Đỗ Bá Tỵ

Đỗ Bá Tỵ
Đỗ Bá Tỵ năm 2021
Chức vụ
Nhiệm kỳ5 tháng 4 năm 2016 – 20 tháng 7 năm 2021
5 năm, 106 ngày
Chủ tịch
Tiền nhiệmHuỳnh Ngọc Sơn
Kế nhiệmTrần Quang Phương
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ22 tháng 12 năm 2010 – 17 tháng 5 năm 2016
5 năm, 147 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Khắc Nghiên
Kế nhiệmPhan Văn Giang
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2010 – 27 tháng 4 năm 2016
5 năm, 188 ngày
Bộ trưởngPhùng Quang Thanh
Tiền nhiệmNguyễn Khắc Nghiên
Kế nhiệmPhan Văn Giang
Tư lệnh Quân khu 2
Nhiệm kỳ7 tháng 2 năm 2007 – 22 tháng 10 năm 2010
3 năm, 257 ngày
Tiền nhiệmMa Thanh Toàn
Kế nhiệmDương Đức Hòa
Tham mưu trưởng Quân khu 2
Nhiệm kỳtháng 5 năm 2001 – 7 tháng 2 năm 2007
Tiền nhiệmNguyễn Khắc Nghiên
Kế nhiệmHoàng Văn Toái
Phó Tư lệnh Quân khu 2
Nhiệm kỳtháng 12 năm 2000 – 7 tháng 2 năm 2007
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Chủ tịch
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 12, 1954 (70 tuổi)
Đan Phượng, Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộc Việt Nam
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19722016
Cấp bậc
Chỉ huy
Tham chiếnChiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Tây Nam

Đỗ Bá Tỵ (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954) là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Namchính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV phụ trách quốc phòng - an ninh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2016–2021 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lào Cai. Ông từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (20102016). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông nguyên là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt - Trung.[1]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Bá Tỵ sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954 tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Năm 15 tuổi ông theo gia đình đi kinh tế mới tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Quê quán: Xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.[2]

Ông có con rể là Trung tướng Nguyễn Hồng Thái - UV BCH TW Đảng Khóa XIII, Tư lệnh Quân Khu 1.

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày vào Đảng: 31/03/1974.

Ngày chính thức: 31/03/1975.

Năm 1972, ông nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam.

5/1972 - 7/1973: Chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 246.

8/1973 - 5/1976: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 28 - Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3.

6/1976 - 8/1979: Đại đội trưởng, Phó Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trợ lý Tác chiến, Phó Tham mưu trưởng thuộc Trung đoàn 28 - Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3 chiến đấu tại Campuchia.

9/1979 - 8/1982: Học viên Học viện Lục quân - Bộ Quốc phòng.

9/1982 - 4/1983: Phó Trung đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Trung đoàn 752 - Sư đoàn 355- Quân đoàn 29 - Binh đoàn Sông Thao - Quân khu 2 (đã giải thể).

5/1983 - 8/1987: Phó Trung đoàn trưởng - Tham mưu trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 192 - Sư đoàn 355 - Quân đoàn 29 - Quân khu 2.

9/1987 - 4/1988: Phó Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 29 - Quân khu 2.

5/1988 - 6/1989: Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 345 - Quân đoàn 29 - Quân khu 2.

7/1989 - 8/1992: Phó Sư đoàn trưởng, Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 313 - Quân đoàn 29 - Quân khu 2.

9/1992 - 7/1994: Học viên Chỉ huy Tham mưu cao cấp, Học viện Quân sự cấp cao- Bộ Quốc phòng (nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam).

8/1994 - 11/1996: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 355 - Quân khu 2.

12/1996 - 02/1999: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ - Quân khu 2, Đại biểu Quốc hội khóa X.

03/1999 - 7/1999: Học viên Học viện Chính trị Quân sự - Bộ Quốc phòng.

8/1999 - 01/2000: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ- Quân khu 2.

02/2000 - 11/2000: Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.

12/2000 - 4/2001: Phó Tư lệnh Quân khu 2.

Năm 2001, ông giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, hàm Thiếu tướng.

5/2001 - 01/2007: Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2.

Tháng 1 năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 2,[3] hàm Trung tướng[4], thay cho Trung tướng Ma Thanh Toàn.

02/2007 - 10/2010: Tư lệnh Quân khu 2.

Ngày 22 tháng 10 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Sau khi Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên qua đời, ngày 22 tháng 12 năm 2010, ông được Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.[5]

12/2010 - 3/2016: Tổng tham mưu trưởng - Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng.

Tháng 1 năm 2011 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ông được bầu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Tháng 5 năm 2011, ông được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa XIII tại đơn vị bầu cử là tỉnh Điện Biên.

Ngày 5 tháng 12 năm 2011, ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Thượng tướng cùng với 8 tướng lĩnh cấp cao khác của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Ngày 5 tháng 10 năm 2015 ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Đại tướng[6]. Cùng được phong quân hàm Đại tướng với ông trong ngày này còn có ông Ngô Xuân Lịch.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1 năm 2016) ông là một trong bốn trường hợp quá tuổi, được BCH Trung ương Đảng khóa XI giới thiệu để tái cử[7] và được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng khóa XII.[8]

Ngày 5 tháng 4 năm 2016 tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh.

Ngày 27 tháng 4 năm 2016, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để nhận nhiệm vụ mới.[9]

Tháng 5 năm 2016, ông tiếp tục được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại đơn vị bầu cử là tỉnh Lào Cai.[10]

Tháng 7 năm 2016 tại Kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh.

Tháng 7 năm 2021, ông thôi chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1 tháng 12 năm 2021.[11]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1981 1985 1989 1993 1997 2001 2007 2011 2015
Cấp bậc Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ Quyết định 170/QĐ-TTg 2007
  4. ^ Quyết định 200/QĐ-TTg 2007
  5. ^ “Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2010.
  6. ^ Chủ tịch nước thăng quân hàm Đại tướng cho hai tướng quân đội, ngày 5/10/2015.
  7. ^ “​Giới thiệu 4 trường hợp ủy viên trung ương "đặc biệt". Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016. zero width space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  8. ^ “Công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa XII”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc Đại tướng Đỗ Bá Tỵ thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng”.
  10. ^ “Đại tướng Đỗ Bá Tỵ trúng cử đại biểu Quốc hội với số phiếu cao nhất tại Lào Cai”. Báo Dân trí. 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  11. ^ a b “Một đại tướng, 5 thượng tướng quân đội nghỉ hưu”.
  12. ^ “Tiểu sử tóm tắt của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ”.
  13. ^ “Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đón nhận Huân chương cao quý của Thái Lan”.
Tiền nhiệm:
Trung tướng Ma Thanh Toàn
Tư lệnh Quân khu 2
2007-2010
Kế nhiệm:
Trung tướng Dương Đức Hòa
Tiền nhiệm:
Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
2010-2016
Kế nhiệm:
Trung tướng Phan Văn Giang
Tiền nhiệm:
Huỳnh Ngọc Sơn
Phó Chủ tịch Quốc hội
2016-2021
Kế nhiệm:
Trần Quang Phương