Úc 31–0 Samoa thuộc Mỹ

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002
(khu vực châu Đại Dương)
Bảng 1
Ngày11 tháng 4 năm 2001 (2001-04-11)
Địa điểmSân vận động Thể thao Quốc tế, Coffs Harbour, Úc
Trọng tàiPolynésie thuộc Pháp Ronan Leaustic (Tahiti)
Khán giả3,000 (ước tính)

Vào ngày 11 tháng 4 năm 2001, hai đội tuyển bóng đá quốc gia: ÚcSamoa thuộc Mỹ đã thi đấu trong khuôn khổ Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Trận đấu diễn ra tại Sân vận động Thể thao Quốc tế tại Coffs Harbour, Úc. Đội tuyển Úc đã lập kỷ lục thế giới về thắng lợi lớn nhất trong một trận đấu bóng đá quốc tế, với tỷ số chung cuộc 31–0. Cầu thủ Archie Thompson của Úc cũng phá kỷ lục thế giới cho số bàn thắng được ghi bởi một cầu thủ trong một trận đấu quốc tế với con số 13 bàn thắng.[1] David Zdrilic, cầu thủ ghi bàn thắng thứ 8 của trận đấu, đã có số bàn thắng cao thứ hai trong một trận đấu quốc tế kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Kết quả của trận đấu đã gây ra nhiều tranh cãi về thể thức tổ chức các giải đấu vòng loại, trong đó huấn luyện viên đội tuyển Úc Frank Farina và Thompson thấy rằng cần phải tổ chức các vòng sơ loại để tránh các trận đấu không cân bằng như vậy, ý kiến này cũng được cơ quan quản lý bóng đá thế giới FIFA chia sẻ. Cuối cùng sau đó vòng loại khu vực châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 đã phải đưa vào một vòng đấu sơ loại. Trình độ không cân bằng của các đối thủ cũng một phần khiến Úc muốn chuyển sang Liên đoàn bóng đá châu Á vào năm 2006.[cần dẫn nguồn]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên các đội tuyển châu Đại Dương tham gia vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới bắt đầu từ năm 1996. Trong các giải đấu sau đó họ tham gia vào các trận đấu loại chung với khu vực châu Á, cho tới khi một vòng đấu loại tách biệt cho Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương được giới thiệu vào năm 1986. Tới vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, số lượng đội tuyển tham gia đã tăng lên con số 10. Mười đội tuyển được chia đều thành hai bảng, mỗi đội thi đấu lần lượt lẫn nhau. Hai đội đầu bảng sẽ bước vào vòng chung kết và thi đấu lẫn nhau trong hai trận lượt đi và lượt về. Đội thắng cuộc khu vực châu Đại Dương sẽ bước vào vòng play-off với năm đội xuất sắc nhất ở khu vực Nam Mỹ để dành suất tham dự World Cup. ÚcSamoa thuộc Mỹ được xếp vào Bảng 1 cùng với Fiji, SamoaTonga, với các trận đấu được tổ chức tại Coffs Harbour, Úc vào tháng 4 năm 2001.[2]

Úc, cùng với New Zealand, được coi là hai đội mạnh nhất khu vực châu Đại Dương. Đây là hai đội duy nhất từng giành chức vô địch Cúp bóng đá châu Đại Dương, và cũng là hai đội duy nhất từng tham dự vòng chung kết World Cup: Úc đã từng vượt qua vòng loại vào năm 1974 và New Zealand vào năm 1982. Samoa thuộc Mỹ nằm trong số những đội yếu nhất thế giới, thua tất cả những trận đấu quốc tế kể từ khi họ gia nhập FIFA vào năm 1998. Trước trận đấu, Úc đứng thứ 75 trong bảng xếp hạng FIFA, trong khi Samoa thuộc Mỹ đứng thứ 203, thấp nhất trong tất cả các thành viên FIFA.[3]

Hai ngày trước trận đấu, Úc đã có trận thắng 22–0 trước Tonga, phá vỡ kỷ lục trước đó dành cho chiến thắng lớn nhất trong một trận đấu quốc tế, nắm giữ bởi Kuwait với trận thắng 20–0 trước Bhutan vào năm 2000.[4] Samoa thuộc Mỹ cũng đã nhận hai trận thua trước trận đấu, một trận với tỷ số 13–0 trước Fiji và một trận thua 8–0 trước Samoa.[2]

Tóm tắt trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ Archie Thompson của Úc đã ghi 13 bàn thắng trong trận đấu

Úc thi đấu với đội hình gồm một vài cầu thủ hiếm khi được sử dụng do nhiều cầu thủ chính đang nghỉ hoặc không được chọn cho đội tuyển. Tiền đạo John AloisiDamian Mori, hai cầu thủ cùng nhau ghi tới 10 bàn thắng trong trận thắng 22–0 trước Tonga cũng không ra sân trong trận đấu này. Đội tuyển Samoa thuộc Mỹ gặp phải rắc rối về hộ chiếu, khiến cho chỉ một trong đội hình 20 người tốt nhất của họ, thủ môn Nicky Salapu, là được tham gia trận đấu. Samoa thuộc Mỹ cũng không thể gọi được các cầu thủ U-20 vì hầu hết họ lúc đó đang trong kỳ thi trung học. Đội buộc phải thay bằng các cầu thủ trẻ, bao gồm ba cầu thủ 15 tuổi, để tạo thành một đội hình bất đắc dĩ có độ tuổi trung bình chỉ 18.[5] Theo huấn luyện viên và phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Samoa thuộc Mỹ Tony Langkilde, một số cầu thủ Samoa chưa từng chơi một trận đấu đủ 90 phút trước trận đấu với Úc.[6]

Samoa thuộc Mỹ đã giữ được lưới của mình không phải nhận bàn thua trong vòng 10 phút đầu tiên của trận đấu cho tới khi Con Boutsianis khi bàn thắng đầu tiên cho Úc từ một quả phạt góc. Archie Thompson đã ghi bàn thắng đầu tiên của anh ở phút thứ 12, và tiền đạo đồng đội của anh, David Zdrilic, ghi thêm một bàn thắng một phút sau đó. Tony Popovic ghi thêm hai bàn thắng nữa vào phút thứ 17 và 19 để đưa Úc dẫn trước với tỷ số 6–0. Ở phút thứ 25, Zdrilic lập một hat-trick, nâng tỷ số lên thành 9–0 cho Úc. Thompson sau đó đã ghi tới 6 trong 7 bàn thắng tiếp theo, giúp cho Úc dẫn trước 16–0 khi hết hiệp 1. Thompson dẫn đầu đội tuyển Úc với 8 bàn thắng trong hiệp 1, và Zdrilic có 4 bàn thắng.[7][8]

Boutsianis, người ghi bàn thắng đầu tiên trong hiệp 1, cũng là người ghi bàn thắng đầu tiên trong hiệp 2 ở phút thứ 50. Boutsianis sau đó ghi thêm một bàn thắng nữa để hoàn thành hat-trick. Thompson và Zdrilic lần lượt ghi thêm 5 và 4 bàn thắng và kết thúc với 13 và 8 bàn thắng. Boutsianis kết thúc với 3 bàn thắng, trong khi Popovic, Aurelio VidmarSimon Colosimo mỗi người đều ghi 2 bàn, và cầu thủ vào sân từ băng ghế dự bị Fausto De Amicis cũng ghi được một bàn.[7][8] Ở phút thứ 86, mặc dù thua tới 29 bàn, Samoa thuộc Mỹ đã tổ chức được một pha tấn công vào khung thành của Úc với một cú sút của Pati Feagiai, nhưng thủ môn Michael Petkovic đã chặn được cơ hội này. Đó là cơ hội ghi bàn đầu tiên và duy nhất của Samoa thuộc Mỹ.[9]

Số lượng bàn thắng lớn đã tạo sự lẫn lộn về tỷ số trận đấu. Ở cuối trận đấu, bảng tỷ số trên sân vận động ghi tỷ số là 32–0 và Thompson được xác định là đã ghi 14 bàn thắng.[10] Sau khi được các nhân viên thống kê đếm lại, tỷ số đúng 31–0 được công bố, và tổng bàn thắng của Thompson được giảm còn 13.[7] Sau trận đấu, FIFA đã phát hành báo cáo chính thức sau khi nhận được báo cáo từ trọng tài và những quan chức của trận đấu, trong đó xác nhận tỷ số 31–0 và 13 bàn thắng của Thompson.[11]

Chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]
Úc 31–0 Samoa thuộc Mỹ
Boutsianis  10'50'84'
Thompson  12'23'27'29'33'
 37'42'45'56'60'
 65'85'88'
Zdrilic  13'21'25'33'58'
 66'78'89'
A. Vidmar  14'80'
Popovic  17'19'
Colosimo  51'81'
De Amicis  55'
Chi tiết
Khán giả: 3,000
Trọng tài: Ronan Leaustic (Tahiti)
Úc
Samoa thuộc Mỹ
GK 1 Michael Petkovic
DF 2 Kevin Muscat (c)
DF 3 Craig Moore
DF 4 Tony Popovic Thay ra sau 45 phút 45'
DF 5 Tony Vidmar Thay ra sau 45 phút 45'
MF 7 Aurelio Vidmar
FW 11 David Zdrilic
MF 12 Steve Horvat
MF 13 Con Boutsianis
MF 14 Simon Colosimo
FW 20 Archie Thompson
Vào sân thay người:
DF 15 Fausto De Amicis Vào sân sau 45 phút 45'
DF 17 Scott Miller Vào sân sau 45 phút 45'
Huấn luyện viên trưởng:
Frank Farina
GK 1 Nicky Salapu
DF 4 Lisi Leututu Thay ra sau 50 phút 50'
DF 5 Soe Falimaua
DF 7 Lavalu Fatu
DF 8 Sulifou Faaloua
DF 9 Travis Sinapati
MF 13 Sam Mulipola
MF 15 Pati Feagiai
FW 16 Ben Falaniko Thay ra sau 84 phút 84'
GK 18 Tiaoali Savea
MF 20 Young Im Min
Vào sân thay người:
FW 17 Darrell Ioane Vào sân sau 84 phút 84'
MF 19 Richard Mariko Vào sân sau 50 phút 50'
Huấn luyện viên trưởng:
Tunoa Lui

Trợ lý trọng tài:
David Sau (Quần đảo Solomon)
Michel Angot (Tahiti)
Trọng tài phụ:
Derek Rugg (New Zealand)

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến thắng 31–0 của Úc đã phá kỷ lục dành cho thắng lợi lớn nhất trong một trận đấu quốc tế. Kỷ lục trước đó là thắng lợi 22–0 của Úc trước Tonga, ghi được hai ngày trước trong cùng giải đấu. Cả hai chiến thắng đều vượt qua kỷ lục trước đó ghi bởi Kuwait với chiến thắng 20–0 trước Bhutan tại vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2000.[4] Trận đấu cũng phá kỷ lục dành cho chiến thắng lớn nhất trong một trận đấu vòng loại World Cup. Kỷ lục trước đó được ghi bởi Iran với chiến thắng 19–0 trước Guam tại vòng loại World Cup 2002.[1]

Ngoài các kỷ lục của đội tuyển, trận đấu cũng chứng kiến những kỷ lục cá nhân bị phá vỡ. Cầu thủ Archie Thompson của Úc, người mới chỉ có hai lần thi đấu quốc tế và một bàn thắng khi thi đấu quốc tế trước trận đấu, đã ghi 13 bàn thắng trong trận đấu này và phá kỷ lục về số bàn thắng trong một trận đấu quốc tế. David Zdrilic đã ghi 8 bàn thắng và được coi là đã ghi số bàn thắng nhiều thứ hai trong một trận đấu quốc tế, đứng sau 13 bàn của Thompson. Thực ra, số bàn thắng của anh ít hơn kỷ lục trước đó là 10 bàn thắng, ghi bởi Sophus Nielsen của Đan Mạch tại Thế vận hội 1908Gottfried Fuchs của Đức tại Thế vận hội 1912.[3] Dù sao thì thành tích này cũng đã khiến cho tổng số bàn thắng của Zdrilic cao nhất trong gần 90 năm. Thompson cũng đuổi kịp kỷ lục thế giới về số bàn thắng được ghi trong một trận đấu lớn được công nhận, được ghi vào năm 1885 khi John Petrie ghi được 13 bàn thắng trong trận thắng 36–0 của Arbroath trước Bon Accord trong một trận đấu của Giải vô địch bóng đá Scotland.[12] Kỷ lục trước đó trong một trận đấu vòng loại World Cup là bảy bàn thắng và cùng được ghi bởi một cầu thủ người Úc khác, Gary Cole, trong trận đấu với Fiji tại vòng loại World Cup 1982 vào ngày 14 tháng 8 năm 1981,[13] và cầu thủ người Iran Karim Bagheri, trong trận đấu với Maldives tại vòng loại World Cup 1998 vào ngày 2 tháng 6 năm 1997.[14]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]
Huấn luyện viên Frank Farina của Úc đã chỉ trích thể thức vòng loại sau trận đấu.

Huấn luyện viên Frank Farina của Úc đã chỉ trích thể thức thi đấu vòng loại và bày tỏ sự hoài nghi về sự cần thiết của những trận đấu như thế này. Archie Thompson, cầu thủ đã ghi kỷ lục 13 bàn thắng, vui mừng trước kỷ lục của mình, nhưng cũng đồng ý với bình luận của Farina. Người phát ngôn của FIFA Keith Cooper đồng ý với cả hai ý kiến và đề xuất thay đổi thể thức vòng loại, tổ chức một vòng đấu sơ loại cho hai đội tuyển kém hơn. Tuy nhiên, chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương Basil Scarsella phản đối với hai ý kiến trên và cho rằng các đội tuyển yếu hơn có quyền được đối mặt với Úc và New Zealand, giống như Úc có quyền đối mặt với các đối thủ mạnh hơn như BrazilPháp.[1][9]

"Phá được kỷ lục thế giới với tôi như là một giấc mơ thành hiện thực; những thành tích như vậy không phải lúc nào cũng có. Nhưng bạn phải nhìn vào những đội tuyển mà chúng tôi phải thi đấu cùng và bắt đấu đưa ra những câu hỏi. Chúng tôi không cần phải chơi những trận đấu như thế này."[9]

Trận đấu này cũng những chiến thắng đậm khác trong vòng loại đã một phần trở thành lý do vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 phải đưa trở lại vòng đấu sơ loại cho những đội nhỏ hơn để tránh những trận đấu không cân bằng như thế này.[15] Khoảng cách lớn giữa hai đội tuyển xuất sắc nhất, Úc và New Zealand, và các đội còn lại trong khu vực châu Đại Dương là một trong những lý do khiến Úc rời bỏ Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương vào cuối năm 2006 để gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á nhằm tăng tính cạnh tranh.[16] Bắt đầu từ vòng loại World Cup 2010, Úc tham gia vào vòng loại tại khu vực châu Á.[17]

Các cầu thủ của đội tuyển Samoa thuộc Mỹ không cảm thấy buồn sau trận đấu, thậm chí họ còn hát cho các khán giả khi trận đấu kết thúc. Salapu cho biết rằng anh đã tận hưởng trận đấu này: "Tôi không thấy xấu hổ vì tất cả chúng tôi đều đã học được gì đó sau trận đấu. Nếu chúng tôi có tất cả các cầu thủ thì có lẽ chỉ để thua năm hay sáu bàn thôi, vì chúng tôi không có được những hậu vệ tốt nhất và tôi cũng không thể làm gì được."[5] Tony Langkilde cũng bênh vực cho thủ môn, nói rằng anh ấy đã "giữ mành lưới hết sức có thể với một màn trình diễn tuyệt vời". Anh cũng nói thêm rằng "giờ chúng tôi đã được FIFA công nhận, điều này thật sự đã giúp dấy lên sự quan tâm tới bóng đá trên quần đảo này".[6] Huấn luyện viên Samoa Tunoa Lui bình luận rằng bóng đá đang được chơi tại các trường tiểu học và trung học ở Samoa và "trong vòng năm năm nữa chúng tôi sẽ có sức cạnh tranh".[5]

Sau trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Samoa thuộc Mỹ kết thúc chiến dịch vòng loại của mình với trận thua 5–0 trước Tonga. Samoa thuộc Mỹ kết thúc ở vị trí cuối cùng của bảng với hiệu số bàn thắng là −57 sau bốn trận đấu, không ghi được bàn thắng nào ở vòng loại.[2] Úc tiếp tục chiến dịch vòng loại của họ với chiến thắng 2–0 trước Fiji và trận thắng 11–0 trước Samoa. Úc kết thúc ở vị trí đầu bảng với hiệu số bàn thắng là +66 trong bốn trận đấu, không để thua một bàn nào.[2]

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới – khu vực châu Đại Dương – Bảng 1
Đội St T H B BT BB HS Đ
 Úc 4 4 0 0 66 0 +66 12
 Fiji 4 3 0 1 27 4 +23 9
 Tonga 4 2 0 2 7 30 −23 6
 Samoa 4 1 0 3 9 18 −9 3
 Samoa thuộc Mỹ 4 0 0 4 0 57 −57 0

Úc sau đó đã đánh bại New Zealand, đội đứng đầu bảng còn lại, với tỷ số chung cuộc 6–1.[2] Sau khi vượt qua vòng loại khu vực châu Đại Dương, Úc tiến thẳng vào vòng play-off liên châu lục với trận đấu trước Uruguay, đội đang đứng thứ năm tại khu vực Nam Mỹ. Trong trận đấu này, Úc đã để thua với tỷ số chung cuộc 1–3, do đó không được tham dự vòng chung kết World Cup 2002.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Davies, Christopher (ngày 11 tháng 4 năm 2001). “Australia score 31 without loss in record win”. The Telegraph. London: Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ a b c d e “2002 FIFA World Cup Korea/Japan Preliminaries; Results, Oceanian Zone”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ a b Rookwood, Dan (ngày 11 tháng 4 năm 2001). “Aussie Rules as Socceroos smash world record again”. The Guardian. London: Guardian News and Media Limited. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ a b Harris, Nick (ngày 10 tháng 4 năm 2001). “Football: `Exposed' Tonga lose 22–0”. The Independent. London: Independent News and Media Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013. – via HighBeam Research (cần đăng ký mua)
  5. ^ a b c Jeffreys, Mark (ngày 14 tháng 4 năm 2001). “FIFA ruling which left Samoans singing the blues”. The Telegraph. London: Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  6. ^ a b “Give us Samoa goals”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 11 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ a b c Johnson, Dale (ngày 11 tháng 4 năm 2001). “Australia smash two world records”. ESPN.com Soccernet. ESPN Internet Ventures. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  8. ^ a b “Aussie footballers smash world record”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 11 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  9. ^ a b c “Australians set World Cup soccer scoring record”. CBCSports.ca. Canadian Broadcasting Corporation. ngày 11 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ “Was It 31–0 or 32–0?; Australia Wins”. The New York Times. The New York Times Company. ngày 12 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  11. ^ “Match Report: Australia – American Samoa”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 11 tháng 4 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  12. ^ “On this day – September 12”. Daily Mail. London: Associated Newspapers Ltd. ngày 11 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  13. ^ Lynch, Michael (ngày 12 tháng 12 năm 2004). “The all-important Cole difference”. The Age. Melbourne: The Age Company Ltd. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  14. ^ “Iran fanatics keep close eye on the Valley”. The Guardian. London: Guardian News and Media Limited. ngày 30 tháng 12 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  15. ^ “Road to SA 2010 starts in Samoa”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 21 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  16. ^ “Goal at last: Australia joining Asia”. The Sydney Morning Herald. Fairfax Media. ngày 11 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  17. ^ “FIFA World Cup 2010: The draw in full”. The Telegraph. London: Telegraph Media Group Limited. ngày 26 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2011.
  18. ^ Gatti, Juan (ngày 25 tháng 11 năm 2001). “World Cup Qualifier: Australian hopes sunk by Morales”. The Telegraph. London: Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  19. ^ Geoghegan, Kev (ngày 6 tháng 5 năm 2014). “Next Goal Wins for 'world's worst football team'. BBC News. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Đây là nhân vật mà tôi cảm thấy khó có thể tìm một lời bình thích hợp. Ban đầu khi tiếp cận với One Piece
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Entoma Vasilissa Zeta (エ ン ト マ ・ ヴ ァ シ リ ッ サ ・ ゼ ー タ, εντομα ・ βασιλισσα ・ ζ) là một chiến hầu người nhện và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Genjiro.
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha và những gì cần biết trước khi roll Kazuha
Giới thiệu Light Novel: Isekai Meikyuu no Saishinbu wo Mezasou
Giới thiệu Light Novel: Isekai Meikyuu no Saishinbu wo Mezasou
Một chàng trai thành phố bất ngờ tỉnh lại trong một hành lang tối tăm mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra.