Bộ Hải quân (Nhật Bản)

Tòa nhà Bộ Hải quân, Tokyo, vào khoảng năm 1890

Bộ Hải quân (海軍省 Kaigun-shō?) là một bộ cấp nội các trong Đế quốc Nhật Bản được giao trọng trách xử lí các vấn đề hành chính của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó tồn tại từ năm 1872 đến năm 1945.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Hải quân được thành lập vào tháng 4 năm 1872, cùng với Bộ Lục quân, để thay thế Bộ Chiến tranh (兵部省 Hyōbushō?) của Chính quyền Minh Trị thời kì đầu.

Ban đầu, Bộ Hải quân chịu trách nhiệm về cả quyền quản lý và điều hành Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, với việc thành lập Tổng tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào tháng 5 năm 1893, bộ chỉ giữ những chức năng hành chính.

"Bộ chịu trách nhiệm về ngân sách hải quân, đóng tàu, thu mua vũ khí, nhân sự, quan hệ với Quốc hội và nội các và các vấn đề chung của chính sách hải quân. Tổng Tham mưu điều hành hoạt động của hạm đội và chuẩn bị các kế hoạch chiến tranh".[1] Vị trí Bộ trưởng Hải quân là vị trí có ảnh hưởng chính trị lớn trong nội bộ hải quân. Bộ được thành lập chung với các bộ khác theo hệ thống Nội các của chính phủ năm 1885. Bộ Hải quân và Bộ Lục quân khác với các bộ khác trong nội các là họ không nằm dưới quyền Thủ tướng mà nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thiên Hoàng người được coi là Tổng tư lệnh toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật Bản theo hiến pháp Minh Trị.

Cho đến những năm 1920, Bộ Hải quân có ảnh hưởng chính trị trên Tổng tham mưu Hải quân. Tuy nhiên, các sĩ quan của Tổng Tham mưu Hải Quân đã tìm thấy một cơ hội tại Hội nghị Hải quân Washington vào năm 1921–22 để cải thiện vị thế của họ. Tại cuộc họp này, Hoa KỳAnh muốn thiết lập một tỷ lệ hải quân trên toàn thế giới, yêu cầu Nhật Bản giới hạn mình thành một hải quân nhỏ hơn các cường quốc phương Tây. Bộ Hải quân sẵn sàng muốn đồng ý với điều này, tìm cách duy trì Liên minh Anh-Nhật, nhưng Tổng Tham mưu Hải quân từ chối. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bị chia thành các phe phái chính trị thù địch, phe Hạm độiphe Hiệp ước đối lập thù địch lẫn nhau. Cuối cùng, hiệp ước đã được ký kết bởi Nhật Bản, nhưng bị Nhật hủy bỏ vào năm 1934. Qua thập niên 1930, với sự gia tăng tư tưởng quân phiệt Nhật, phe Hạm đội dần dần lấy được ưu thế trên phe Hiệp ước và thống trị Tổng tham mưu của Hải quân, chống lại sự kháng cự của Bộ Hải quân. Lợi dụng lợi thế, phe hiếu chiến bỏ qua sự cản trở của Bộ Hải quân để tổ chức và thực hiện cuộc Tấn công Trân Châu Cảng tuyên chiến với Hoa Kỳ.

Sau năm 1937, cả Bộ trưởng Hải quân và Tổng tham mưu trưởng Hải quân đều là thành viên của Đại bản doanh Đế quốc.

Với sự thất bại của Đế quốc Nhật trong Thế chiến thứ hai, Bộ Hải quân đã bị bãi bỏ cùng với Hải quân Đế quốc Nhật Bản bởi các cơ quan chiếm đóng Mỹ vào tháng 11 năm 1945 và không được hồi sinh trong Hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị điều hành nội bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục Quân sự 
  • Cục Huy động
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Nhân sự
  • Cục Đào tạo
  • Cục Y tế
  • Cục Đóng tàu
  • Cục Xây dựng Hải quân
  • Văn phòng pháp lý
  • Cục Hành chính / Kế toán

Các đơn vị điều hành ngoại bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục Hàng không Hải quân
  • Học viện Hải quân
  • Đại học Hải quân
  • Trường Kế toán Hải quân
  • Trường Y Hải Quân
  • Trường Cơ khí Hải quân
  • Bộ phận tàu ngầm
  • Bộ phận Kênh và Đường thủy
  • Phòng kỹ thuật hải quân
  • Tòa án Hải quân
  • Tòa án Hải quân Tokyo
  • Bộ phận Chiến tranh Hóa học
  • Bộ phận Radio và Radar
  • Cục Hậu cần và Vận tải
  • Bộ phận xây dựng hải quân
  • Bộ phận bảo trì và sửa chữa hải quân
  • Bộ phận Vũ khí tấn công đặc biệt
  • Bộ phận phản ứng khẩn cấp
  • Bộ phận Đào tạo Hàng không Hải quân
  • Bộ phận tình báo hải quân

Bộ trưởng Hải quân của Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo luật, các Bộ trưởng Hải quân phải được bổ nhiệm từ những đô đốc và phó đô đốc đương chức

Tể tướng Hải quân thuộc Bộ Chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ trưởng Hải quân theo Hiến pháp Minh Trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Số Chân dung Tên Nhiệm kì Thủ tướng
1 Saigō Jūdō
西郷 従道
22 Tháng 12 năm
1885
17 Tháng 5 năm
1890
Itō lần thứ nhất
Kuroda
Yamagata lần thứ nhất
2 Kabayama Sukenori
樺山 資紀
17 Tháng 5 năm
1890
8 Tháng 8 năm
1892
Matsukata lần thứ nhất
3 Nire Kagenori
仁礼 景範
8 Tháng 8 năm
1892
11 Tháng 3 năm
1893
Itō lần thứ hai
4 Saigō Jūdō
西郷 従道
11 Tháng 3 năm
1893
8 Tháng 11 năm
1898
Matsukata lần thứ hai
Itō lần thứ ba
Ōkuma lần thứ nhất
5 Yamamoto Gonnohyōe
山本 權兵衞
8 Tháng 11 năm
1898
7 Tháng 1 năm
1906
Yamagata lần thứ hai
Itō lần thứ tư
Katsura lần thứ nhất
6 Saitō Makoto
斎藤 実
7 Tháng 1 năm
1906
16 Tháng 4 năm
1914
Saionji lần thứ nhất
Katsura lần thứ hai
Saionji lần thứ hai
Katsura lần thứ ba
Yamamoto lần thứ nhất
7 Yashiro Rokurō
八代 六郎
16 Tháng 4 năm
1914
8 Tháng 10 năm
1915
Ōkuma lần thứ hai
8 Katō Tomosaburō
加藤 友三郎
8 Tháng 10 năm
1915
15 Tháng 5 năm
1923
Terauchi
Hara
Takahashi
Katō
9 Takarabe Takeshi
財部 彪
15 Tháng 5 năm
1923
7 Tháng 1 năm
1924
Yamamoto lần thứ hai
10 Murakami Kakuichi
村上 格一
7 Tháng 1 năm
1924
11 Tháng 6 năm
1924
Kiyoura
11 Takarabe Takeshi
財部 彪
11 Tháng 6 năm
1924
20 Tháng 4 năm
1927
Katō
Wakatsuki lần thứ nhất
12 Okada Keisuke
岡田 啓介
20 Tháng 4 năm
1927
2 Tháng 7 năm
1929
Tanaka lần thứ nhất
13 Takarabe Takeshi
財部 彪
2 Tháng 7 năm
1929
3 Tháng 10 năm
1930
Hamaguchi
14 Abo Kiyokazu
安保 清種
3 Tháng 10 năm
1930
13 Tháng 12 năm
1931
Wakatsuki lần thứ hai
15 Ōsumi Mineo
大角 岑生
13 Tháng 12 năm
1931
9 Tháng 3 năm
1936
Inukai
Saitō
Saitō
Okada
16 Nagano Osami
永野 修身
9 Tháng 3 năm
1936
2 Tháng 2 năm
1937
Hirota
17 Yonai Mitsumasa
米内 光政
2 Tháng 2 năm
1937
30 Tháng 8 năm
1939
Hayashi
Konoe lần thứ nhất
Hiranuma lần thứ nhất
18 Yoshida Zengo
吉田 善吾
30 Tháng 8 năm
1939
5 Tháng 9 năm
1940
Abe
Yonai
Konoe lần thứ hai
19 Oikawa Koshirō
及川 古志郎
5 Tháng 9 năm
1940
18 Tháng 10 năm
1941
Konoe lần thứ ba
20 Shimada Shigetarō
嶋田 繁太郎
18 Tháng 10 năm
1941
17 Tháng 7 năm
1944
Tojo
21 Nomura Naokuni
野村 直邦
17 Tháng 7 năm
1944
22 Tháng 7 năm
1944
22 Yonai Mitsumasa
米内 光政
22 Tháng 7 năm
1944
1 Tháng 12 năm
1945
Koiso
Suzuki
Higashikuni
Shidehara

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Spector
  • Asada, Sadao (2006). From Mahan to Pearl Harbor: The Imperial Japanese Navy and the United States. US Naval Institute Press. ISBN 1-55750-042-8.
  • Schencking, J. Charles (2005). Making Waves: Politics, Propaganda, And The Emergence Of The Imperial Japanese Navy, 1868–1922. Stanford University Press. ISBN 0-8047-4977-9.
  • Spector, Ronald (1985). Eagle Against the Sun. New York: Vintage Books. ISBN 0-394-74101-3.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
Bạn muốn đi nhiều nơi tại Nhật nhưng chi phí đi lại thì quá cao? Hãy yên tâm, lựa chọn của bạn sẽ đơn giản hoá hơn nhiều khi đã có JR Pass là có thể di chuyển khắp mọi miền quê ở đất nước mặt trời mọc
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Bài viết sẽ tiết lộ nội dung truyện tuy nhiên thì các bạn chắc cũng biết luôn rồi: Gojo Satoru quay trở lại