Yến Lan

Yến Lan
Sinh2 tháng 3 năm 1916
An Nhơn, Bình Định
Mất5 tháng 10 năm 1998
Bình Định
Nghề nghiệpNhà thơ

Yến Lan (1916-1998), tên thật là Lâm Thanh Lang, là một nhà thơ, nhà viết kịch Việt Nam. Ông còn có bút danh khác là Xuân Khai.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Yến Lan sinh ngày 2 tháng 3 năm 1916, quê tại thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn (nay là phường Bình Định, thị xã An Nhơn), tỉnh Bình Định. Ông nội Yến Lan là nhà nho, thuộc dòng Minh HươngPhúc Kiến.[1] Mồ côi mẹ năm 6 tuổi, Yến Lan sống bằng nghề dạy học tư và viết văn. Ông sáng tác thơ từ sớm và cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn hợp thành Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ đất Bình Định) nổi tiếng trên thi đàn lúc đó. Trong giai đoạn này, ông cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên sáng tác theo trường phái Thơ loạn (còn gọi là Thơ điên) với những trăng, xương, máu, hồn ma... trong thơ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Uỷ viên văn hoá Cứu quốc Bình Định (19471949); là Uỷ viên văn hoá kháng chiến Nam Trung Bộ, trưởng đoàn kịch Kháng chiến. Từ 1950 đến 1954 ông làm công tác văn hoá văn nghệ ở Bình Định. Sau 1954, Yến Lan tập kết ra Bắc, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957, làm việc tại Nhà xuất bản Văn học và tham gia phong trào Nhân văn - Giai phẩm. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ông trở về công tác tại Hội văn nghệ Bình Định và mất tại đây ngày 5 tháng 10 năm 1998.

Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Hiện nay tại Khu phố Hòa Cư, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, Bình Định có Nhà Lưu niệm nhà thơ Yến Lan.[2]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bóng giai nhân (kịch thơ,)
  • Gái Trữ La (kịch thơ, 1943)
  • Những ngọn đèn (thơ, 1957)
  • Tôi đến tôi yêu (thơ, 1965)
  • Lẵng hoa hồng (thơ, 1968)
  • Giữa hai chớp lửa (thơ, 1978)
  • Én Đào (truyện thơ, 1979)
  • Thơ Yến Lan (thơ, 1987)
  • Cầm chân hoa (thơ tứ tuyệt, 1991)
  • Thơ tứ tuyệt (tuyển tập, 1996)

Thành tựu nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi tiếng từ Phong trào Thơ mới với "Bến My Lăng" bất hủ, sau này Yến Lan được đánh giá cao với thơ tứ tuyệt.

Nhà thơ, nhà phê bình Trúc Thông đã nhận xét: "Trong số lưa thưa bậc hảo hán của thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại, Yến Lan thuộc loại "bố già". Một "bố già" hiền lành. Không cân quắc, ngang tàng, vang động. Nhưng vẫn đầy cốt cách trong cung cách âm thầm... Trong tứ tuyệt Yến Lan thường nén lại một nông nỗi thở dài. Có khá nhiều cám cảnh. Nhưng cốt cách nghệ sĩ, cốt cách tứ tuyệt đã gây cho người đọc một sự kính trọng"[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Yến Lan với bến My Lăng - văn học & nghệ thuật Lưu trữ 2011-05-22 tại Wayback Machine, 5 Tháng Mười 2008 Văn chương Việt
  2. ^ “Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan ở Bình Định thành điểm đọc sách cộng đồng”.
  3. ^ Yến Lan và những bài thơ tứ tuyệt cuối cùng
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan