Lương Kim Vĩnh

Nghệ sĩ nhân dân
Lương Kim Vĩnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1937
Nơi sinh
Hoài Đức, Hà Tây
Mất
Ngày mất
22 tháng 9, 2011(2011-09-22) (73–74 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Lào Cai, Lào Cai
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNghệ sĩ biểu diễn
Gia đình
Con cái
Lương Thăng Long
Lương Hùng Việt
Lĩnh vựcSáo dân tộc
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2001)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcTruyền thống
Nhạc cụSáo trúc
Tác phẩmĐêm trăng bản Mèo
Phiên chợ Bắc Hà
Lào Cai mùa xuân
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật

Lương Kim Vĩnh (1937 – 22 tháng 9 năm 2011) là một nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ sáo dân tộc người Việt Nam. Ông nổi tiếng trong việc trình diễn và cải tiến những nhạc cụ sáo dân tộc của Việt Nam, đặc biệt là sáo Mông. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lương Kim Vĩnh sinh năm 1937 tại xã Hoàn Long, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.[1] Tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng ông có niềm đam mê cây Sáo Mông và các nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1970, Lương Kim Vĩnh mới bắt đầu nghe được những tiếng sáo Mông đầu tiên.[3] Người thầy đầu tiên của Lương Kim Vĩnh là ông Phìn ở xã Ngài Thầu, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.[3]

Năm 1985, Kim Vĩnh mang hộp sáo Mông cải tiến sang Liên Xô và gây được sự chú ý.[3] Sau một lần xem ông biểu diễn sáo Mông ghép, bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô nói rằng: "Không thể tưởng tượng được vì chỉ với mấy cây trúc do một người điều khiển mà nghe thấy cả âm thanh của một vùng rừng núi. Đây là cây sáo của một dân tộc rất thông minh".[3] Tại Hàn Quốc, khi ông đang biểu diễn thì một nhà báo thổ lộ: "Hàn Quốc cũng có nhiều loại sáo nhưng sáo của người Mông Việt Nam khác hẳn, tuyệt vời hơn".[3]

Ông đã từng là nhạc công của Đoàn Văn công Đường Sắt tỉnh Côn Minh, Trung Quốc (1952 - 1960), Đoàn Ca Múa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (1960 - 1969). Từ năm 1970 - 1976 là nhạc công Đoàn Ca Múa Lào Cai, nghệ sĩ sáo Đoàn Ca Múa Hoàng Liên Sơn (1976 - 1991).[4] Ông còn từng là cán bộ phụ trách Đoàn Ca Múa tỉnh Lào Cai.[4]

Năm 1991, tác phẩm "Lào Cai mùa xuân" đã nhận được sự đánh giá cao về mặt chuyên môn từ phía hội đồng giám khảo và bố con nghệ sĩ Lương Kim Vĩnh và Lương Hùng Việt đã giành được huy chương vàng.[5]

Lương Kim Vĩnh là người đầu tiên đưa sáo Mông lên sân khấu chuyên nghiệp trong hội diễn toàn quốc ở Quảng Ninh.[6][3][7] Bài sáo "Đêm trăng bản Mèo" của ông đoạt huy chương vàng.[6][3] Ông đã có nhiều cải tiến cây sáo, mở rộng tầm cữ âm vực, cũng như kỹ thuật diễn tấu.[6] Với những cải tiến của nghệ sĩ Lương Kim Vĩnh, cây sáo có thể diễn tấu linh hoạt được nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, từ những bản nhạc cổ đến những sáng tác mới, có thể chơi độc tấu, song tấu và hoà tấu trong nhiều dàn nhạc.[6] Từ những cải tiến của này, sáo Mông đã có mặt trong nhiều chương trình biểu diễn, giao lưu, cũng như tham dự các Festival âm nhạc quốc tế.[6]

Các tác phẩm sáo Mông nổi tiếng của ông sáng tác và biểu diễn như "Đêm trăng bản Mông", "Lào Cai mùa xuân", "Chợ phiên Bắc Hà",... đã được phát nhiều lần trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Lào Cai và luôn là tiết mục cố định của Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai.[8]

Ông qua đời tối ngày 22 tháng 9 năm 2011 tại nhà riêng ở thành phố Lào Cai do bệnh tăng huyết áp.[7]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.[7] Năm 2001, Lương Kim Vĩnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[9][7] Ông còn nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương "Vì sự nghiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam", giải thưởng văn học - nghệ thuật Phan Xi Păng của UBND tỉnh Lào Cai, và nhiều giải thưởng, huy chương vàng cho các tiết mục sáng tác, biểu diễn sáo Mông cùng các nhạc cụ dân tộc thiểu số...[7]

Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022 với cụm tác phẩm : Đêm trăng bản Mèo, Phiên chợ Bắc Hà, Lào Cai mùa xuân.[10]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Với những đóng góp của mình, Lương Kim Vĩnh được mệnh danh là "vua sáo Mông".[9][2] Nhà thơ Cù Huy Cận nhận xét ông trong một buổi biểu diễn: "Tiếng sáo Mông của nghệ sĩ Kim Vĩnh như một tiếng sấm vang trên vịnh Hạ Long".[3]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai đầu của ông là Lương Thăng Long, một giảng viên sáo Mông tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Con trai thứ hai là Lương Hùng Việt (sinh 1971), giảng viên nhạc cụ hệ dân tộc, Trường đại học Văn hóa - nghệ thuật quân đội, được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001, Nghệ sĩ nhân dân năm 2019. Hai cháu ngoại của ông là Vũ Thu Hương và Vũ Thanh Hằng cùng giành nhiều huy chương vàng với nhạc cụ sáo Mông cải tiến.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mai Văn Lạng (5 tháng 10 năm 2011). “Người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b Phan Anh (23 tháng 9 năm 2011). "Vua sáo Mèo" Lương Kim Vĩnh qua đời”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i Vũ Toàn (15 tháng 3 năm 2008). 'Vua' sáo”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b “Lương Kim Vĩnh”. Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. 2 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “Tiếng sáo vắt qua ba thế hệ...”. ct.qdnd.vn. 13 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ a b c d e Minh Anh (13 tháng 7 năm 2012). “Tiếng sáo gọi bạn”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ a b c d e Thất Sơn (23 tháng 9 năm 2011). 'Vua sáo Mông' Việt Nam qua đời”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Phạm Ngọc Triển (25 tháng 9 năm 2011). “Tiễn đưa NSND Lương Kim Vĩnh về nơi an nghỉ cuối cùng”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ a b Hà Đình Nguyên (23 tháng 9 năm 2011). "Vua sáo Mông" từ trần”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ "Ông vua sáo Mông" được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT”. Dân trí. 14 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne có đòn trọng kích đặc biệt, liên tục gây dmg thủy khi giữ trọng kích
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét