Hữu Loan

Hữu Loan
SinhNguyễn Hữu Loan
(1916-04-02)2 tháng 4, 1916
Vân Hoàn, Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
Mất18 tháng 3, 2010(2010-03-18) (93 tuổi)
Vân Hoàn, Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam
Bút danhHữu Loan
Nghề nghiệpNhà thơ
Dân tộcKinh
Giai đoạn sáng tác1943–2010
Thể loạiTrữ tình
Trào lưuPhong trào Nhân Văn - Giai Phẩm
Tác phẩm nổi bậtMàu tím hoa sim
Phối ngẫuLê Đỗ Thị Ninh
Phạm Thị Nhu

Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 – 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [1]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[2] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (nay là xã Nga Phượng), huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội [3]. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương.

Sau khi Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải đi học tập chính trị, tiếp đó bị quản thúc tại địa phương. Ông sống bằng nghề khai thác đá[4]. Cuối đời ông về sống tại quê nhà ở tỉnh Thanh Hóa[5]

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến[6]. Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hữu Loan để lại khoảng 60 bài thơ trước lúc ông mất. Tuy nhiên chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:

  • Cũng những thằng nịnh hót
  • Đèo Cả
  • Đêm
  • Màu tím hoa sim
  • Hoa lúa
  • Ngày mai
  • Thánh mẫu hài đồng
  • Tình Thủ đô
  • Yên mô

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Chung:

Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bài thơ đã được các nhạc sĩ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng phổ nhạc. Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: ViTek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng.[8]

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Điếu văn tiễn biệt Nhà thơ Hữu Loan):

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương Lê Đỗ Kỳ, Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1946)[9]. Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm 1949, bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, con một gia đình đại địa chủ bị tịch thu gia sản trong Cải cách ruộng đất, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1] Lưu trữ 2008-06-18 tại Wayback Machine NHÀ THƠ HỮU LOAN - Cinet.gov.vn
  2. ^ [2] Thi sĩ Hữu Loan và mối tình bất hủ - Báo điện tử VTC News, 19/03/2010 20:02.
  3. ^ [3] Thi sĩ Hữu Loan qua đời - Báo Thanh Niên, 19/03/2010 0:41.
  4. ^ https://vhds.baothanhhoa.vn/van-nghe/chuyen-ve-ong-ngoai-toi-nha-tho-huu-loan/8984.htm
  5. ^ a b [4] Hữu Loan - tím mãi màu hoa sim - Báo Lao động, số 62 Ngày 20/03/2010 Cập nhật: 8:26 AM.
  6. ^ 19 tháng 3 năm 2010-huu-loan-nguoi-di-bo-nguoc-chieu Hữu Loan - Người đi bộ ngược chiều - Tuanvietnam.net, 19/03/2010 14:48 GMT+7
  7. ^ [5] Hữu Loan thiên lý - Báo Thanh Niên, 07/02/2010 10:45.
  8. ^ [6] Màu tím Hữu Loan - Báo Người Lao động Điện tử, Chủ nhật, 21/03/2010 | 00:12GMT+7.
  9. ^ http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_%C4%91%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%83u_Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam_kh%C3%B3a_I
  10. ^ [7] Hữu Loan trả lời phỏng vấn Nhà xuất bản Kim Đồng.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • [8] Thấp thoáng Hữu Loan; Hà Đình Cẩn - Trang Website Hội Nhà văn Việt Nam, 3/19/2010 11:00:31 AM.
  • [9] Bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan
  • [10] Lưu trữ 2010-03-23 tại Wayback Machine Vĩnh biệt nhà thơ Hữu Loan: Thương một màu sim tím - Báo Hànộimới, 20/03/2010 07:38.
  • [11] Hữu Loan - cây gỗ vuông màu tím - Tuổi trẻ Online.
  • [12] Biền biệt Hữu Loan... - Nguyễn Trọng Tạo - Báo Người Lao động Điện tử, Thứ bảy, 20/03/2010 | 01:11GMT+7.
  • [13] Lưu trữ 2010-03-28 tại Wayback Machine Một lần gặp nhà thơ Hữu Loan - Báo Nhân dân, Cập nhật 04:24 ngày ngày 21 tháng 3 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka