Xu mật viện (Nhật Bản)

Tòa nhà Sūmitsu-in

Cơ mật viện Nhật Bản (枢密院 Sūmitsu-in?) là một hội đồng cố vấn cho Thiên hoàng hoạt động từ năm 1888 đến 1947. Cơ mật viện bị Hiến pháp Nhật Bản hậu chiến hiện nay buộc phải giải thể ngày 3 tháng 5 năm 1947.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo mẫu của Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, thể chế này cố vấn cho Thiên hoàng các vấn đề có tầm quan trọng to lớn bao gồm: (1) đề xuất sửa đổi Luật Hoàng thất năm 1889 và Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản; (2) các vấn đề giải thích hiến pháp, đề xuất các luật và sắc lệnh; (3) tuyên bố thiết quân luậttuyên chiến; (4) điều ước và các hiệp định quốc tế; (5) các vấn đề liên quan đến việc kế vị ngai vàng và tuyên bố nhiếp chính theo luật Hoàng thất; và (6) các vấn đề khác được Thiên hoàng đưa ra xem xét (nói chung là theo lời khuyên của nội các). Do đó, Xu mật viện có cả chức năng tư pháp lẫn hành pháp. Tuy vậy, hội đồng không có quyền lập pháp.

Xu mật viện Nhật Bản được thành lập theo một sắc dụ của Thiên hoàng Meiji vào ngày 28 tháng 4 năm 1888, với Chủ tịch là Ito Hirobumi, để thảo luận kỹ về bản dự thảo hiến pháp.[1] Hiến pháp mới, mà Thiên hoàng ban hành ngày 11 tháng 2 năm 1889, có đề cập qua về Xu mật viện ở Chương 5, Điều 46: "Các Cố vấn của Xu mật viện sẽ, cho phù hợp với các điều khoản tổ chức Xú mật viện, thảo luận ký các vấn đề quan trọng của Nhà nước khi họ được Thiên hoàng tham vấn."

Buổi họp của Xu mật viện, 1946. Thiên Hoàng Hirohito ngồi ở bàn chủ tọa

Xu mật viện có 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch (dự khuyết), 12 (sau tăng lên thành 24) hội viên, 1 tổng thư ký, và 3 thư ký dự bị. Tất cả các hội viên trong Xu mật viện kể cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch được Thiên hoàng bổ nhiệm mãn đời. Việc đề cử là qua khuyến nghị của Thủ tướngnội các.

Ngoài 24 hội viên bổ nhiệm trên, thành phần Xu mật viện còn có Thủ tướng cùng các Bộ trưởng. Các Hoàng thân (cả shinnōkeōke) đến tuổi trưởng thành đều có quyền tham gia trong Xu mật viện. Chủ tịch Xu mật viện có quyền triệu tập và điều hành các buổi họp.

Các buổi họp trong hoàng cung đều được giữ kín; Thiên hoàng chỉ tham dự trong khi có việc trọng đại. Đề tài thảo luận không bị hạn chế; bất cứ việc gì Thiên hoàng cần tham khảo đều có thể đem ra nghị luận.

Đánh giá về tầm quan trọng của Xu mật viện có nhiều bất đồng, từ việc khẳng định nó là cơ quan quyền lực tối cao trong chính quyền Minh Trị (có lẽ đúng về mặt lý thuyết và pháp lý), đến giả định rằng nó hoàn toàn không quan trọng với nền chính trị quốc gia (có lẽ cũng đúng trong giới hạn về hoạt động thực tế). Trong những năm đầu, nhiều thành viên của Xu mật viện đồng thời là thành viên của các chính phủ dân bầu; tuy vậy, trong những năm sau này, Xu mật viện thay thế về cơ bản cho các genrōGenrōin như là một câu lạc bộ các ông già bảo thủ, thường rỗi rãi với đảng cầm quyền qua bầu cử.[2] Sau khi Xu mật viện thách thức chính phủ bằng cách cố bác bỏ vài quyết định của chính phủ, và tự mình quyết định các chính sách đối ngoại quan trọng, rõ ràng rằng nó đã cân bằng quyền lực với chính phủ được bầu. Xu mật viện từ đó bị bỏ mặc, và nó không được tham vấn khi Nhật Bản quyết định tuyên chiến với Hoa Kỳ năm 1941.

Các chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ tịch Nhiệm kỳ
1 Ito Hirobumi 30 tháng 4 188830 tháng 10 1889
2 Oki Takato 24 tháng 12 18891 tháng 6 1891
3 Ito Hirobumi 1 tháng 6 18918 tháng 8 1892
4 Oki Takato 8 tháng 8 189211 tháng 3 1893
5 Yamagata Aritomo 11 tháng 3 189312 tháng 12 1893
6 Kuroda Kiyotaka 17 tháng 3 189425 tháng 8 1900
7 Saionji Kinmochi 27 tháng 8 190013 tháng 7 1903
8 Ito Hirobumi 13 tháng 7 190321 tháng 12 1905
9 Yamagata Aritomo 21 tháng 12 190514 tháng 6 1909
10 Ito Hirobumi 14 tháng 6 190926 tháng 10 1909
11 Yamagata Aritomo 26 tháng 10 19091 tháng 12 1922
12 Kiyoura Keigo 8 tháng 2 19227 tháng 1 1924
13 Hamao Arata 13 tháng 1 192425 tháng 9 1925
14 Hozumi Nobushige 1 tháng 10 19258 tháng 4 1926
15 Kuratomi Yuzaburo 12 tháng 4 19263 tháng 5 1934
16 Ichiki Kitokuro 3 tháng 5 193413 tháng 3 1936
17 Hiranuma Kiichiro 13 tháng 3 19365 tháng 1 1939
18 Konoe Fumimaro 5 tháng 1 193924 tháng 6 1940
19 Hara Yoshimichi 24 tháng 6 19407 tháng 8 1944
20 Suzuki Kantarō 7 tháng 8 19447 tháng 6 1945
21 Hiranuma Kiichiro 9 tháng 4 19453 tháng 12 1945
22 Suzuki Kantarō 15 tháng 12 194513 tháng 6 1946
23 Shimizu Toru 13 tháng 6 194626 tháng 9 1946

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Beasley, W.G. (2000). The Rise of Modern Japan. Palgrave Macmillan. ISBN 0312233736.
  • Colgrove, Kenneth W. (1931). The Japanese Privy Council. ASIN: B00086SR24.
  • Gordon, Andrew (2003). A Modern History of Japan: From Tokugawa Times to the Present. Oxford University Press. ISBN 0195110617.
  • Jansen, Marius B. (2000). The Making of Modern Japan. Belknap Press. ISBN 0674009916.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Beasley, The Rise of Modern Japan. pp. 68
  2. ^ Gordon, A History of Modern Japan, pp.92
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan