Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010
Vòng loại FIFA World Cup 2010
Chi tiết giải đấu
Thời gian25 tháng 8 năm 2007 (2007-08-25) – 18 tháng 11 năm 2009 (2009-11-18)
Số đội205 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu852
Số bàn thắng2.338 (2,74 bàn/trận)
Vua phá lướiBurkina Faso Moumouni Dagano
Fiji Osea Vakatalesau
(12 bàn thắng)
2006
2014

Tại vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010, các đội tuyển bóng đá quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 6 liên đoàn châu lục đã tham dự vòng loại để chọn ra 31 đội vào vòng chung kết tới thi đấu tại Nam Phi với đội chủ nhà.

Phân bổ suất dự vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Châu Âu (UEFA): 53 đội tranh 13 suất
  • Châu Phi (CAF): 53 đội tranh 5 suất (không kể chủ nhà Nam Phi)
  • Châu Á (AFC): 43 đội tranh 4,5 suất (đấu vé vớt với OFC)
  • Châu Đại Dương (OFC): 10 đội tranh 0,5 suất (đấu vé vớt với AFC)
  • Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF): 35 đội tranh 3,5 suất (đấu vé vớt với CONMEBOL)
  • Nam Mỹ (CONMEBOL): 10 đội tranh 4,5 suất (đấu vé vớt với CONCACAF)

Tính đến ngày đăng ký cuối cùng (15 tháng 3 năm 2007), 203 trên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên (cả chủ nhà Nam Phi) của FIFA đã đăng ký tham dự vòng loại. Bốn quốc gia không tham dự đều thuộc châu Á gồm Bhutan, Brunei, LàoPhilippines. Montenegro, dù mới gia nhập FIFA từ 31 tháng 5 vẫn được chấp nhận tham gia vòng loại, nâng tổng số lên 204 đội.

Trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 8 năm 2007 và trận đấu cuối cùng vào ngày 18 tháng 11 năm 2009. Kết thúc vòng loại, có tổng cộng 2337 bàn thắng được ghi sau 848 trận đấu.

Các đội giành quyền vào vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
  Đội vượt qua vòng loại
  Đội không vượt qua vòng loại
  Quốc gia không tham dự World Cup
  Quốc gia không phải thành viên FIFA
Liên đoàn Số đội tham gia Số đội tham dự
vòng chung kết
Ngày kết thúc vòng loại
UEFA 53 13 18 tháng 11 năm 2009
CAF 52 + 1 chủ nhà 5 + 1 chủ nhà 18 tháng 11 năm 2009
CONMEBOL 10 5 18 tháng 11 năm 2009
AFC 43 4 14 tháng 11 năm 2009
CONCACAF 35 3 18 tháng 11 năm 2009
OFC 10 1 14 tháng 11 năm 2009
Tổng cộng 203 + 1 chủ nhà 31 + 1 chủ nhà 18 tháng 11 năm 2009

Dưới đây là danh sách 32 đội vào vòng chung kết được xếp theo thời gian.

Đội tuyển Tư cách qua vòng loại Ngày vượt qua vòng loại Số lần tham dự vòng chung kết Số vòng chung kết liên tiếp Lần gần đây nhất Thành tích tốt nhất Thứ hạng FIFA hiện tại 1 [1]
 Nam Phi Chủ nhà 15 tháng 4 năm 2004 3 0 2002 Vòng bảng (1998, 2002) 86
 Úc Nhất bảng A vòng 4 châu Á 6 tháng 6 năm 2009 3 2 2008 Vòng 16 (2006) 21
 Nhật Bản Nhì bảng A vòng 4 châu Á 6 tháng 6 năm 2009 4 4 2006 Vòng 16 (2002) 43
 Hàn Quốc Nhất bảng B vòng 4 châu Á 6 tháng 6 năm 2009 8 7 2006 Hạng tư (2002) 52
 Hà Lan Nhất bảng 9 châu Âu 6 tháng 6 năm 2009 9 2 2006 Á quân (1974, 1978) 3
 CHDCND Triều Tiên Nhì bảng B vòng 4 châu Á 17 tháng 6 năm 2009 2 0 1966 Tứ kết (1966) 84
 Brasil 4 hạng đầu Nam Mỹ 5 tháng 9 năm 2009 19 19 2006 Vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002) 2
 Ghana Nhất bảng D vòng 3 châu Phi 6 tháng 9 năm 2009 2 2 2006 Vòng 16 (2006) 37
 Tây Ban Nha Nhất bảng 5 châu Âu 9 tháng 9 năm 2009 13 9 2006 Hạng tư (1950) 1
 Anh Nhất bảng 6 châu Âu 9 tháng 9 năm 2009 13 4 2006 Vô địch (1966) 9
 Paraguay 4 hạng đầu Nam Mỹ 9 tháng 9 năm 2009 8 4 2006 Vòng 16 (1986, 1998, 2002) 30
 Bờ Biển Ngà Nhất bảng E châu Phi 10 tháng 10 năm 2009 2 2 2006 Vòng bảng (2006) 16
 Đan Mạch Nhất bảng 1 châu Âu 10 tháng 10 năm 2009 4 1 2002 Tứ kết (1998) 26
 Đức Nhất bảng 4 châu Âu 10 tháng 10 năm 2009 17 15 2006 Vô địch (1954, 1974, 1990) 6
 Serbia Nhất bảng 7 châu Âu 10 tháng 10 năm 2009 11 3 2 2006 Hạng tư (1930, 1962) 20
 Ý Nhất bảng 8 châu Âu 10 tháng 10 năm 2009 17 13 2006 Vô địch (1934, 1938, 1982, 2006) 4
 Chile 4 hạng đầu Nam Mỹ 10 tháng 10 năm 2009 8 1 1998 Hạng ba (1962) 17
 Hoa Kỳ 3 hạng đầu
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
10 tháng 10 năm 2009 9 6 2006 Hạng ba (1930) 4 14
 México 3 hạng đầu
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
10 tháng 10 năm 2009 14 5 2006 Tứ kết (1970, 1986) 15
 Thụy Sĩ Nhất bảng 2 châu Âu 14 tháng 10 năm 2009 9 2 2006 Tứ kết (1934, 1938, 1954) 18
 Slovakia Nhất bảng 3 châu Âu 14 tháng 10 năm 2009 9 2 1 1990 Hạng nhì (1934, 1962) 34
 Argentina 4 hạng đầu Nam Mỹ 14 tháng 10 năm 2009 15 10 2006 Vô địch (1978, 1986) 8
 Honduras 3 hạng đầu
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
14 tháng 10 năm 2009 2 1 1982 Vòng bảng (1982) 38
 New Zealand Thắng trận tranh vé giữa đội vô địch châu Đại Dương và đội thứ 5 châu Á 14 tháng 11 năm 2009 2 1 1982 Vòng bảng (1982) 77
 Cameroon Nhất bảng A vòng 3 châu Phi 14 tháng 11 năm 2009 6 1 2002 Tứ kết (1990) 11
 Nigeria Nhất bảng B vòng 3 châu Phi 14 tháng 11 năm 2009 4 1 2002 Vòng 16 (1994, 1998) 22
 Algérie Nhất bảng C vòng 3 châu Phi 18 tháng 11 năm 2009 3 1 1986 Vòng bảng (1982, 1986) 28
 Hy Lạp Thắng trận playoff châu Âu 18 tháng 11 năm 2009 2 1 1994 Vòng bảng (1994) 12
 Slovenia Thắng trận playoff châu Âu 18 tháng 11 năm 2009 2 1 2002 Vòng bảng (2002) 33
 Bồ Đào Nha Thắng trận playoff châu Âu 18 tháng 11 năm 2009 5 3 2006 Hạng ba (1966) 5
 Pháp Thắng trận playoff châu Âu 18 tháng 11 năm 2009 13 4 2006 Vô địch (1998) 7
 Uruguay Thắng trận tranh vé giữa đội thứ 5 Nam Mỹ và đội thứ 4 Bắc, Trung Mỹ và Caribe 18 tháng 11 năm 2009 11 1 2002 Vô địch (1930, 1950) 19

Chú giải 1:  Bảng xếp hạng FIFA tháng 11 năm 2009. Chú giải 2:  Kế thừa thành tích của Tiệp Khắc, đây là lần tham dự thứ 9 của đội, và lần gần đây nhất là năm 1990. Chú giải 3:  Kế thừa thành tích của các đội tuyển trước đó như Nam Tư, Serbia và Montenegro Chú giải 4:  Giải vô địch thế giới đầu tiên năm 1930 không có trận tranh giải ba. Hoa Kỳ và Nam Tư bị loại ở bán kết. Tuy nhiên về sau dựa trên thành tích 2 đội ở giải đấu mà FIFA xếp không chính thức hai đội lần lượt thứ ba và tư.

Các khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]

(43 đội tranh 4,5 suất - đấu vé vớt với OFC)

Hai vòng sơ loại (diễn ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2007) cho phép chọn từ 43 đội xuống 20 đội vào thi đấu vòng bảng.[2]

Tại vòng bảng, 20 đội bóng được chia thành 5 bảng mỗi bảng 4 đội, thi đấu từ tháng 2 cho đến tháng 6 năm 2008. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng sau. Tại vòng loại cuối cùng, 10 đội mạnh nhất được chia thành 2 bảng đấu mỗi bảng 5 đội (thi đấu từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009) giành vé trực tiếp tham dự vòng chung kết. Còn hai đội hạng ba sẽ gặp nhau đấu play-off chọn đội đứng thứ 5 châu Á thi đấu với đội vô địch châu Đại dương.

Ghi chú
Các đội giành quyền dự World Cup 2010
Các đội giành quyền đấu trận play-off

Kết quả xếp hạng vòng 4

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A
Đội tuyển
St Điểm
 Úc 8 20
 Nhật Bản 8 15
 Bahrain 8 10
 Qatar 8 6
 Uzbekistan 8 4
Bảng B
Đội tuyển
St Điểm
 Hàn Quốc 8 16
 CHDCND Triều Tiên 8 12
 Ả Rập Xê Út 8 12
 Iran 8 11
 UAE 8 1


Trận Play-off tranh hạng 5 (vòng 5)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Bahrain  (a) 2–2  Ả Rập Xê Út 0–0 2–2

Bahrain thắng với tổng tỉ số là 2-2 vì luật ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách và vào gặp nhà vô địch châu Đại dương là New Zealand, trong trận tranh vé vớt đi dự vòng chung kết.

(53 đội bóng giành 13 suất)

Vòng loại ở châu Âu bắt đầu từ tháng 8 năm 2008, sau khi Euro 2008 kết thúc.[2] 53 đội bóng tham dự chia thành 8 bảng đấu 6 đội và 1 bảng đấu 5 đội. 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng vào thẳng vòng chung kết.[3] 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có 1 bảng đấu 5 đội.

Các bảng đấu kết thúc vào 14 tháng 10 năm 2009. Lễ bốc thăm đá play-off diễn ra tại Zürich ngày 19 tháng 10, hai lượt đấu play-off diễn ra vào 14 và 18 tháng 11.

Ghi chú
Đội vào thẳng vòng chung kết
Đội đấu trận play-off

Kết quả xếp hạng vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng 1
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Đan Mạch Bồ Đào Nha Thụy Điển Hungary Albania Malta
1  Đan Mạch 10 6 3 1 16 5 +11 21 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 1–1 1–0 0–1 3–0 3–0
2  Bồ Đào Nha 10 5 4 1 17 5 +12 19 Tiến vào vòng 2 2–3 0–0 3–0 0–0 4–0
3  Thụy Điển 10 5 3 2 13 5 +8 18 0–1 0–0 2–1 4–1 4–0
4  Hungary 10 5 1 4 10 8 +2 16 0–0 0–1 1–2 2–0 3–0
5  Albania 10 1 4 5 6 13 −7 7 1–1 1–2 0–0 0–1 3–0
6  Malta 10 0 1 9 0 26 −26 1 0–3 0–4 0–1 0–1 0–0
Bảng 2
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Thụy Sĩ Hy Lạp Latvia Israel Luxembourg Moldova
1  Thụy Sĩ 10 6 3 1 18 8 +10 21 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 2–0 2–1 0–0 1–2 2–0
2  Hy Lạp 10 6 2 2 20 10 +10 20 Tiến vào vòng 2 1–2 5–2 2–1 2–1 3–0
3  Latvia 10 5 2 3 18 15 +3 17 2–2 0–2 1–1 2–0 3–2
4  Israel 10 4 4 2 20 10 +10 16 2–2 1–1 0–1 7–0 3–1
5  Luxembourg 10 1 2 7 4 25 −21 5 0–3 0–3 0–4 1–3 0–0
6  Moldova 10 0 3 7 6 18 −12 3 0–2 1–1 1–2 1–2 0–0
Bảng 3
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Slovakia Slovenia Cộng hòa Séc Bắc Ireland Ba Lan San Marino
1  Slovakia 10 7 1 2 22 10 +12 22 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 0–2 2–2 2–1 2–1 7–0
2  Slovenia 10 6 2 2 18 4 +14 20 Tiến vào vòng 2 2–1 0–0 2–0 3–0 5–0
3  Cộng hòa Séc 10 4 4 2 17 6 +11 16 1–2 1–0 0–0 2–0 7–0
4  Bắc Ireland 10 4 3 3 13 9 +4 15 0–2 1–0 0–0 3–2 4–0
5  Ba Lan 10 3 2 5 19 14 +5 11 0–1 1–1 2–1 1–1 10–0
6  San Marino 10 0 0 10 1 47 −46 0 1–3 0–3 0–3 0–3 0–2
Bảng 4
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Đức Nga Phần Lan Wales Azerbaijan Liechtenstein
1  Đức 10 8 2 0 26 5 +21 26 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 2–1 1–1 1–0 4–0 4–0
2  Nga 10 7 1 2 19 6 +13 22 Tiến vào vòng 2 0–1 3–0 2–1 2–0 3–0
3  Phần Lan 10 5 3 2 14 14 0 18 3–3 0–3 2–1 1–0 2–1
4  Wales 10 4 0 6 9 12 −3 12 0–2 1–3 0–2 1–0 2–0
5  Azerbaijan 10 1 2 7 4 14 −10 5 0–2 1–1 1–2 0–1 0–0
6  Liechtenstein 10 0 2 8 2 23 −21 2 0–6 0–1 1–1 0–2 0–2
Bảng 5
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Tây Ban Nha Bosna và Hercegovina Thổ Nhĩ Kỳ Bỉ Estonia Armenia
1  Tây Ban Nha 10 10 0 0 28 5 +23 30 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 1–0 1–0 5–0 3–0 4–0
2  Bosna và Hercegovina 10 6 1 3 25 13 +12 19 Tiến vào vòng 2 2–5 1–1 2–1 7–0 4–1
3  Thổ Nhĩ Kỳ 10 4 3 3 13 10 +3 15 1–2 2–1 1–1 4–2 2–0
4  Bỉ 10 3 1 6 13 20 −7 10 1–2 2–4 2–0 3–2 2–0
5  Estonia 10 2 2 6 9 24 −15 8 0–3 0–2 0–0 2–0 1–0
6  Armenia 10 1 1 8 6 22 −16 4 1–2 0–2 0–2 2–1 2–2
Bảng 6
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Anh Ukraina Croatia Belarus Kazakhstan Andorra
1  Anh 10 9 0 1 34 6 +28 27 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 2–1 5–1 3–0 5–1 6–0
2  Ukraina 10 6 3 1 21 6 +15 21 Tiến vào vòng 2 1–0 0–0 1–0 2–1 5–0
3  Croatia 10 6 2 2 19 13 +6 20 1–4 2–2 1–0 3–0 4–0
4  Belarus 10 4 1 5 19 14 +5 13 1–3 0–0 1–3 4–0 5–1
5  Kazakhstan 10 2 0 8 11 29 −18 6 0–4 1–3 1–2 1–5 3–0
6  Andorra 10 0 0 10 3 39 −36 0 0–2 0–6 0–2 1–3 1–3
Bảng 7
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Serbia Pháp Áo Litva România Quần đảo Faroe
1  Serbia 10 7 1 2 22 8 +14 22 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 1–1 1–0 3–0 5–0 2–0
2  Pháp 10 6 3 1 18 9 +9 21 Tiến vào vòng 2 2–1 3–1 1–0 1–1 5–0
3  Áo 10 4 2 4 14 15 −1 14 1–3 3–1 2–1 2–1 3–1
4  Litva 10 4 0 6 10 11 −1 12 2–1 0–1 2–0 0–1 1–0
5  România 10 3 3 4 12 18 −6 12 2–3 2–2 1–1 0–3 3–1
6  Quần đảo Faroe 10 1 1 8 5 20 −15 4 0–2 0–1 1–1 2–1 0–1
Bảng 8
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Ý Cộng hòa Ireland Bulgaria Cộng hòa Síp Montenegro Gruzia
1  Ý 10 7 3 0 18 7 +11 24 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 1–1 2–0 3–2 2–1 2–0
2  Cộng hòa Ireland 10 4 6 0 12 8 +4 18 Tiến vào vòng 2 2–2 1–1 1–0 0–0 2–1
3  Bulgaria 10 3 5 2 17 13 +4 14 0–0 1–1 2–0 4–1 6–2
4  Síp 10 2 3 5 14 16 −2 9 1–2 1–2 4–1 2–2 2–1
5  Montenegro 10 1 6 3 9 14 −5 9 0–2 0–0 2–2 1–1 2–1
6  Gruzia 10 0 3 7 7 19 −12 3 0–2 1–2 0–0 1–1 0–0
Bảng 9
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự Hà Lan Na Uy Scotland Bắc Macedonia Iceland
1  Hà Lan 8 8 0 0 17 2 +15 24 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2010 2–0 3–0 4–0 2–0
2  Na Uy 8 2 4 2 9 7 +2 10 0–1 4–0 2–1 2–2
3  Scotland 8 3 1 4 6 11 −5 10 0–1 0–0 2–0 2–1
4  Macedonia 8 2 1 5 5 11 −6 7 1–2 0–0 1–0 2–0
5  Iceland 8 1 2 5 7 13 −6 5 1–2 1–1 1–2 1–0

Vòng play-off

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng play-off diễn ra giữa 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có 1 bảng đấu 5 đội.


Ghi chú
Các đội giành quyền đấu trận play-off
Bảng
Đội tuyển
St T H B Bt Bb Hs Điểm
4  Nga 8 5 1 2 15 6 +9 16
2  Hy Lạp 8 5 1 2 16 9 +7 16
6  Ukraina 8 4 3 1 10 6 +4 15
7  Pháp 8 4 3 1 12 9 +3 15
3  Slovenia 8 4 2 2 10 4 +6 14
5  Bosna và Hercegovina 8 4 1 3 19 12 +7 13
1  Bồ Đào Nha 8 3 4 1 9 5 +4 13
8  Cộng hòa Ireland 8 2 6 0 8 6 +2 12
9  Na Uy 8 2 4 2 9 7 +2 10


Lễ bốc thăm chia cặp diễn ra tại Zürich vào ngày 19 tháng 10, các trận đấu diễn ra vào các ngày 14 và 18 tháng 11 năm 2009. 8 đội được xếp hạng theo Bảng xếp hạng của FIFA được công bố vào ngày 16 tháng 10. 4 đội có vị trí cao nhất được xếp vào nhóm hạt giống, 4 đội kia được xếp vào nhóm còn lại.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Cộng hòa Ireland  1–2  Pháp 0–1 1–1 (aet)
Bồ Đào Nha  2–0  Bosna và Hercegovina 1–0 1–0
Hy Lạp  1–0  Ukraina 0–0 1–0
Nga  2–2 (a)  Slovenia 2–1 0–1

Châu Đại Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

(10 đội tranh 0,5 suất - đấu vé vớt với AFC, Tuvalu cũng tham gia thi đấu nhưng không với tư cách đội tham dự vòng loại World Cup)

Vòng loại của khu vực châu Đại Dương bắt đầu khởi tranh vào tháng 8 năm 2007 tại Đại hội Thể thao Thái Bình Dương 2007. Ba đội dành huy chương (New Caledonia, Fiji, và Vanuatu) cùng New Zealand thi đấu tại vòng hai, đồng thời cũng là OFC Nations Cup 2008. Vòng hai thi đấu theo thể thức vòng bảng hai lượt đi và về, sân nhà-sân khách. Đội dẫn đầu sẽ vào đấu play-off với đội hạng 5 của AFC để tranh một vé đi Nam Phi.[2]

Xếp hạng chung cuộc (vòng hai)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển St Điểm
 New Zealand 6 15
 Nouvelle-Calédonie 6 8
 Fiji 6 7
 Vanuatu 6 4


New Zealand vào gặp đội hạng 5 của châu Á là Bahrain, trong trận play-off AFC-OFC để tranh vé đi dự vòng chung kết.

Bắc, Trung Mỹ và Caribe

[sửa | sửa mã nguồn]

(35 đội tranh 3,5 suất - đấu vé vớt với CONMEBOL)

Thể thức thi đấu tại vòng loại khu vực CONCACAF[4] giống hệt như tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006, trừ việc Puerto Rico tham dự tại giải lần này (ở giải năm 2006, đây là đội CONCACAF duy nhất không tham dự vòng loại), nên có 11 trận đấu ở vòng sơ loại đầu tiên thay vì 10 đội, và 13 đội được miễn vòng sơ loại đầu tiên thay vì 14 đội. Hai vòng sơ loại đầu tiên, thi đấu vào nửa đầu năm 2008, rút từ 35 đội xuống còn 24 đội rồi 12 đội. Các đội còn lại được chia vào 3 bảng bốn đội, chọn hai đội đẩu bảng vào vòng đấu loại cuối cùng. 6 đội mạnh nhất đấu vòng tròn hai lượt đi và về, sân nhà-sân khách, lấy ba đội đứng đầu giành vé vào thắng vòng chung kết. Đội hạng tư đấu trận play-off với đội hạng năm của khu vực CONMEBOL để giành vé tới Nam Phi.

Xếp hạng chung cuộc (vòng bốn)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển
St Điểm
 Hoa Kỳ 10 20
 México 10 19
 Honduras 10 16
 Costa Rica 10 16
 El Salvador 10 8
 Trinidad và Tobago 10 6


(10 đội tranh 4,5 suất - đấu vé vớt với CONCACAF)

10 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt nhằm tranh 4,5 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010. 4 đội dẫn đầu sẽ giành vé vào thẳng vòng chung kết. Đội xếp thứ 5 vòng loại sẽ đấu 2 trận với đội xếp thứ 4 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Vòng loại diễn ra từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009.

Xếp hạng chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Brasil 18 9 7 2 33 11 +22 34 FIFA World Cup 2010 4–2 2–1 0–0 2–1 5–0 0–0 0–0 0–0 3–0
2  Chile 18 10 3 5 32 22 +10 33 0–3 0–3 1–0 0–0 1–0 4–0 2–2 4–0 2–0
3  Paraguay 18 10 3 5 24 16 +8 33 2–0 0–2 1–0 1–0 5–1 0–2 2–0 1–0 1–0
4  Argentina 18 8 4 6 23 20 +3 28 1–3 2–0 1–1 2–1 1–1 1–0 4–0 3–0 2–1
5  Uruguay 18 6 6 6 28 20 +8 24 Play-off liên lục địa 0–4 2–2 2–0 0–1 0–0 3–1 1–1 5–0 6–0
6  Ecuador 18 6 5 7 22 26 −4 23 1–1 1–0 1–1 2–0 1–2 0–0 0–1 3–1 5–1
7  Colombia 18 6 5 7 14 18 −4 23 0–0 2–4 0–1 2–1 0–1 2–0 1–0 2–0 1–0
8  Venezuela 18 6 4 8 23 29 −6 22 0–4 2–3 1–2 0–2 2–2 3–1 2–0 5–3 3–1
9  Bolivia 18 4 3 11 22 36 −14 15 2–1 0–2 4–2 6–1 2–2 1–3 0–0 0–1 3–0
10  Perú 18 3 4 11 11 34 −23 13 1–1 1–3 0–0 1–1 1–0 1–2 1–1 1–0 1–0
Nguồn: FIFA

53 đội tranh 5 suất (không kể chủ nhà Nam Phi)

Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) được chia 5 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010, thêm một suất nữa của đội chủ nhà Nam Phi. 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã đăng ký tham dự để tranh 5 suất vào vòng chung kết. Vòng loại này còn là vòng loại cho Cúp bóng đá châu Phi 2010 tổ chức tại Angola với 15 đội cùng đội chủ nhà. Do đó chủ nhà World Cup 2010 cũng phải tham gia thi đấu để giành suất dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Phi 2010.

Ghi chú
Đội lọt vào vòng chung kết World Cup 2010 và Cúp bóng đá châu Phi 2010
Đội lọt vào vòng chung kết Cúp bóng đá châu Phi 2010

Xếp hạng chung cuộc (vòng bốn)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A
Đội tuyển
St Điểm
 Cameroon 6 13
 Gabon 6 9
 Togo 6 8
 Maroc 6 3


Bảng B
Đội tuyển
St Điểm
 Nigeria 6 12
 Tunisia 6 11
 Mozambique 6 7
 Kenya 6 3


Bảng C
Đội tuyển
St Điểm
 Algérie 6 13
 Ai Cập 6 13
 Zambia 6 5
 Rwanda 6 2
Bảng D
Đội tuyển
St Điểm
 Ghana 6 13
 Bénin 6 10
 Mali 6 9
 Sudan 6 1


Bảng E
Đội tuyển
St Điểm
 Bờ Biển Ngà 6 16
 Burkina Faso 6 12
 Malawi 6 4
 Guinée 6 3


Play-off liên lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai trận play-off liên lục địa ở giải lần này để xác định hai đội giành quyền đoạt vé tới Nam Phi:

  • Đội hạng 5 AFC v Đội vô địch OFC
  • Đội hạng 4 CONCACAF v Đội hạng 5 CONMEBOL

Đội hạng 5 AFC v Đội vô địch OFC

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội đứng đầu Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Đại Dương (New Zealand) sẽ gặp đội hạng 5 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Á (Bahrain) để tranh một vé tới Nam Phi. New Zealand thắng trận play-off và giành quyền dự vòng chung kết FIFA World Cup 2010 vào ngày 14 tháng 11 năm 2009.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Bahrain  0–1  New Zealand 0–0 0–1

Đội hạng 4 CONCACAF v Đội hạng 5 CONMEBOL

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hạng 4 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (Costa Rica) sẽ gặp đội hạng 5 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực Nam Mỹ (Uruguay) để tranh một vé tới Nam Phi. Uruguay thắng trận play-off và giành quyền dự vòng chung kết FIFA World Cup 2010 vào ngày 18 tháng 11 năm 2009.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Costa Rica  1–2  Uruguay 0–1 1–1

Thông tin bên lề

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tại Vòng loại khu vực châu Đại Dương, đội trưởng đội Nouvelle-Calédonie, Pierre Wajoka, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại vòng loại World Cup 2010, sau khi sút thành công quả penalty vào phút thứ 9 trong trận ra quân gặp Tahiti ngày 25 tháng 8 2007.
  • Cũng tại vòng sơ loại này, Tuvalu trở thành đội đầu tiên không phải là thành viên của FIFA tham gia một trận đấu do Liên đoàn bóng đá thế giới tổ chức. Do tất cả các trận đấu của đội ở giải đều nằm trong khuôn khổ thi đấu của FIFA.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola”. FIFA.com. Zurich, Thuỵ Sĩ: FIFA. ngày 20 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ a b c “FIFA.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ EXCO unveils World Cup programme
  4. ^ “CONCACAF Exco meets in Netherlands Antilles” (Thông cáo báo chí). CONCACAF. ngày 27 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
Bức màn được hé lộ, năm thứ hai của series cực kỳ nổi tiếng này đã xuất hiện
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Meredith gần như bất tử trên chiến trường nhờ Bubble Form và rất khó bị hạ nếu không có những hero chuyên dụng