Doãn Tiến

Nghệ sĩ Nhân dân
Doãn Tiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Doãn Hùng Tiến
Ngày sinh
30 tháng 5, 1951 (73 tuổi)
Nơi sinh
Nam Định
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Lĩnh vựcNhạc giao hưởng
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạc
Thành viên của
Tác phẩmHội xuân, Khát vọng phương Nam (Quê hương), Âm vang cao nguyên, Chiều quê
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Doãn Tiến (sinh ngày 30 tháng 5 năm 1951), là một nhạc sĩ, nhạc trưởng chỉ huy người Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Doãn Tiến, tên khai sinh là Doãn Hùng Tiến, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1951 tại Nam Định.[1]

Doãn Tiến tốt nghiệp chuyên ngành Violoncelle hệ đại học tại Nhạc viện Hà Nội. Sau đó, ông về công tác tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Đến năm 1982, ông trở lại Nhạc viện Hà Nội học lớp Chỉ huy dàn nhạc. Trước khi nghỉ hưu, ông là Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, ông sinh sống tại Hà Nội.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã tham gia chỉ huy, dàn dựng nhiều tác phẩm khí nhạc, dàn nhạc dân tộc, độc tấu nhạc cụ. Chỉ huy giao hưởng thơ Hội nghị Diên Hồng (sáng tác Hoàng Đạm) đạt Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.[1]

Ông sáng tác nhiều tác phẩm hòa tấu dàn nhạc, độc tấu, tốp tấu các nhạc cụ dân tộc, ca khúc, nhạc múa, nhạc sân khấu… Nhiều tác phẩm trong số đó đã đoạt giải như: Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (Bầu trời lời ru – nhạc múa); Giải thưởng Hoa phượng đỏ (Biển chiều - ca khúc); Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt nam (Hội xuân – hòa tấu dàn nhạc dân tộc); Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam (với các tác phẩm: Khát vọng phương Nam, Chiều quê); Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (với tác phẩm Tung cánh bay hỡi chim prô-tóc);[1] Giải B Giải thưởng Âm nhạc năm 2016 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (hòa tấu nhạc cụ bằng tre nứa Lời tre nứa)...[2]

Ông đã sáng tác các ca khúc: Biển chiều, Âm vang sông Lam, Đêm mưa Quan họ, Trong hội chùa Hương, Lời biển hát, Nếu một ngày không còn em, Mưa Hà Nội, Hà Giang câu hát yêu thương, Dịu dàng hương bưởi,... và nhiều ca khúc khác.[3]

Ông đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2012, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các tác phẩm khí nhạc: Hội xuân, Khát vọng phương Nam (Quê hương), Âm vang cao nguyên, Chiều quê.[4] Đến năm 2019, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[5]

Dù đã nghỉ hưu, ông vẫn tham gia vào các chương trình hòa nhạc dân tộc ở các sự kiện lớn như: chỉ huy dàn nhạc chương trình hòa nhạc “Gặp gỡ mùa Thu Hà Nội năm 2022” (cùng Phạm Ngọc Khôi) gồm nhiều tiết mục khai thác âm thanh độc đáo của các nhạc cụ truyền thống về chủ đề tình yêu, vẻ đẹp quê hương, đất nước, Hà Nội, đã gây ấn tượng tốt trong dư luận,[6][7][8][9] hoặc Festival Âm nhạc Trung Quốc – ASEAN 2023, được tổ chức tại thành phố Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) vào 2023.[10]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dịu dàng hương bưởi,
  • Biển chiều,
  • Âm vang sông Lam,
  • Đêm mưa Quan họ,
  • Trong hội chùa Hương,
  • Lời biển hát,
  • Nếu một ngày không còn em,
  • Mưa Hà Nội,
  • Hà Giang câu hát yêu thương

Nhạc không lời

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hội xuân
  • Khát vọng phương Nam (Quê hương)
  • Âm vang cao nguyên
  • Chiều quê
  • Tung cánh bay hỡi chim prô-tóc
  • Bầu trời lời ru
  • Hội nghị Diên Hồng (giao hưởng thơ)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (3 lần).
  • Giải thưởng Hoa phượng đỏ.
  • Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
  • Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
  • Giải B Hội Nhạc sĩ Việt Nam (2016).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Doãn Tiến”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Nhật Nam (5 tháng 1 năm 2017). “Công bố giải thưởng Âm nhạc năm 2016”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Chu Thị Hảo (9 tháng 3 năm 2020). “Nghệ sĩ Nhân dân Doãn Tiến, khoảng trời trong xanh vời vợi”. Đời sống và phát triển. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong trặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Cổng thông tin điện tử Bắc Giang. 30 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Nguyệt Anh (9 tháng 10 năm 2022). "Gặp gỡ mùa thu Hà Nội 2022". Người Hà Nội. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ TTXVN (8 tháng 10 năm 2022). “68 năm ngày Giải phóng Thủ đô: Hòa nhạc "Gặp gỡ mùa Thu Hà Nội năm 2022". Quân đội nhán dân. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Quỳnh Anh (11 tháng 10 năm 2022). “Hòa nhạc "Gặp gỡ mùa Thủ Hà Nội năm 2022": Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc”. NXB Hà Nội. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Đinh Thuận TTXVN (9 tháng 10 năm 2022). “68 năm ngày Giải phóng Thủ đô: Hòa nhạc 'Gặp gỡ mùa Thu Hà Nội năm 2022'. Thể thao Văn hóa. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Quang Vinh - Hoa Đăng (31 tháng 10 năm 2023). “Lan tỏa giá trị âm nhạc Việt tại Festival Âm nhạc Trung Quốc – ASEAN 2023”. Báo Văn hóa. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan