Kỷ lục tốc độ bay

SR-71 Blackbird Mỹ là máy bay giữ kỷ lục về tốc độ hiện nay

Một kỷ lục tốc độ baytốc độ nhanh nhất mà máy bay có thể đạt đến.

Quy tắc cho mọi kỷ lục chính thức về hàng không được định nghĩa bởi Fédération Aéronautique Internationale (FAI), và họ cũng xem xét thông qua mọi yêu cầu được công nhận về các kỷ lục. Kỷ lục tốc độ được phân ra nhiều mức cho nhiều lớp máy bay khác nhau. Có 3 lớp máy bay: máy bay trên bộ, thủy phi cơmáy bay lưỡng cư; rồi đến bên trong những lớp máy bay này, có những kỷ lục cho những nhóm bay tập trung. Vẫn còn có những kỷ lục được dành cho động cơ pít-tông, động cơ phản lực, turboprop và động cơ rốc két của máy bay. Bên trong mỗi nhóm, các kỷ lục được xác định cho tốc độ trên đường bay thẳng và khi máy bay mang trọng tải khác nhau. Vẫn có những kỷ lục về tốc độ giữa những thành phố xác định như giữa LondonNew York.

Thời gian biểu cho các kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phi công Tốc độ Máy bay Địa điểm
mph km/h
1903 Wilbur Wright 9.80 15.77 Wright Flyer Kitty Hawk, Mỹ
1905 Wilbur Wright 37.85 60.91 Wright Flyer III
1908 Henry Farman 40.26 64.79 thủy phi cơ Voisin
1909 Louis Blériot 47.82 76.96 Blériot XII
1910 Alfred Leblanc 68.20 109.8 Blériot XI
1911 Edouard Nieuport 82.73 133.1 Nieuport Nie-2 N
1912 Jules Vedrines 108.2 174.1 Monocoque Deperdussin
1913 Maurice Prevost 126.7 203.8 Monocoque Deperdussin
1914 Norman Spratt 134.5 216.5 RAF SE.4
1918 Roland Rohlfs 163.1 262.4 Curtiss Wasp
1919 Joseph Sadi-Lecointe 191.1 307.5 Nieuport-Delage 29v
1920 Joseph Sadi-Lecointe 194.5 313.0 Nieuport-Delage 29v
1921 Joseph Sadi-Lecointe 205.2 330.3 Nieuport-Delage
1922 Billy Mitchell 224.3 360.9 Curtiss R-6
1923 Alford J. Williams 267.2 430.0 Curtiss R-2C-1
1924 Florentin Bonnet 278.5 448.2 Bernard Ferbois V2
1927 Mario de Bernardi 297.8 479.3 Macchi M.52
1928 Mario de Bernardi 318.6 512.7 Macchi M.52bis
1929 Giuseppe Motta 362.0 582.6 Macchi M.67
1931 George H. Stainforth 407.5 655.8 thủy phi cơ Supermarine S.6B Lee-on-the-Solent, Anh
1933 Francesco Agello 424 682 Macchi M.C.72
1934 Francesco Agello 440.6 709.0 Macchi M.C.72
1944 Herlitzius 596.51 960 Messerschmitt Me 262 S2
1945 H. J. Wilson 606.4 975.9 Gloster Meteor F Mk4 Herne Bay, Anh
1946 E. M. Donaldson 615.78 990.79 Gloster Meteor F Mk4 Littlehampton, Anh
1947 Col. Andrew Boyd 623.74 1.003,60 Lockheed P-80R Shooting Star Muroc, California, Mỹ
1947 Chuck Yeager 670.0 1078 Bell X-1
1948 Maj. Richard L. Johnson, USAF 670.84 1079.6 North American F-86A-3 Sabre Cleveland, Mỹ[1]
1953 Neville Duke 727.6 1.171 Hawker Hunter F Mk3 Littlehampton, Anh
Từ mục này các kỷ lục được thực hiện trên độ cao lớn.
1955 Horace A. Hanes 822.1 1.323 F-100C Super Sabre Palmdale, Mỹ
1956 Peter Twiss 1.132 1.822 Fairey Delta 2 Chichester, Anh
1959 Col. Georgii Mosolov 1.484 2.388 Ye-66 (mẫu thử nghiệm MiG-21)
1965 Robert L. Stephens
and Daniel Andre
2.070 3.332 Lockheed YF-12A Edwards AFB, Mỹ
1976 Eldon W. Joersz 2.188 3.521 SR-71 Blackbird Beale AFB, Mỹ

Những kỷ lục không được công nhận chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]
Messerschmitt Me 163

SR-71 "Blackbird" giữ một kỷ cho máy bay phản lực airbreathing với tốc độ là 3.529,56 km/h (2.188 mph). Nó có thể cất cánh và hạ cánh trên những đường băng truyền thống. Kỷ lục được thực hiện vào 28 tháng 7-1976 bởi Eldon W. Joersz gần Căn cứ không quân Beale, California, Hoa Kỳ.[2]

Tuy nhiên, với một số người thì thuật ngữ "kỷ lục tốc độ bay" ngụ ý đơn giản là máy bay bay nhanh nhất. Những máy bay khác có bay nhanh hơn cũng không thể phá được kỷ lục đã được lập ra. Đấy là vì họ không tuân thủ những quy tắc của FAI. Ví dụ, máy bay thí nghiệm tốc độ cao không thể tự mình cất cánh mà phải đòi hỏi có một máy bay mang nó lên không trung.

Trong một thời gian, khi còn trong và ngay sau Chiến tranh thế giới II, một kỷ lục không được công khai được thực hiện, tốc độ dạt đến 1004.5 km/h (623.8 mph) do chiếc Messerschmitt Me 163A, mẫu thử nghiệm thứ 3 trang bị động cơ rốc két thực hiện, vào 2 tháng 10-1941, thật sự đây là tốc độ nhanh nhất mà mọi máy bay không thể có được vào cùng thời gian đó. Nhiều sự nỗ lực để thiết lập các kỷ lục được thực hiện sau Chiến tranh thế giới II bởi nhiều máy bay như Gloster Meteor, loại máy bay này khẳng định đã vượt qua kỷ lục tốc độ 755 km/h (469 mph) do máy bay động cơ pít-tông Messerschmitt Me 209 V1 lập ra, nhưng không kỷ lục nào thực sự vượt trội so với Me 163 A V3, cho đến khi loại máy bay Douglas Skystreak thực hiện vào 20 tháng 8-1947.

Phi thuyền con thoi là tàu bay nhanh, nhưng nó không thể tự thực hiện sức mạnh của nó nếu không nhờ 2 tên lửa nhiên liệu rắn nâng đặc biệt để đưa nó lên khoảng không vào quỹ đạo. Trong thời gian bay lên quỹ đạo, tốc độ của tàu đạt đến dưới Mach 2.

Boeing X-43A được NASA xác nhận là máy bay bay nhanh nhất, đạt tốc độ 11.200 km/h (7.000 mph), hoặc Mach 9.68, vào 16 tháng 11 2004. Tuy nhiên, nó là một máy bay thử nghiệm không người lái trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm, và được một chiếc B-52 mang lên không trung để phóng nó đi. Nó không có khả năng tự hạ cánh. Phương tiên thử nghiệm động cơ phản lực tĩnh siêu âm của Australia cũng đạt đến vận tốc Mach 10, nhưng khi nó chỉ thuần túy là phương tiện thử nghiệm thì không kỷ lục nào được công nhận cho nó. Nếu kiểu máy bay được phóng đi trên không cũng được tính thì những vật phóng ra được tăng tốc bởi sức mạnh của súng cũng được xem xét.

Động cơ rốc két của X-15 là loại động cơ nhanh nhất, đạt đến một vận tốc là 7.274 km/h (4.510 mph) vào 3 tháng 10 năm 1967. Tuy nhiên, đó là một máy bay động cơ tên lửa thử nghiệm không có khả năng cất cánh và được một máy bay khác mang vào không trung và hoạt động ở rìa khí quyển.

Năm Phi công Vận tốc Máy bay Chú thích
mph km/h
1955 không biết 623 1003 Republic XF-84H kỷ lục máy bay điều khiển có cánh quạt
1967 'Pete' Knight 4510 7258 North American X-15 máy bay động cơ rocket; incapable of breathing air
1981-2010 vài cá nhân Mach 2 khi phóng
28.000 km/h (17.500 mph) khi hạ xuống
Phi thuyền con thoi NASA động cơ rocket dùng để nâng với thùng nhiên liệu
1986 John Egginton 249.1 401.0 Westland Lynx kỷ lục tốc độ thế giới của trực thăng
2004 không có 7000 11270 NASA X-43A động cơ phản lực tĩnh siêu thanh, không thể cất hạ cánh,
đòi hỏi có máy bay mang lên không trung và không có người lái

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jackson, Robert (1994). F-86 Sabre: The Operational Record. Smithsonian Institution Press.
  2. ^ “Current air speed record”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]