| |||
Dữ liệu lâm sàng | |||
---|---|---|---|
Đồng nghĩa | Ergonovine, d-lysergic acid beta-propanolamide | ||
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo | ||
Danh mục cho thai kỳ |
| ||
Dược đồ sử dụng | Qua đường miệng | ||
Mã ATC | |||
Tình trạng pháp lý | |||
Tình trạng pháp lý |
| ||
Dữ liệu dược động học | |||
Chuyển hóa dược phẩm | Gan (một phần CYP3A4) | ||
Chu kỳ bán rã sinh học | 2-pha (10 phút; 2 giờ) | ||
Bài tiết | Mật | ||
Các định danh | |||
Tên IUPAC
| |||
Số đăng ký CAS | |||
PubChem CID | |||
IUPHAR/BPS | |||
DrugBank | |||
ChemSpider | |||
Định danh thành phần duy nhất | |||
KEGG | |||
ChEBI | |||
ChEMBL | |||
ECHA InfoCard | 100.000.441 | ||
Dữ liệu hóa lý | |||
Công thức hóa học | C19H23N3O2 | ||
Khối lượng phân tử | 325.41 g/mol | ||
Mẫu 3D (Jmol) | |||
SMILES
| |||
Định danh hóa học quốc tế
| |||
(kiểm chứng) |
Ergometrine còn được gọi là ergonovine, là một loại thuốc được sử dụng để gây co thắt tử cung để điều trị chảy máu âm đạo nặng sau khi sinh.[1] Thuốc có thể được dùng qua đường uống, hoặc dùng bằng cách tiêm vào cơ bắp hoặc tiêm vào tĩnh mạch.[1] Thuốc sẽ bắt đầu hoạt động trong vòng 15 phút nếu dùng qua đường miệng và tác dụng sẽ khởi phát nhanh hơn nếu sử dụng bằng cách tiêm.[1] Các hiệu ứng sẽ kéo dài từ 45 đến 180 phút.[1]
Các tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như huyết áp cao, nôn mửa, co giật, nhức đầu và huyết áp thấp.[1] Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể có ngộ độc ergotin.[1] Thuốc ban đầu được chế xuất từ nấm ergot lúa mạch đen nhưng cũng có thể được làm từ axit lysergic.[2][3] Ergometrine được kiểm soát chặt ché vì chúng có thể được sử dụng để chế tạo acid lysergic diethylamide (LSD).[4]
Ergometrine được phát hiện vào năm 1932.[2] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,12 đến 0,41 USD cho một liều tiêm và 0,01 USD cho dạng viên thuốc vào năm 2014.[6][7] Tại Hoa Kỳ, chúng có giá vào khoảng 1,75 USD cho mỗi liều.[1]