Tử Phác

Tử Phác
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Văn Kim
Ngày sinh
(1923-12-31)31 tháng 12, 1923
Nơi sinh
Hà Nội
Mất1982 (58–59 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Lương Thị Nghĩa
Sự nghiệp âm nhạc
Tác phẩmTiếng hát quay tơ

Tử Phác (31 tháng 12 năm 19231982) là một nam nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam, tác giả bài Tiếng hát quay tơ nổi tiếng đã ra mắt năm 1949.[1] Ông là một trong những nhân vật trụ cột của Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.[2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tử Phác tên thật là Nguyễn Văn Kim, bút danh Nguyễn Anh Chấn, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1923, nhà ở phố Hàng Giấy, khu chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Thời niên thiếu, ông thường viết nhạc cùng Lương Hàm Châu (cháu của Lương Văn Can trong Đông Kinh Nghĩa Thục). Theo Lương Ngọc Trác, Tử Phác vốn xuất thân từ gia đình quan lại thời phong kiến, ông nội ông từng làm quan lớn cho nhà Nguyễn và đã đầu hàng Quân đội Pháp. Cha ông sau khi du học phương Tây về Hà Nội thì nhậm chức Tham tá lục lộ.[3] Mẹ ông là Trương Tần Phác, hậu duệ của Trương Định. Bút danh Tử Phác có nghĩa là con của bà Phác.

Năm 1945, ông tham gia Chiến tranh Đông Dương và sau đó thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 2 năm 1947 và 1948, ông là Thư ký tòa soạn báo Thủ Đô ở chiến khu III với bút danh Nguyễn Anh Chấn. Năm 1949, ông được vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu 3 và điều lên Việt Bắc làm Thư ký tòa soạn báo Sự Thật với bút danh Trương Công Kích.[4] Một năm sau thì ông giữ chức Trưởng phòng Văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị.[5]

Năm 1952, ông làm Tổng Phụ trách Văn Công Quân đội. Trong giai đoạn 19571958, ông là Thư ký tòa Soạn của báo Nhân văn Giai phẩm. Từ năm 1959 đến 1960, khi vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra, ông bị đưa đi cải tạo tại Hòa Bình. Sau khi cải tạo về Tử Phác không tìm được một việc làm nào. "Không có sinh kế, vợ con nheo nhóc, sống vất vưởng nhờ tiền trợ giúp của gia đình nội ngoại ở Pháp, đồ đạc trong nhà bán dần dần đến cả chiếc dương cầm, cái hương án... " [6]

Năm 1982, Tử Phác qua đời vì bệnh ung thư. Vì liên quan đến vụ Nhân văn Giai phẩm mà nhiều tác phẩm của ông không được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.[7]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hò kéo pháo[a][8]
  • Tiếng hát quay tơ (1949)[9][10][11]
  • Tiếng hát lênh đênh (viết cùng với Lương Ngọc Châu, Tinh Hoa xuất bản năm 1953)
  • Gió Hồ Tây (1954)
  • Vượt sông Đà
  • Chiến thắng Điện Biên
  • Thả thuyền giấy
  • Đường lên Tây Bắc

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trở về quê cũ (kịch hát)[12]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Báo Lao động số 11 năm 1998 có bài nhận định về ông như một "nghệ sĩ có tầm vóc văn hoá sâu sắc thuộc số người sớm nhất mở đường "sân khấu hoá" cho một điệu múa dân gian là điệu múa sạp."

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đạo diễn Bạch Diệp thì Tử Phác là "mối tình đầu" của bà khi cả hai đang cùng hoạt động ở Việt Bắc.[13] Tuy nhiên, vợ của Tử Phác là bà Lương Thị Nghĩa (sinh năm 1921), một người nghệ sĩ biểu diễn piano cùng là người Hà Nội và lên Việt Bắc vào năm 1950.[14] Bà Nghĩa là em gái của nhạc sĩ Lương Ngọc Châu, sau khi chồng mất thì bà sang Pháp ở với anh chị và mất vào năm 1985.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Một bài hát dựa trên chất liệu Hò hụi của miền Trung Việt Nam, nhưng không nổi tiếng và tồn tại được như bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trúc Hà (18 tháng 12 năm 2016). “Một di sản âm nhạc đồ sộ”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Hall, Patricia Ann (2018). The Oxford Handbook of Music Censorship (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 307. ISBN 978-0-19-973316-3.
  3. ^ Lương Ngọc Trác (tháng 5 năm 1958). “Lời nói và việc làm của Tử Phác”. Văn nghệ Quân đội. 5: 53–57. OCLC 424498432.
  4. ^ a b Nguyễn Thụy Kha (9 tháng 4 năm 2016). “Tử Phác thương nhớ quyến vào tơ”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Hoàng Cầm (1999). Văn xuôi Hoàng Cầm. Nhà xuất bản Văn học. tr. 130. OCLC 1153382202.
  6. ^ [1] Lưu trữ 2010-02-12 tại Wayback Machine Vài kỷ niệm về nhà thơ, nhạc sĩ Tử Phác
  7. ^ Phan Phương (28 tháng 4 năm 2014). “Chiến thắng Tây Bắc và chiến thắng Điện Biên: Những bài hát bị lãng quên”. Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ Nguyễn Thụy Kha (2000). Những gương mặt âm nhạc thế kỷ: Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Hoàng Việt. Hà Nội: Viện âm nhạc. tr. 269. OCLC 46870748.
  9. ^ Nguyễn Thụy Kha (2002). Hát mãi khúc quân hành: tổng tập các bài hát về người lính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 85. OCLC 681466570.
  10. ^ Nguyễn Thụy Kha (1998). Nửa thế kỷ tân nhạc. Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 383. OCLC 761635892.
  11. ^ Nguyễn Thụy Kha (10 tháng 3 năm 2017). “Những giai điệu đi cùng năm tháng…”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ Nhà số 4 Lý Nam Đế: hồi ức, tư liệu, kỷ yếu. Hà Nội: Quân đội nhân dân. 1997. tr. 49. OCLC 645881892.
  13. ^ “Đạo diễn Bạch Diệp muốn làm đêm nhạc cho mối tình đầu”. Báo Thể thao & Văn hóa. 25 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022 – qua VnExpress.
  14. ^ Hội nhạc sĩ Việt Nam (1997). Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại. Hà Nội: Hội nhạc sĩ Việt Nam. tr. 372. OCLC 45066105.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn rút nước hồ và mở khóa thành tựu ẩn: Đỉnh Amakumo hùng vĩ
Hướng dẫn rút nước hồ và mở khóa thành tựu ẩn: Đỉnh Amakumo hùng vĩ
Một quest khá khó trên đảo Seirai - Genshin Impact
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Đây là nhân vật mà tôi cảm thấy khó có thể tìm một lời bình thích hợp. Ban đầu khi tiếp cận với One Piece
Giới thiệu bộ kỹ năng của Childe trong Genshin Impact
Giới thiệu bộ kỹ năng của Childe trong Genshin Impact
Theo như bản cập nhật 1.1 sắp tới chúng ta sẽ những kỹ năng buff team cực kì mạnh từ Childe