Tống Kỳ

Tống Kỳ
宋祁
Tên chữTử Kính
Thụy hiệuCảnh Văn
Thông tin cá nhân
Sinh998
Mất
Thụy hiệu
Cảnh Văn
Ngày mất
1061
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tống Kỷ, hoặc
Tống Chuẩn
Hậu duệ
Tống Tuấn Quốc, Tống Huệ Quốc, Tống Bảo Quốc, Tống Ngạn Quốc, Tống Phụng Quốc, Tống Phụ Quốc, Tống Quảng Quốc
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà sử học
Quốc tịchnhà Tống
Tác phẩmTân Đường thư
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Tống Kỳ (chữ Hán: 宋祁; bính âm: Song Qi) (9981061), tự Tử Kính, người An Lục (nay thuộc địa cấp thị Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc), sau dời qua ở Ung Khâu Khai Phong (nay thuộc huyện Kỷ, địa cấp thị Khai Phong, tỉnh Hà Nam) là nhà văn, nhà sử học thời Bắc Tống Trung Quốc, em của Tống Tường (nguyên tên là Tống Giao). Trước tác để lại gồm "Tống Cảnh Văn công tập".

Năm Thiên Thánh thứ 2 (1024) thời Tống Nhân Tông, ông cùng anh trai đi thi. Bộ Lễ tấu lên là ông đỗ đầu (trạng nguyên) còn Tống Tường đỗ hạng ba (Thám hoa), nhưng do Chương Hiến thái hậu cho rằng em đứng trên anh là không phải đạo nên đã cho Tống Tường đỗ đầu và ông chỉ đậu tiến sĩ, đứng hạng 10[1], được bổ nhiệm chức Thôi quanPhục Châu rồi sau đó là Quốc tử giám trực giảng, Thái thường Bác sĩ, sau được tuyển làm Long Đồ các học sĩ, Sử quan tu soạn[1]. Hai anh em Tống Kỳ và Tống Tường nổi tiếng về thơ văn, được mọi người gọi là Nhị Tống (Tống Kỳ là Tiểu Tống, Tống Tường là Đại Tống). Văn ông tuy đơn giản nhưng sâu sắc, chứa đựng lời lẽ trang nhã, uyên bác như câu thơ "hồng hạnh chi đầu xuân ý nháo" đủ nói lên danh phẩm và tài hoa của ông. Bộ sưu tập về thơ văn được biên soạn thành cuốn "Tống Cảnh Văn công tập". Ngoài ra ông với Âu Dương Tu cùng tham gia vào việc biên soạn bộ chính sử "Tân Đường thư".