Đô thị tại Bình Dương

Đô thị tại Bình Dương là những đô thị Việt Nam tại tỉnh Bình Dương, được các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Hiện tại Bình Dương có bốn loại đô thị với tổng số là 10 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 6 đô thị loại V.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đô thị đầu tiên tại Bình Dương bắt đầu được manh nha hình thành từ đầu thế kỷ 20, khi tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập cùng các tỉnh khác ở Nam Kỳ ngày 1 tháng 1 năm 1900, sau Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương. Tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một ban đầu được đặt tại làng Phú Cường tổng Bình Điền quận Châu Thành của tỉnh. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, các trung tâm hành chính của tỉnh Thủ Dầu Một gồm tỉnh lỵ và các quận lỵ thuộc tỉnh, dần dần đô thị hóa để hình thành các đô thị hành chính. Sau Cách mạng Tháng Tám, tỉnh Thủ Dầu Một lại bị Pháp chiếm đóng. Chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành các Quyết định ngày ngày 31 tháng 1 năm 1946 và ngày ngày 2 tháng 3 năm 1949 thành lập và điều chỉnh quận Châu Thành tỉnh Thủ Dầu Một, bao gồm cả tỉnh lỵ Thủ Dầu Một tại xã Phú Cường. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Thủ Dầu Một được đổi thành tỉnh Bình Dương, tỉnh lỵ đổi là tên là Phú Cường. Tháng 5 năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xếp loại hành chính các tỉnh và quận trên toàn quốc (Miền Nam Việt Nam): tỉnh Bình Dương loại B trong đó quận Châu Thành là quận loại A. Tháng 8 năm đó đổi tỉnh lỵ từ xã Phú Cường về xã Chánh Hiệp.[1]

Năm 1976, 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước nhập lại thành tỉnh Sông Bé, các quận theo hành chính Việt Nam Cộng hòa được đổi thành các huyện và được sáp nhập lại. Đến ngày 11 tháng 3 năm 1977 thị xã Thủ Dầu Một được hình thành trên cơ sở sáp nhập 5 xã còn lại của huyện Châu Thành với tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương cũ[2]. Thị xã Thủ Dầu Một là thị xã đầu tiên của tỉnh Sông Bé cũng như tỉnh Bình Dương.

Ngày ngày 1 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Mỹ Phước thuộc huyện Bến Cát (nay là phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát).

Ngày ngày 29 tháng 9 năm 1994, thành lập thị trấn Dầu Tiếng thuộc huyện Bến Cát (từ năm 1999 thuộc huyện Dầu Tiếng), thành lập thị trấn Uyên Hưng thuộc huyện Tân Uyên (nay là phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên), thành lập 3 thị trấn: Dĩ An, An Thạnh, Lái Thiêu thuộc huyện Thuận An (nay là phường Dĩ An, thành phố Dĩ An và các phường An Thạnh, Lái Thiêu, thành phố Thuận An).

Ngày ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập với thủ phủ là thị xã Thủ Dầu Một; đồng thời tiếp nhận 4 xã: Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Trừ Văn Thố thuộc huyện Bình Long của tỉnh Bình Phước (nay là thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản) về huyện Bến Cát (nay 3 xã Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh thuộc huyện Dầu Tiếng và xã Trừ Văn Thố thuộc huyện Bàu Bàng); thị trấn Phước Vĩnh và 5 xã: An Bình, An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa thuộc huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước về huyện Tân Uyên (nay 6 đơn vị hành chính này thuộc huyện Phú Giáo).

Ngày ngày 28 tháng 5 năm 1997, thành lập thị trấn Tân Phước Khánh thuộc huyện Tân Uyên.

Đến đầu thế kỷ 21, việc phân loại các đô thị Việt Nam được tiến hành[3][4]. Các đô thị Việt Nam được chia thành sáu loại gồm: loại đô thị đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Các đô thị tại Bình Dương cũng được phân cấp và quyết định công nhận cấp đô thị phù hợp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận thị xã Thủ Dầu Một là đô thị loại 3.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thành lập thị trấn Thái Hòa thuộc huyện Tân Uyên.

Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Theo Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An được thành lập, từ việc nâng cấp lên đô thị của 2 huyện cùng tên[5].

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, thị xã Thủ Dầu Một chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012[6].

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP thành lập thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát[7].

Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1120/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II[8].

Ngày 24 tháng 3 năm 2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận 2 thị xã Dĩ An và Thuận An là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Ngày 6 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1959/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương[9].

Ngày 11 tháng 7 năm 2018, thành lập thị trấn Lai Uyên thuộc huyện Bàu Bàng và thị trấn Tân Thành thuộc huyện Bắc Tân Uyên.

Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận 2 thị xã Bến Cát và Tân Uyên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, UBTVQH ra Nghị quyết thành lập thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An trên cơ sở 2 thị xã có tên tương ứng.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1110/NQ-UBTVQH14[10]. Theo đó, thành lập thị trấn Tân Bình thuộc huyện Bắc Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Bình.

Ngày 13 tháng 02 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ 191,76 km² diện tích tự nhiên và 466.053 người của thị xã Tân Uyên.[11]

Ngày 27 tháng 03 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 296/QĐ-TTg công nhận thành phố Dĩ An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương.[12]

Đô thị hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ giai đoạn đổi mới ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi tái lập tỉnh, tốc độ đô thị hóa tại tỉnh Bình Dương tăng nhanh đáng kể nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2010 là: công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%[13]. Hiện với 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung, Bình Dương thu hút lượng lớn nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tính đến năm 2011: toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628 người/km²[14]. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Bình Dương là 14,2 ‰[15]. Trong đó dân số sống ở đô thị tại Bình Dương là gần 1.084.200 người[16], dân số sống tại nông thôn ở Bình Dương đạt 607.200 người[17]. Trong khi khoảng cuối thập kỷ 1980-1990, khi mà Bình Dương chưa tái lập, còn nằm trong địa bàn tỉnh Sông Bé (gồm cả Bình Dương và Bình Phước), thì dân số toàn tỉnh Sông Bé mới là khoảng 734.200 người, trên diện tích 9.859 km², đạt mật độ dân số trung bình 74 người/km². Tỉnh Sông Bé lúc đó là tỉnh trồng cây công nghiệp: với diện tích rừng cao su lớn nhất cả nước, công nghiệp chế biến cao su là chủ yếu.[18] Vào thời điểm tái lập tỉnh ngày 1 tháng 1 năm 1997, Bình Dương có diện tích là 2.718,5 km², dân số 646.317 người.[19]

Các đô thị

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên đô thị Loại đô thị Diện tích
(km²)
Dân số
(người)
Mật độ dân số
(người/km²)
Vai trò Số phường Số xã Số thị trấn Hình ảnh
1 Thành phố Thủ Dầu Một Loại I 118,91 336.705 2.832 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Bình DươngVùng kinh tế trọng điểm phía Nam[20] 14 Chợ Thủ Dầu Một
2 Thành phố Dĩ An Loại II 60,05 463.023 7.711 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Dương 7 Giao thông tại Dĩ An
3 Thành phố Thuận An Loại III 83,71 618.984 7.394 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Dương 9 1 Đường phố tại Thị xã Thuận An
4 Thành phố Tân Uyên Loại III 191,76 466.053 2.430 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Dương 10 2
5 Thành phố Bến Cát Loại III 234,35 355.663 1.518 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Dương 5 3 Khu Đô thị và Công nghiệp Mỹ Phước III
6 Thị trấn Dầu Tiếng Loại V 26,33 22.403 851 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Dầu Tiếng 1
7 Thị trấn Phước Vĩnh Loại V 32,52 15.082 464 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Phú Giáo 1
8 Thị trấn Tân Thành Loại V 26,88 7.520 280 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Bắc Tân Uyên 1
9 Thị trấn Lai Uyên Loại V 88,36 39.688 449 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Bàu Bàng 1
Tổng 9 41 10 4
  1. Lễ công bố "Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030" và "Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020" | CỔNG THÔNG TIN VIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG Lưu trữ 2015-07-07 tại Wayback Machine
  2. Phát triển đô thị Bình Dương đến năm 2020:Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có bản sắc riêng Lưu trữ 2015-08-25 tại Wayback Machine
  3. QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2025

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), Nguyễn Quang Ân.
  2. ^ Quyết định 55-CP của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Việt Nam thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), Nguyễn Quang Ân.
  3. ^ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ.
  4. ^ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ.
  5. ^ Nghị quyết số 4/NQ-CP của Chính phủ , văn bản bổ sung.
  6. ^ Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2012 thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương
  7. ^ Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và thành lập 16 phường thuộc thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
  8. ^ Quyết định số 1120/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương
  9. ^ Quyết định 1959/QĐ-TTg 2017 công nhận Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc Bình Dương
  10. ^ “Nghị quyết số 1110/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị trấn Tân Bình thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
  11. ^ “Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương”.
  12. ^ Thành phố Dĩ An (Bình Dương) được công nhận là Đô thị loại II
  13. ^ Nghị quyết số: 24/2010/NQ-HĐND7 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
  14. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo tổng cục thống kê.
  15. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  16. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  17. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  18. ^ theo Đất nước Việt Nam, mục Sông Bé, Nguyễn Khắc Viện và nhóm tác giả, VietNamTourism, năm 1989, trang 362-364.
  19. ^ “Tái lập tỉnh Bình Dương từ tỉnh Sông Bé, đăng ngày 14/01/2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015.
  20. ^ Thành phố Thủ Dầu Một được công nhận đô thị loại II | Báo Thanh Niên
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Một cuốn sách rất quan trọng về Pháp sư vực sâu và những người còn sống sót từ thảm kịch 500 năm trước tại Khaenri'ah
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu
Review Visual Novel Summer Pockets Trial
Review Visual Novel Summer Pockets Trial
Summer Pocket là sản phẩm mới nhất của hãng Visual Novel danh giá Key - được biết đến qua những tuyệt tác Clannad, Little Buster, Rewrite
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba