Cầy gấm

Cầy gấm
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Prionodontidae
Chi (genus)Prionodon
Loài (species)P. pardicolor
Danh pháp hai phần
Prionodon pardicolor
Hodgson, 1842
Bản đồ phân bố
Bản đồ phân bố

Cầy gấm hay cầy sao, cầy báo[2] (Prionodon pardicolor) là loài cầy sống trong các khu rừng ở miền trung và đông Himalaya. Đây là loài thú hoạt động trên mặt đất, vóc khá thấp, cơ thể mảnh mai, đầu nhọn và tứ chi nhỏ. Cầy gấm ăn côn trùng, động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim và thú nhỏ.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầy gấm có dáng nhỏ, trọng lượng dao động từ khoảng 0,5 đến 6 kg. Chúng có thân và đuôi dài, cụ thể chiều dài đầu - thân từ 35 đến 60 cm và đuôi là từ 30 đến 50 cm.[3][4] Chúng có bộ lông màu vàng đất, có nhiều đốm đen hình bầu dục lớn nhỏ xen nhau từ cổ đến gốc đuôi và đùi cùng với đó là 4 sọc dọc từ cổ đến bả vai. Đuôi của chúng có 9 khoang đen xen với 9 khoang vàng nhạt. Phần bụng và họng sáng hơn phần lưng. Ở loài cầy gấm, cả con đực và con cái đều có tuyến xạ.[5] Đặc biệt, khác với các loài khác trong họ Cầy, cầy gấm chỉ có một răng hàm ở hàm trên.[4]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cầy gấm được tìm thấy ở miền đông Nepal, vùng Sikkim, AssamBengal của Ấn Độ, Bhutan, đông bắc Myanmar, bắc Thái Lan, Lào, bắc Việt Nam, tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và ở tây nam khu tự trị Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc.

Sinh thái và tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của cầy gấm bao gồm chuột, rắn, ếch nhái, chim nhỏ và côn trùng. Cầy gấm leo trèo rất giỏi, chúng sống chủ yếu ở rừng thứ sinh có nhiều dây leo. Cầy gấm là loài hoạt động về đêm, hoạt động chủ yếu ở các cây thấp cách mặt đất từ 1 đến 1,5 mét và đôi khi chúng cũng xuống mặt đất. Chúng có cuộc sống đơn độc và thầm lặng, chỉ khi đến mùa động dục và nuôi con thì mới sống thành nhóm. Mùa động dục của cầy đốm là từ tháng 2 đến tháng 8. Chúng đẻ con trong các hốc cây và mỗi lứa đẻ hai con.[4][5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Duckworth, J.W., Timmins, R.J., Wozencraft, C., Choudhury, A., Roberton, S. & Lau, M.W.N. (2008). Prionodon pardicolor. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009. Database entry includes a brief justification of why this species is of least concern
  2. ^ Lê Vũ Khôi (2000). Danh lục các loài thú ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. tr.44.
  3. ^ “Spotted Linsang: The Animal Files”. Truy cập 11 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ a b c “Cầy gấm”. Chi cục Kiểm lâm An Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ a b “Cầy gấm”. Sinh vật rừng Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Cánh cổng Arataki, Kế thừa Iwakura, mãng xà Kitain, Vết cắt sương mù Takamine
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.