vĩ Sơn phòng; Trì Bắc thư khố; Đái Kinh Đường |
Thụy hiệu | Văn Giản |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1634 |
Quê quán | huyện Tân Thành |
Mất | |
Thụy hiệu | Văn Giản |
Ngày mất | 1711 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Vương Dữ Sắc, hoặc Wang RR |
Anh chị em | Wang Shilu, Wang Shihu |
Học vấn | Tiến sĩ Nho học |
Chức quan | Hình bộ Thượng thư |
Nghề nghiệp | nhà văn, chính khách |
Dân tộc | người Hán |
Quốc tịch | nhà Thanh |
Vương Sĩ Chân (chữ Hán: 王士禛; 17 tháng 9 năm 1634 - 26 tháng 6 năm 1711), được ban tên Sĩ Trinh (士禎), nhũ danh Dự Tôn (豫孙), tự Tử Chân (子真),[1] Di Thượng (貽上),[2] hiệu Nguyễn Đình (阮亭)[1], biệt hiệu Ngư Dương Sơn Nhân (漁洋山人)[3] vì vậy cũng được người ta gọi là Vương Ngư Dương, là một văn nhân nổi tiếng thời Thanh, xuất thân Tiến sĩ, từng làm đến Hình bộ Thượng thư thời Khang Hi.
Vương Sĩ Chân vốn tên Sĩ Chân (士禛), sau vì tị húy tên của Ung Chính Đế mà bị đổi thành Sĩ Chính (士正).[4] Về sau, Càn Long Đế cho khôi phục tên Sĩ Trinh (士祯) lại truy thụy "Văn Giản" (文简).[5]
Ngoài những hiệu và biệt hiệu kể trên, trong các tài liệu còn ghi nhận các tên gọi khác của ông:
Vương Sĩ Trinh là người Tân Thành, Sơn Đông.[7] Ông xuất thân từ một gia đình thế gia quan lại. Ông nội Vương Tượng Tấn (王象晋) là con trai thứ ba của Vương Chi Viên (王之垣) - một đại thần thời nhà Minh. Bản thân Vương Tượng Tấn làm đến chức Bố chính sứ tỉnh Hà Nam thời Minh.
Cha ông là Vương Dữ Sắc (王与敕). Năm Minh Sùng Trinh thứ 7 tức năm Thanh Sùng Đức đầu tiên (1634), ngày 26 tháng 8 (âm lịch), Vương Sĩ Chân ra đời ở trụ sở chính của tỉnh Hà Nam, được ông nội đặt nhũ danh là Dự Tôn. Năm 7 tuổi, ông bắt đầu vào hương thục .[Chú 2]
Năm Thuận Trị thứ 7 (1650), ông bắt đầu tham gia cuộc thi cho đồng tử, liên tiếp đứng đầu huyện, phủ, đạo. Năm thứ 12 (1655) nhà Thanh, khoa thi năm Mậu Tuất, ông đỗ đạt Tiến sĩ, tụ tập nhiều danh sĩ ở hộ Đại Minh tổ chức Thu Liễu thi xã, làm bài thơ "Thu Liễu thi". Đời sau gọi bờ đông của hồ Đại Minh với tên là Thu Liễu Viên chính là dựa vào bài vịnh "Thu Liễu" năm xưa của Vương Sĩ Trinh. Năm thứ 17 (1660), ông trở thành một trong những quan khảo thí của kì thi Hương.[8]
Năm Khang Hi thứ 2 (1663), ông tiếp tục làm quan khảo thí cho kì thi võ.[8] Năm thứ 3 (1664), ông nhậm chức Chủ sự Chủ Khách ti của Lễ bộ. Năm thứ 7 (1668), điều sang Nghi Chế ti làm Viên ngoại lang. Không lâu sau, ông lại được điều sang Phúc Kiến ti của Hộ bộ làm Lang trung. Năm thứ 11 (1672), ông trở thành quan khảo thí chính của kì thi Hương ở Tứ Xuyên. Năm thứ 15 (1676), điều sang làm Lang Trung Tứ Xuyên ti của Hộ bộ. Năm thứ 17 (1678), ông thăng làm Hàn Lâm viện Thị giảng. Cùng năm, ông được Khang Hi Đế triệu kiến, chuyển làm Thị độc, được vào Nam Thư phòng hành tẩu. Ông trở thành quan biên soạn, chịu trách nhiệm biên tập Minh sử[8]. Cũng trong năm này, ông trở thành quan khảo thí chính của kì thi võ ở Thuận Thiên. Năm thứ 19 (1680), ông được thăng làm Quốc tử giám Tế tửu. Năm thứ 23 (1684), thăng làm Thiếu Chiêm sự, kiêm Thị giảng Học sĩ.[9]
Năm thứ 29 (1690), ông được thăng làm Đô sát viện tả Phó đô Ngự sử. Cùng năm nhậm Kinh diên Giảng quan, Phó Tổng tài quan chịu trách nhiệm biên soạn Thanh sử, hữu Thị lang Đốc bộ của Binh bộ. Năm thứ 30 (1691), ông trở thành Phó khảo quan của kì thi Hội. Năm thứ 31 (1692), bổ nhiệm làm Hộ bộ hữu Thị lang. Năm thứ 33 (1694), thăng làm Tổng tài quan. Năm thứ 37 (1698), ông tiếp tục thăng làm Đô Sát viện tả Đô ngự sử. 1 năm sau thăng Hình bộ Thượng thư. Không lâu sau, vì liên lụy vụ án của Vương Ngũ mà ông bị cách chức, rời kinh thành về quê. Năm thứ 49 (1710), Khang Hi Đế nhớ nhung cựu thần, đặc chiếu khôi phục quan chức. Năm thứ 50 (1711), ngày 11 tháng 5 (âm lịch), ông qua đời, thọ 78 tuổi.
Thành tựu của Vương Sĩ Trinh là rất tốt, vào năm Khang Hi thứ tư thì được bổ nhiệm làm Hộ Bộ Lang Trung, đến thủ đô làm quan. Khi đó thủ đô là nơi tài tử mặc khách tụ tập, Vương Sĩ Trinh có sân khấu để thi triển tài hoa, ông sáng tác bài thơ "Thần Vận" ở phương diện thơ ca mở ra một luồng gió mới.
Ông là người có nhiều bài thơ truyền cho hậu thế, những bài văn tả cảnh cũng được nhiều người khen, chỉ một câu như "Lục Dương thành quách thị Dương Châu" cũng làm cho nhiều danh họa lúc bây giờ sử dụng để đề lên tranh, ngay cả Khang Hi cũng khen ông là "Đa tài thi văn", "Bác học thiện thi văn".
Vương Sĩ Trinh là một người thích cổ vật, có thể phân biệt sách, tranh, tiền. Người này giỏi thư pháp, được hậu nhân tôn sùng, đồng thời Vương Sĩ Trinh này còn rất ái tài, sau khi được Khang Hi cho kế nhiệm Tiền Khiêm Ích trở thành minh chủ thi đàn, đã trở thành một minh chủ được văn đàn thời kỳ này công nhận. Lúc này những hậu bối văn đàn lục tục đến thủ đô cầu danh sư chỉ điểm trong đó có Bồ Tùng Linh.
Sau khi Vương Sĩ Trinh được xem qua bản sơ thảo thì thật sự tán thưởng Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, ông ghi lại nhiều lời bình trong bản sơ thảo và trả lại cho Bồ Tùng Linh, còn tặng thơ cho Bồ Tùng Linh. Đây bài đề từ nổi tiếng của Vương Sĩ Trinh với Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, ở nước ta đã có nhiều bản dịch quốc ngữ, trong đó bản dịch của Tản Đà được nhiều người biết đến:
|
|
Bản dịch của Tản Đà
|
Vương Sĩ Chân cả đời say mê văn học, số lượng tác phẩm lên đến hơn 4000 với hơn 500 loại, trong đó có: