Cúp bóng đá trong nhà châu Á 2024

Cúp bóng đá trong nhà châu Á 2024
2024 AFC Futsal Asian Cup - Thailand
ฟุตซอลชิงแชมป์เอเชีย 2024
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàThái Lan
Thời gian17 – 28 tháng 4 năm 2024
Số đội16 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Iran (lần thứ 13)
Á quân Thái Lan
Hạng ba Uzbekistan
Hạng tư Tajikistan
Thống kê giải đấu
Số trận đấu35
Số bàn thắng177 (5,06 bàn/trận)
Vua phá lướiIran Saeid Ahmadabbasi
(8 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Iran Saeid Ahmadabbasi
Thủ môn
xuất sắc nhất
Iran Bagher Mohammadi
Đội đoạt giải
phong cách
 Thái Lan
2022
2026

Cúp bóng đá trong nhà châu Á 2024 là mùa giải thứ 17 của Cúp bóng đá trong nhà châu Á (AFC Futsal Asian Cup, trước năm 2021 còn được biết đến với tên gọi AFC Futsal Championship)[1] do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu diễn ra tại Thái Lan từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 4 năm 2024.

Tổng cộng có 16 đội tuyển tham dự giải đấu.[2] Bốn đội tuyển đứng đầu giải sẽ chính thức vượt qua vòng loại để tham dự giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024 tại Uzbekistan cùng với đội chủ nhà. Nếu Uzbekistan vào bán kết, 4 đội thua ở tứ kết sẽ thi đấu loại trực tiếp với nhau để tranh tấm vé còn lại.

Đương kim vô địch Nhật Bản không thể bảo vệ ngôi vô địch của giải đấu khi bị loại ngay từ vòng bảng. Đây là thành tích tệ nhất trong lịch sử của quốc gia này tại các vòng chung kết Cúp bóng đá trong nhà châu Á (tiền thân là Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á). Trong khi đó, Iran tiếp tục nâng cao thành tích của mình với chức vô địch thứ 13 trong lịch sử, sau chiến thắng 4–1 trước chủ nhà Thái Lan trong trận chung kết.

Đã có nhiều sự kiện đáng chú ý diễn ra trong suốt giải đấu.Afghanistan ngay trong lần tham dự đầu tiên tại giải đấu đã giành chiến thắng trong vòng play-off và giành vé tham dự World Cup. Myanmar đã có được điểm số đầu tiên trong lịch sử tham dự, trong khi Hàn Quốc cũng ghi được những số điểm đầu tiên trong 14 năm qua. Tajikistan có lần đầu tiên góp mặt ở vòng bán kết và cũng là lần đầu tiên họ giành quyền tham dự giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới. Cả năm đội tuyển đến từ Trung Á đều lọt vào vòng tứ kết, với ba trong số đó đã đi đến vòng dành cho bốn đội mạnh nhất.

Lựa chọn chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Có năm quốc gia đã xác nhận tham gia đấu thầu.[3][4]

Vào ngày 5 tháng 9 năm 2023, Thái Lan đã được Ủy ban Futsal và bóng đá bãi biển AFC lựa chọn làm nước chủ nhà của giải đấu.[5]

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

16 đội tuyển dưới đây đã giành quyền tham dự giải đấu:

Đội Ngày vượt qua vòng loại Tư cách vượt qua vòng loại Số lần tham dự trước đây Thành tích tốt nhất lần trước Thứ hạng [6]
 Thái Lan 5 tháng 9 năm 2023[7] Chủ nhà 16 lần Á quân (2008, 2012) 28
 Trung Quốc 13 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng A
 Afghanistan 11 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng B Lần đầu 55
 Ả Rập Xê Út 11 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng B 2 lần 76
 Iran 9 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng C 16 lần Vô địch (1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2006, 2007, 2008, 2010, 2016, 2018) 6
 Kyrgyzstan 11 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng C 15 lần 52
 Việt Nam 9 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng D 6 lần Hạng tư (2016) 39
 Hàn Quốc 9 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng D 14 lần Á quân (1999) 83
 Tajikistan 9 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng E 11 lần Tứ kết (2007, 2022) 56
 Myanmar 9 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng E 1 lần Vòng bảng (2018) 73
 Kuwait 9 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng F 12 lần Hạng tư (2003, 2014) 44
 Bahrain 9 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng F 3 lần Tứ kết (2018) 68
 Uzbekistan 9 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng G 16 lần Á quân (2001, 2006, 2010, 2016) 25
 Iraq 9 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng G 12 lần Hạng tư (2018) 41
 Nhật Bản 11 tháng 10 năm 2023 Nhất bảng H 16 lần 14
 Úc 11 tháng 10 năm 2023 Nhì bảng H 7 lần 36
1 In nghiêng chỉ ra chủ nhà của năm đó.

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Bangkok
Bangkok Arena
Sức chứa: 12.000
Nhà thi đấu Huamark
Sức chứa: 8.000

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình của mỗi đội tuyển tham dự phải gồm 14 cầu thủ, trong đó có tối thiểu hai thủ môn.[2]

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 năm 2023 tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[8] 16 đội tuyển được chia làm 4 bảng, mỗi bảng 4 đội, với phân loại hạt giống dựa vào thành tích của họ tại Cúp bóng đá trong nhà châu Á 2022.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiêu chí

Các đội được xếp hạng theo điểm (thắng 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm). Nếu bằng điểm, các tiêu chí sẽ được áp dụng theo thứ tự sau:[2]

  1. Điểm trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội liên quan;
  2. Hiệu số bàn thắng thua từ các trận đấu vòng bảng giữa các đội liên quan;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội liên quan;
  4. Nếu sau khi áp dụng tiêu chí 1 đến 3, vẫn còn một nhóm các đội có thứ hạng bằng nhau, thì các tiêu chí 1 đến 3 được áp dụng lại riêng cho các trận đấu giữa các đội này. Nếu vẫn không thể xác định được thứ hạng, các tiêu chí từ 5 đến 9 sẽ được áp dụng;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và gặp nhau ở lượt đấu cuối cùng của vòng bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm);
  9. Bốc thăm.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan (H, A) 3 3 0 0 10 2 +8 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Việt Nam (A) 3 1 1 1 3 3 0 4
3  Myanmar (E) 3 1 1 1 4 7 −3 4
4  Trung Quốc (E) 3 0 0 3 2 7 −5 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(A) Đi tiếp vào vòng sau; (E) Bị loại; (H) Chủ nhà
Việt Nam 1 - 1 Myanmar
Chi tiết
Trọng tài: Ebrahim Mehrabi Afshar (Iran)
Thái Lan 3 - 1 Trung Quốc
Chi tiết
Trọng tài: Hiroyuki Kobayashi (Nhật Bản)

Trung Quốc 0-1 Việt Nam
Chi tiết Nhan Gia Hưng Goal 10:51 (pen.)
Trọng tài: Gelareh Nazemi Deylami (Iran)
Myanmar 0–5 Thái Lan
Chi tiết
Trọng tài: Nikita Afinogenov (Uzbekistan)

Thái Lan 2-1 Việt Nam
Chi tiết
Trọng tài: Eisa Abdul Houssain (Kuwait)
Myanmar 3-1 Trung Quốc
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Wahyu Wicaksono (Indonesia)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Uzbekistan (A) 3 3 0 0 10 4 +6 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Iraq (A) 3 2 0 1 12 7 +5 6
3  Ả Rập Xê Út (E) 3 1 0 2 6 10 −4 3
4  Úc (E) 3 0 0 3 6 13 −7 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(A) Đi tiếp vào vòng sau; (E) Bị loại
Uzbekistan 3-2 Úc
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Eisa Abdul Houssain (Kuwait)
Ả Rập Xê Út 1-5 Iraq
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Pornnarong Grairod (Thái Lan)

Úc 2–4 Ả Rập Xê Út
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: An Ran (Trung Quốc)
Iraq 1-4 Uzbekistan
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Husain Al-Bahhar (Bahrain)

Uzbekistan 3–1 Ả Rập Xê Út
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Fahad Al-Hosani (UAE)
Iraq 6–2 Úc
Chi tiết
Trọng tài: Ebrahim Mehrabi Afshar (Iran)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Tajikistan (A) 3 1 2 0 5 3 +2 5 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Kyrgyzstan (A) 3 1 2 0 10 9 +1 5
3  Nhật Bản (E) 3 1 1 1 8 4 +4 4
4  Hàn Quốc (E) 3 0 1 2 5 12 −7 1
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(A) Đi tiếp vào vòng sau; (E) Bị loại
Tajikistan 2–0 Hàn Quốc
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Hassan Al-Gburi (Iraq)
Nhật Bản 2-3 Kyrgyzstan
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Andrew Best (Australia)

Kyrgyzstan 2-2 Tajikistan
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Abdulaziz Al-Sarraf (Kuwait)
Hàn Quốc 0-5 Nhật Bản
Chi tiết
  • Hirata Goal 8:51 (pen.)18:31 (pen.)
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Zari Fathi (Iran)

Nhật Bản 1-1 Tajikistan
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Trương Quốc Dũng (Việt Nam)
Hàn Quốc 5-5 Kyrgyzstan
Chi tiết
Trọng tài: Lee Po-fu (Đài Bắc Trung Hoa)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Iran (A) 3 3 0 0 12 4 +8 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Afghanistan (A) 3 1 1 1 7 8 −1 4
3  Kuwait (E) 3 1 1 1 5 8 −3 4
4  Bahrain (E) 3 0 0 3 6 8 −2 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(A) Đi tiếp vào vòng sau; (E) Bị loại
Iran 3-1 Afghanistan
Chi tiết
Trọng tài: Fahad Al-Hosani (UAE)
Kuwait 2-1 Bahrain
Chi tiết
Trọng tài: Anatoliy Rubakov (Uzbekistan)

Afghanistan 3-3 Kuwait
Chi tiết
Trọng tài: Ryan Shepheard (Úc)
Bahrain 3-5 Iran
Chi tiết
Trọng tài: Liu Jianqiao (Trung Quốc)

Iran 4-0 Kuwait
Chi tiết
Trọng tài: Benjapol Mucharoensap (Thái Lan)
Bahrain 2-3 Afghanistan
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Andrew Best (Úc)

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để phân định thắng thua nếu cần thiết (không sử dụng hiệp phụ trong trận tranh hạng ba).[2]

 
Tứ kếtBán kếtChung kết
 
          
 
24 tháng 4 – Nhà thi đấu Huamark
 
 
 Thái Lan3
 
26 tháng 4 – Nhà thi đấu Huamark
 
 Iraq 2
 
 Thái Lan (p) 3 (6)
 
24 tháng 4 – Nhà thi đấu Huamark
 
 Tajikistan 3 (5)
 
 Tajikistan (s.h.p.)2
 
28 tháng 4 – Nhà thi đấu Bangkok Arena
 
 Afghanistan 1
 
 Thái Lan 1
 
24 tháng 4 – Nhà thi đấu Bangkok Arena
 
 Iran 4
 
 Uzbekistan 2
 
26 tháng 4 – Nhà thi đấu Bangkok Arena
 
 Việt Nam 1
 
 Uzbekistan 3 (4)
 
24 tháng 4 – Nhà thi đấu Bangkok Arena
 
 Iran (p) 3 (5) Tranh hạng 3
 
 Iran 6
 
28 tháng 4 – Nhà thi đấu Bangkok Arena
 
 Kyrgyzstan1
 
 Tajikistan 5 (1)
 
 
 Uzbekistan 5 (3)
 

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Tajikistan 2–1 (s.h.p.) Afghanistan
Chi tiết
Trọng tài: Fahad Al-Hosani (UAE)

Iran 6–1 Kyrgyzstan
Chi tiết
Trọng tài: Pornnarong Grairod (Thái Lan)

Thái Lan 3–2 Iraq
Chi tiết
Trọng tài: Anatoliy Rubakov (Uzbekistan)

Uzbekistan 2–1 Việt Nam
Chi tiết
Trọng tài: Eisa Abdul Houssain (Kuwait)

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Uzbekistan 3–3 (s.h.p.) Iran
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
4–5
Trọng tài: Hiroyuki Kobayashi (Nhật Bản)

Tranh hạng ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Tajikistan 5–5 Uzbekistan
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
1–3
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Hassan Al-Gburi (Iraq)

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 1–4 Iran
Chi tiết
Bangkok Arena, Bangkok
Trọng tài: Fahad Al-Hosani (UAE)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng dưới đây đã được trao khi kết thúc giải đấu:

Vua phá lưới Cầu thủ xuất sắc nhất Thủ môn xuất sắc nhất Giải phong cách
Iran Saeid Ahmadabbasi Iran Saeid Ahmadabbasi Iran Bagher Mohammadi  Thái Lan

Do  Uzbekistan đã thắng ở vòng tứ kết, 4 đội thua ở tứ kết (Việt Nam, Kyrgyzstan, Iraq, Afghanistan) sẽ thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Hiệp phụloạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để phân định thắng thua nếu cần thiết.

Đội thắng chung cuộc ở vòng này sẽ giành vé đến FIFA Futsal World Cup 2024.

 
Play-off 1 và 2Play-off 3
 
      
 
26 tháng 4 – Huamark
 
 
 Iraq 3
 
28 tháng 4 – Bangkok Arena
 
 Afghanistan 5
 
 Afghanistan 5
 
26 tháng 4 – Bangkok Arena
 
 Kyrgyzstan 3
 
 Việt Nam 2
 
 
 Kyrgyzstan 3
 

Play-off 1 và 2

[sửa | sửa mã nguồn]
Iraq 3–5 Afghanistan
Chi tiết
Trọng tài: Husain Al-Bahhar (Bahrain)

Việt Nam 2–3 Kyrgyzstan
Chi tiết
Trọng tài: Ebrahim Mehrabi Afshar (Iran)

Play-off 3

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội thắng trận này sẽ giành vé tham dự FIFA Futsal World Cup 2024.

Afghanistan 5–3 Kyrgyzstan

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 177 bàn thắng ghi được trong 35 trận đấu, trung bình 5.06 bàn thắng mỗi trận đấu. Các bàn thắng trong loạt trận play-off cho Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024 không được xem xét để tổng hợp kết quả cho danh hiệu vua phá lưới.

8 bàn thắng

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Bảng xếp hạng các đội tuyển tham dự giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này xếp hạng các đội tuyển trong giải đấu. Ngoại trừ bốn vị trí đầu tiên, thứ tự các vị trí tiếp của với các đội bị loại ở cùng một giai đoạn của giải được xác định theo bộ nguyên tắc mới của AFC.[10]
Theo quy ước thống kê trong bóng đá, các trận đấu quyết định trong hiệp phụ được tính kết quả thắng thua, trong khi các trận đấu quyết định bằng loạt sút luân lưu được tính kết quả hòa.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Iran 6 5 1 0 25 9 +16 16 Vô địch
2  Thái Lan (H) 6 4 1 1 17 11 +6 13 Á quân
3  Uzbekistan 6 4 2 0 20 13 +7 14 Hạng ba
4  Tajikistan 6 2 4 0 15 12 +3 10 Hạng tư
5  Iraq 5 2 0 3 17 15 +2 6 Bị loại ở tứ kết[a]
6  Việt Nam 5 1 1 3 6 8 −2 4
7  Afghanistan 6 3 1 2 18 16 +2 10
8  Kyrgyzstan 6 2 2 2 17 22 −5 8
9  Nhật Bản 3 1 1 1 8 4 +4 4 Xếp thứ 3 ở vòng bảng[b]
10  Kuwait 3 1 1 1 5 8 −3 4
11  Myanmar 3 1 1 1 4 7 −3 4
12  Ả Rập Xê Út 3 1 0 2 6 10 −4 3
13  Hàn Quốc 3 0 1 2 5 12 −7 1 Xếp thứ 4 ở vòng bảng[c]
14  Bahrain 3 0 0 3 6 10 −4 0
15  Trung Quốc 3 0 0 3 2 7 −5 0
16  Úc 3 0 0 3 6 13 −7 0
Nguồn: AFC
(H) Chủ nhà
  1. ^ Các đội bị loại ở Tứ kết được xếp hạng từ 5-8 theo thứ tự sau: hiệu số bàn thắng thua ở trận tứ kết, số bàn thắng ghi được ở trận tứ kết và sau đó áp dụng như với các đội bị loại ở vòng bảng. Lưu ý: Kết quả vòng play-off tranh vé dự World Cup, mặc dù vẫn được tính cho các đội, nhưng sẽ không được xét đến khi xếp thứ hạng chung cuộc.[10]
  2. ^ Các đội xếp thứ 3 ở vòng bảng được xếp hạng từ 9-12 theo thứ tự sau: điểm số, hiệu số bàn thắng thua, số bàn thắng ghi được, điểm fair-play và bốc thăm.[10]
  3. ^ Các đội xếp thứ 4 ở vòng bảng được xếp hạng từ 13-16 theo thứ tự sau: điểm số, hiệu số bàn thắng thua, số bàn thắng ghi được, điểm fair-play và bốc thăm.[10]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại cho Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024

[sửa | sửa mã nguồn]

5 đội tuyển của châu Á sẽ giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024 cùng với chủ nhà Uzbekistan. Khi Uzbekistan lọt vào bán kết, một vòng play-off được tổ chức để xác định suất cuối cùng của châu Á tại Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới. Afghanistan giành chiến thắng tại vòng play-off. Thái Lan là đội duy nhất của ASEAN tham dự Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới cùng với các đội tuyển Trung Á.

Đội bóng Ngày vượt qua vòng loại Lần tham dự giải trước đây1
 Uzbekistan 23 tháng 6 năm 2023[11] 2 (2016, 2021)
 Tajikistan 24 tháng 4 năm 2024 0 (lần đầu)
 Iran 8 (1992, 1996, 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2021)
 Thái Lan 6 (2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2021)
 Afghanistan 28 tháng 4 năm 2024 0 (lần đầu)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFC rebrands age group championships to AFC Asian Cups”. AFC. 2 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ a b c d “AFC Futsal Asian Cup 2024 Competition Regulations” (PDF). AFC. Truy cập 8 tháng Chín năm 2023.
  3. ^ “India to bid for next year's FIFA Congress and Futsal Asian Cup”. 14 tháng 4 năm 2023 – qua The Economic Times - The Times of India.
  4. ^ “ไทยเตรียมเสนอเป็นเจ้าภาพฟุตซอลชิงแชมป์เอเชีย 2024”. 11 tháng 9 năm 2022 – qua MCOT.
  5. ^ “Thailand recommended as host for the AFC Futsal Asian Cup 2024”. the-AFC. Asian Football Confederation. 5 tháng 9 năm 2023. Truy cập 10 tháng Chín năm 2023.
  6. ^ “Futsal World Ranking”.
  7. ^ “Thailand recommended as host for the AFC Futsal Asian Cup™ 2024”. Asian Football Confederation official website. 5 tháng 9 năm 2023.
  8. ^ “Thailand 2024 cast to discover Group Stage contenders”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập 8 tháng Năm năm 2024.
  9. ^ “AFC Futsal Asian Cup Thailand 2024 Match Schedule” (PDF). Asian Football Confederation. Truy cập 2 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ a b c d “AFC Competition Operations Manual (Edition 2023)” (PDF). Asian Football Confederation. Truy cập 25 Tháng Một năm 2024.
  11. ^ “Uzbekistan to host the FIFA Futsal World Cup 2024”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 23 tháng 6 năm 2023. Truy cập 23 Tháng sáu năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan