Đức Trịnh

Thiếu tướng, Nhà giáo ưu tú
Đức Trịnh
Nhạc sĩ Đức Trịnh (phải) cùng giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh trong một buổi biểu diễn năm 2022
Chủ tịch
Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Nhiệm kỳ2022 – nay
Tiền nhiệmĐỗ Hồng Quân
Kế nhiệmđương nhiệm
Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Nhiệm kỳ2009 – 2017
Tiền nhiệmAn Thuyên
Kế nhiệmXuân Thủy
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Đức Trịnh
Ngày sinh
7 tháng 7, 1957 (67 tuổi)
Nơi sinh
Bắc Giang
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpnhạc sĩ
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Lĩnh vựcâm nhạc
Danh hiệuNhà giáo ưu tú
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trònhạc sĩ
Dòng nhạcca khúc, khí nhạc
Tác phẩm
  • Miền xa thẳm
  • Tình yêu người lính
  • Ngược dòng Hương Giang
  • Hoa dại
  • Mưa xuân
  • Tượng đài vô danh
Giải thưởngDanh sách
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân chủngTổng cục Chính trị
Năm tại ngũ1974-2017
Quân hàm (2012)
Đơn vịĐại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Đức Trịnh (tên khai sinh là Nguyễn Đức Trịnh), sinh năm 1957, quê tại Bắc Giang, là nhạc sĩ Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (2010) và được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2012). Ông là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, từng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Từ năm 2022, ông giữ chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Trịnh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Trịnh, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1957, quê tại Bắc Giang nhưng sống và lớn lên tại Hà Đông, Hà Nội.

Năm 1974 khi 16 tuổi, anh đã "man khai" thêm hai tuổi để được nhập ngũ. Đức Trịnh trở thành người lính Trung đoàn 1 Sư đoàn 330 Quân khu 9, chiến đấu ở chiến trường Nam bộ tham gia giải phóng miền Nam và sau đó làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia.[1]

Từ năm 1982, ông công tác tại Nhà Văn hóa Quân khu 9, tham gia dàn dựng, sáng tác, và biểu diễn các chương trình ca nhạc tại Hà Nội và trong cả nước. Năm 1985, ông ra Hà Nội học sáng tác âm nhạc tại Trường nghệ thuật Quân đội, sau đó, từ năm 1987, tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1991, ông tốt nghiệp đại học sáng tác âm nhạc, năm 1997, cao học sáng tác âm nhạc tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[2]

Từ năm 1990, ông trở thành cộng tác viên của Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam, giảng viên Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội. Đồng thời, ông còn giảng dạy sáng tác âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[2]

Từ năm 2009 đến 2017, ông là Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.[2][3] Ông là nhạc sĩ thứ hai (sau nhạc sĩ An Thuyên[4]) được phong hàm Thiếu tướng quân đội.[5]

Ông là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ năm 2010.[6] Tháng 1 năm 2022, Đức Trịnh được bầu làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.[6] Nói thêm, Đức Trịnh là người kế nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam  từ nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Đỗ Hồng Quân đảm nhận chức vụ này từ năm 2005[7], trong khi đó An Thuyên được phong thiếu tướng vào năm 2008[8] và từ trần vào năm 2015[9], còn Đức Trịnh được phong thiếu tướng vào năm 2012[3]. Vì vậy, có thể nói Đức Trịnh là sĩ quan cấp tướng đầu tiên giữ chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Đức Trịnh là một tên tuổi trong nền âm nhạc nước nhà. Dù viết về đề tài người lính mà ông vốn "nặng lòng" hay những ca khúc về quê hương, tình yêu thì nhạc sĩ Đức Trịnh vẫn giữ một phong cách, cá tính âm nhạc riêng có của mình: bài bản về kĩ thuật nhưng lại sâu lắng, nhẹ nhàng, chứa chan tình cảm. 10 năm ở chiến trường và cả sự nghiệp gắn bó với đời sống quân ngũ chính là chất xúc tác, đi vào trong những sáng tác của ông cho đến tận hôm nay.[10]

Một số ca khúc nổi bật của ông: ''Ngược dòng Hương Giang'', ''Nhà em ở lưng đồi'', ''Ước mong người lính'', ''Ra khơi'', ''Miền xa thẳm'', ''Tình yêu người lính'', ''Cám ơn mẹ'', ''Hoa tím cung đường''... Ông có một số bài hát sáng tác riêng cho các đơn vị, quân chủng - binh chủng như: ''Những đoàn quân như sóng'' bài hát về Quân khu 4, ''Tình yêu lính bay'' bài hát về không quân...[11]

Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc, như giao hưởng ''Không đề'', ''Tứ tấu đàn dây'', ''Sonate cho piano'' và một số nhạc múa, hòa tấu nhạc nhẹ.[2]

Ông đã xuất bản Album Hoa dại (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Nxb. Âm nhạc).

Năm 2010, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Tháng 4 năm 2010, Đức Trịnh được vinh danh trong Con đường âm nhạc của VTV.

Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các ca khúc: ''Miền xa thẳm'', ''Tình yêu người lính'', ''Ngược dòng Hương Giang'', ''Hoa dại'', ''Mưa xuân'' và tác phẩm khí nhạc ''Tượng đài vô danh''.[12]

Tác phẩm chính[2][13]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Miền xa thẳm
  • Cám ơn Mẹ
  • Ngược dòng Hương Giang
  • Mưa xuân
  • Tinh yêu của lính
  • Anh đi qua đời em (phổ thơ Phương Thảo)
  • Tình xuân
  • Hoa dại (phỏng thơ Tô Đông Hải)
  • Lên đỉnh Tây thiên
  • Nhà em ở lưng đồi (phổ thơ Lê Tự Minh)
  • Mơ về Hà Nội (phổ thơ Lê Cảnh Nhạc)
  • Sóng Hương Giang (phổ thơ Lê Tự Minh)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1994 – ca khúc ''Ngược dòng Hương Giang''
  • Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1994 – ca khúc ''Ước mong người lính''
  • Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1994 – ca khúc ''Ra khơi''
  • Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam ''Tứ tấu đàn dây''
  • Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật của Bộ Quốc Phòng (1994-1999) [2]
  • Nhà giáo Ưu tú (2010)
  • Con đường âm nhạc - VTV Tháng 4 năm 2010
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2012)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trương Nguyên Việt (2 tháng 10 năm 2023). “Gặp Thiếu tướng nhạc sĩ Đức Trịnh nơi miền sông nước Cửu Long”. arttimes.vn. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f “Đức Trịnh”. bcdcnt.net. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b Việt Khôi (28 tháng 12 năm 2012). “Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trao quyết định quân hàm Thiếu tướng cho Hiệu trưởng Nguyễn Đức Trịnh”. vnq.edu.vn. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Nhạc sĩ là vị tướng”. www.sggp.org.vn. 27 tháng 8 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ “Nhạc sĩ Đức Trịnh giữ chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam”. www.nguoiduatin.vn. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ a b Phạm Tuấn (22 tháng 1 năm 2022). “Nhạc sĩ Đức Trịnh giữ chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam”. nongnghiep.vn. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Ý Phương (24 tháng 8 năm 2005). “Ông Đỗ Hồng Quân làm Chủ tịch Hội nhạc sĩ VN”. vnexpress.net. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ “An Thuyên - nhạc sĩ đầu tiên được phong hàm cấp tướng”. tuoitre.vn. 6 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Thiếu Anh (3 tháng 7 năm 2015). “Nhạc sĩ An Thuyên bất ngờ qua đời vì nhồi máu cơ tim”. vov.vn. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ VOV6 (19 tháng 12 năm 2021). “Nhạc sĩ Đức Trịnh và những bài ca về một "miền xa thẳm". vov6.vov.vn. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ “Nhạc sĩ Đức Trịnh và những tác phẩm về người lính”. vov.gov.vn. 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ Vũ Tự Lân (2007). Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông. Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa. tr. 101.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan