46 hiệp hội thành viên AFC (ngoại trừ Quần đảo Bắc Mariana trở thành thành viên đầy đủ vào tháng 12 năm 2020 và không đủ điều kiện tham dự) được xếp hạng dựa vào thành tích của các câu lạc bộ trong vòng bốn năm tại các giải đấu của AFC (thành tích tại Bảng xếp hạng FIFA không được tính).[5] Các suất tham dự được phân bố dựa theo các tiêu chí sau:[6]
Các hiệp hội được chia thành năm khu vực (Điều 5.1):
AFC có thể chuyển một hoặc nhiều hiệp hội sang khu vực khác nếu cần thiết.
Ngoại trừ năm hiệp hội có suất dự AFC Champions League có thứ hạng cao nhất, các hiệp hội còn lại đều đủ điều kiện tham dự AFC Cup.
Các đội từ các hiệp hội xếp hạng 6, 11 và 12 nếu bị loại khỏi vòng loại AFC Champions League sẽ tham dự vòng bảng AFC Cup (Điều 3.2). Các quy tắc sau được áp dụng:
Các hiệp hội xếp hạng 6 ở cả hai khu vực Tây Á và Đông Á được một suất vào vòng bảng AFC Cup mà không lấy suất của bất kỳ hiệp hội nào khác và không có thứ hạng tại bảng xếp hạng AFC Cup (Điều 5.3).[7]
Nếu họ tham dự vòng bảng AFC Champions League, suất dự AFC Cup của họ sẽ được thay thế bởi một đội cùng hiệp hội xếp sau nếu đội thay thế cũng đủ điều kiện (Điều 5.12).
Các quy tắc trên không áp dụng với đội vô địch AFC Champions League và AFC Cup lọt vào vòng loại AFC Champions League mà không đủ điều kiện tham dự thông qua vị trí tại giải quốc nội.
Khu vực Tây Á và ASEAN có ba bảng ở vòng bảng, bao gồm 9 suất vào thẳng, với 3 suất còn lại được xác định bởi vòng loại (Điều khoản 5.2). Các suất tham dự của mỗi khu vực được phân bố như sau:
Các hiệp hội xếp hạng 1-3 có hai suất vào vòng bảng.
Các hiệp hội xếp hạng 4-6 có một suất vào vòng bảng và một suất vào vòng loại.
Các hiệp hội xếp hạng từ 7 trở đi có một suất vào vòng loại.
Khu vực có hiệp hội xếp hạng 6 tại bảng xếp hạng AFC Champions League, có một suất vào vòng bảng AFC Cup, sẽ có 10 suất vào thẳng, với 2 suất còn lại được xác định bởi vòng loại.
Khu vực Nam Á, Trung Á và Đông Á mỗi khu vực có một bảng, bao gồm 3 suất vào thẳng, với suất còn lại được xác định bởi vòng loại (Điều khoản 5.2). Các suất tham dự của mỗi khu vực được phân bố như sau:[8]
Các hiệp hội xếp hạng 1-3 có một suất vào vòng bảng và một suất vào vòng loại.
Các hiệp hội xếp hạng từ 4 trở đi có một suất vào vòng loại.
Khu vực có hiệp hội xếp hạng 6 tại bảng xếp hạng AFC Champions League, có một suất vào vòng bảng AFC Cup, sẽ có 4 suất vào thẳng, và để đảm bảo cơ hội bình đẳng trong mỗi khu vực, khu vực đó sẽ có thêm một bảng đấu, với 4 suất còn lại được xác định bởi vòng loại (Điều khoản 5.4.1).
Nếu một khu vực có ít nhất 7 suất vào vòng loại, để đảm bảo cơ hội bình đẳng trong mỗi khu vực, khu vực đó sẽ có thêm một bảng đấu, với 5 suất còn lại được xác định bởi vòng loại (Điều khoản 5.4.2).
Nếu một hiệp hội có suất vào thẳng không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào của AFC Cup, các suất vào thẳng của họ được chuyển thành suất vào vòng loại. Các suất vào thẳng được phân bố cho liên đoàn đủ điều kiện có thứ hạng cao nhất theo các tiêu chí sau (Điều khoản 5.7 và 5.8):
Với mỗi hiệp hội, số suất tham dự tối đa là 2 (Điều khoản 3.4 và 3.5).
Nếu một hiệp hội được phân bố thêm một suất vào vòng bảng, một suất vào vòng loại của họ sẽ bị hủy và không phân bố cho hiệp hội khác.
Nếu một hiệp hội chỉ có suất vào vòng loại, kể cả những điều đã đề cập ở trên, không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu của AFC, các suất vào vòng loại sẽ bị hủy và không phân bố cho hiệp hội khác (Điều khoản 5.10 và 5.11).
Đối với mỗi hiệp hội, tổng số suất tối đa bằng một phần ba tổng số đội đủ điều kiện (ngoại trừ các đội nước ngoài) của giải quốc nội có thứ hạng cao nhất (Điều khoản 5.6). Nếu quy tắc này được áp dụng, các suất vào thẳng bị bỏ được phân phối lại theo các tiêu chí tương tự như đã đề cập ở trên, và các suất vào vòng loại của họ sẽ bị hủy và không phân bố cho hiệp hội khác (Điều khoản 9.10).
Tất cả các đội tham dự phải được cấp phép dự AFC Champions League và AFC Cup, và ngoài những đội vô địch cúp quốc gia, kết thúc ở nửa trên của bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia (Điều khoản 7.1 và 9.5). Nếu một hiệp hội không có đủ đội đáp ứng các tiêu chí trên, các suất vào thẳng bị bỏ được phân phối lại theo các tiêu chí tương tự như đã đề cập ở trên, và các suất vào vòng loại của họ sẽ bị hủy và không phân bố cho hiệp hội khác (Điều khoản 9.9).
Nếu một đội được cấp phép từ chối tham dự, suất của họ, không kể vào vòng bảng hay vòng loại, sẽ bị hủy và không phân bố cho hiệp hội khác (Điều khoản 9.11).
Đối với AFC Cup 2021, các hiệp hội được phân bố suất tham dự dựa trên bảng xếp hạng hiệp hội được công bố vào ngày 29 tháng 11 năm 2019,[9][10] dựa trên thành tích tại AFC Champions League và AFC Cup trong các mùa giải từ năm 2016 đến 2019.
Philippines (PHI): Philippines xếp hạng 6 trên bảng xếp hạng AFC Champions League khu vực Đông Á, và được một suất vào vòng bảng AFC Cup mà không lấy suất của bất kỳ hiệp hội nào khác. Sau khi Kaya–Iloilo lọt vào vòng bảng AFC Champions League 2021 thông qua vòng play-off nhưng không có đội bóng nào thay thế họ, Philippines không có đại diện tại AFC Cup.[15]
Uzbekistan (UZB): Uzbekistan xếp hạng 6 trên bảng xếp hạng AFC Champions League khu vực Tây Á, và được một suất vào vòng bảng AFC Cup mà không lấy suất của bất kỳ hiệp hội nào khác.
Nam Á (SAZ): Vào ngày 30 tháng 4 năm 2021, AFC quyết định rằng Abahani Limited Dhaka được coi là đã rút khỏi giai đoạn sơ loại sau lễ bốc thăm, do những vấn đề trong việc đáp ứng thời hạn kéo dài để tổ chức trận đấu của giai đoạn sơ loại và việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại ở Bangladesh.[17]
Uzbekistan (UZB):Nasaf, đội á quân Uzbekistan Super League 2020, không được cấp phép dự AFC Champions League, nhưng được cấp phép dự AFC Cup. Do đó, AGMK, đội có thành tích tốt thứ hai được cấp phép dự AFC Champions League (hạng ba của giải), tham dự AFC Champions League 2021, và sẽ xuống chơi tại AFC Cup nếu họ không lọt vào vòng bảng AFC Champions League.[11][43] Do AGMK lọt vào vòng bảng AFC Champions League, Nasaf tham dự AFC Cup 2021 với tư cách là đội dự phòng.
Tây Á (WAZ):Hai đội bóng của Oman, Al-Seeb và Al-Nasr, rút lui khỏi vòng bảng sau lễ bốc thăm, sau khi tất cả các hoạt động thể thao quốc tế và trong nước bị tạm dừng do đại dịch COVID-19 ở Oman. AFC quyết định hủy trận play-off giữa Markaz Shabab Al-Am'ari và Al-Kuwait, và chuyển cả hai đội lên vòng bảng.[44]
Vị trí các đội tham dự AFC Cup 2021. Brown: Bảng A; Red: Bảng B; Orange: Bảng C; Yellow: Bảng D; Pink: Bảng E; Green: Bảng F; Blue: Bảng G; Cyan: Bảng H; Turquoise: Bảng I; Purple: Bảng J; (H) Chủ nhà vòng bảng Vòng loại
Ở vòng loại, mỗi cặp đấu diễn ra theo thể thức một lượt. Hiệp phụ và loạt sút luân lưu được sử dụng để xác định đội thắng nếu cần thiết.[1] Thứ tự của các cặp đấu dựa trên thành tích của hiệp hội của các đội tại bảng xếp hạng hiệp hội, với đội đến từ hiệp hội có thứ hạng cao hơn là đội chủ nhà. Hai đội thắng vòng sơ loại 2 (khu vực ASEAN) và một đội thắng vòng play-off (khu vực Nam Á) lọt vào vòng bảng cùng với 35 đội được vào thẳng.[45]
^Trận đấu thuộc khuôn khổ vòng sơ loại 2 giữa Abahani Limited Dhaka và Eagles ban đầu sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 4 năm 2021, 16:30 UTC+6, tại Sân vận động Quốc gia Bangabandhu, Dhaka, nhưng được dời sang ngày 21 tháng 4 năm 2021, 17:30 UTC+5:45, tại Dasharath Rangasala, Kathmandu (Nepal), do đại dịch COVID-19 tại Bangladesh khiến cho quốc gia này phải đóng cửa biên giới từ ngày 14 tháng 4.[46] Tuy nhiên, sau đó trận đấu đã bị hoãn lại.[47] Vào ngày 30 tháng 4 năm 2021, AFC cuối cùng đã quyết định rằng Abahani Limited Dhaka coi như đã rút khỏi giải và cho rằng tình huống đó là trường hợp bất khả kháng, và Eagles được vào vòng play-off.[17]
^Sau khi hai câu lạc bộ của Oman rút lui, AFC's Sub-Committee quyết định hủy trận đấu ở vòng play-off giữa Al Ama'ari Center và Kuwait SC, ban đầu sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 4 năm 2021. Hai đội được vào thẳng Bảng C, Al Ama'ari Center ở vị trí C2 và Kuwait SC ở vị trí C4.[48]
Lễ bốc thăm vòng bảng diễn ra vào ngày 27 tháng 1 năm 2021, 14:30 MYT (UTC+8), ở trụ sở AFC tại Kuala Lumpur, Malaysia.[51] 39 đội được xếp vào 9 bảng bốn đội và 1 bảng ba đội (ở khu vực Trung Á): 3 bảng ở khu vực Tây Á (Bảng A–C) và ASEAN (Bảng G–I), 2 bảng ở khu vực Trung Á (Bảng E–F), và 1 bảng ở khu vực Nam Á (Bảng D) và Đông Á (Bảng J). Ở mỗi khu vực, các đội được xếp vào 4 nhóm hạt giống và xếp vào các vị trí tương ứng của các bảng, dựa trên bảng xếp hạng hiệp hội và hạt giống của họ, để đảm bảo sự cân bằng giữa các bảng. Các đội cùng hiệp hội ở khu vực có nhiều hơn mọt bảng (Tây Á, Trung Á, ASEAN) không được xếp vào cùng một bảng.[45]
Ở vòng bảng, các đội cùng bảng thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn một lượt ở các địa điểm tập trung. Các đội sau đây lọt vào vòng loại trực tiếp:
Các đội nhất bảng và đội nhì bảng có thành tích tốt nhất khu vực Tây Á và ASEAN lọt vào bán kết khu vực.
(Các) trận đấu đầu tiên sẽ được diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2021. Nguồn: AFC Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số; 3) Bàn thắng trong các trận đấu bảng; 4) Điểm kỉ luật; 5) Bốc thăm.
Bán kết khu vực Tây Á diễn ra theo thể thức 1 lượt, với việc đội chủ nhà sẽ được xác định theo cơ chế bốc thăm dựa trên bảng đấu có đội nhì bảng lọt vào vòng loại trực tiếp. Nếu đội nhất bảng gặp đội nhì bảng, đội nhất bảng sẽ là chủ nhà. Nếu 2 đội nhất bảng gặp nhau, đội nhất bảng đấu có đội nhì bảng lọt vào vòng loại trực tiếp sẽ là đội chủ nhà.[52]
Chung kết khu vực Tây Á và Trung Á diễn ra theo thể thức 1 lượt, với việc đội chủ nhà được xác định bởi bốc thăm. Đội thắng chung kết khu vực Tây Á lọt vào trận chung kết, và đội thắng chung kết khu vực Trung Á lọt vào bán kết liên khu vực.
Ở bán kết liên khu vực, các đội vô địch khu vực (ngoại trừ Tây Á), bao gồm đội nhất bảng D (Nam Á), đội nhất bảng J (Đông Á), và đội thắng chung kết khu vực Trung Á, được xếp vào 2 cặp đấu, với thứ tự thi đấu được xác định bởi bốc thăm, và không có đội hạt giống.
Ở trận chung kết liên khu vực, 2 đội thắng bán kết liên khu vực đối đầu nhau, với thứ tự thi đấu được xác định ở lễ bốc thăm bán kết liên khu vực. Đội thắng chung kết liên khu vực lọt vào trận chung kết.
Trận chung kết diễn ra theo thể thức 1 lượt, giữa đội thắng chung kết khu vực Tây Á và chung kết liên khu vực. Đội chủ nhà được xác định trên cơ sở luân lưu, với đội chủ nhà là đội thắng trong trận chung kết Khu vực Tây Á, như trong trường hợp các năm lẻ (Quy định 9.1.2).[1]