Giáo phận Vinh

Giáo phận Vinh
Dioecesis Vinhensis
Vị trí
Địa giớiNghệ An
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Thống kê
Dân số
- Giáo dân

308.373 (2023)[1]
Giáo xứ118 (2022)
Thông tin
Thành lập27 tháng 3 năm 1846
Nhà thờ chính tòaNhà thờ chính tòa Xã Đoài
Toà giám mụcXã Đoài, Diên Hoa, Nghi Lộc, Nghệ An
Thánh bổn mạngĐức Mẹ hồn xác lên trời
Linh mục đoàn266 (2023)
Linh mục giáo phận212 (2023)
Linh mục dòng54 (2023)
Lãnh đạo hiện tại
Quản lý Giuse Ngô Văn Hậu
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long
Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên
Tổng Đại diện Phêrô Nguyễn Văn Viên (Tổng Đại diện 1)
Phêrô Nguyễn Văn Vinh (Tổng Đại diện 2)
Chưởng ấn Phaolô Nguyễn Văn Hiểu
Đại diện tư pháp Phaolô Nguyễn Văn Hiểu
Nguyên giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Trang mạng
http://gpvinh.com/

Giáo phận Vinh (tiếng Latin: Dioecesis Vinhensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại phía Bắc miền Trung Việt Nam.

Địa bàn giáo phận Vinh tương ứng với tỉnh Nghệ An, có diện tích là 16.499 km² và cho đến năm 2018, 108 giáo xứ, 3 giáo họ độc lập, 4 giáo điểm, trên 377 giáo họ, với 179 linh mục đã bao gồm 11 linh mục dòng, 1.414 tu sĩ nam nữ, 142 chủng sinh, 30 tiền chủng sinh.[2] Tính đến năm 2020, số giáo dân trên địa bàn là 296.636 trong tổng số 3.400.000 dân cư, chiếm 8,72% dân cư. Giáo phận được phân chia thành 14 giáo hạt.[3] Số liệu tính đến hết năm 2023, giáo phận có 308.373 giáo dân, với 266 linh mục (212 triều và 56 dòng), hơn 2000 tu sĩ.[1]

Giáo phận được quản lý bởi giám mục chính tòa Anphong Nguyễn Hữu Long, (từ 2019) và giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên (từ 2013).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1707, theo báo cáo của Giám mục Jacques de Bourges, Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài, tình hình giáo dân ở xứ Nghệ An là 3.000 người, do linh mục Bảo Lộc Tri coi sóc; ở Bố Chánh là 4.000 người, do linh mục Giuse Phước coi sóc.

Ngày 27 tháng 3 năm 1846, Hạt đại diện tông tòa Nam Đàng Ngoài được thành lập, tách từ Hạt đại diện tông tòa (Địa phận) Tây Đàng Ngoài. Ngày 15 tháng 8 năm 1892, Giám mục Louis Pineau Trị làm lễ cung hiến địa phận cho Đức mẹ. Năm đó, địa phận có 1 Giám mục, 31 thừa sai, 72 linh mục Việt Nam, 224 thầy giảng, 16 đại chủng sinh, 200 tiểu chủng sinh, 175 nữ tu, 88.227 giáo dân, 56 giáo xứ, 514 giáo họ và 300 nhà thờ.

Ngày 3 tháng 12 năm 1924, tất cả các Hạt đại diện tông tòa (địa phận) ở Việt Nam đổi tên theo địa bàn hành chính nơi đặt tòa Giám mục, nên địa phận Tông tòa Nam Đàng Ngoài đổi thành địa phận Vĩnh, về sau được gọi là địa phận Vinh, do Giám mục André Léonce Joseph Eloy Bắc coi sóc. Bấy giờ, địa phận có một Giám mục, 35 linh mục Việt Nam, 4 thừa sai, 75 thầy giảng, 69 chủng sinh, 220 nữ tu, 18 giáo xứ và 66.350 giáo dân.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa Thánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và nâng các Hạt đại diện tông tòa (địa phận tông tòa) trở thành các giáo phận. Địa phận Vinh cũng được nâng lên hàng giáo phận vào ngày này và thuộc Giáo tỉnh Hà Nội. Tháng 5 năm 2006, Giáo phận Vinh tiếp nhận khu vực Nam Quảng Bình phần hữu ngạn sông Gianhsông Son từ Tổng giáo phận Huế.

Ngày 22 tháng 12 năm 2018, Giáo hoàng Phanxicô thiết lập giáo phận Hà Tĩnh với địa giới hai tỉnh Hà TĩnhQuảng Bình trên cơ sở chia tách giáo phận Vinh đồng thời bổ nhiệm Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long, đang là giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa làm giám mục chính tòa giáo phận Vinh. Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đang là Giám mục Vinh được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi giáo phận Hà Tĩnh. Địa giới giáo phận Vinh từ thời điểm này nằm gọn trong tỉnh Nghệ An.

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Thanh Hóa, phía nam giáp giáo phận Hà Tĩnh, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp Hạt Đại diện Tông tòa Viêng ChănHạt Đại diện Tông tòa Savannakhet (Lào).

Các giáo hạt và giáo xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Thanh Hoá, phía nam giáp giáo phận Hà Tĩnh, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet (Lào), phía tây bắc giáp Hạt Đại diện Tông tòa Viêng Chăn (Lào).

Giáo phận Vinh có 14 giáo hạt, 118 giáo xứ

  • Giáo Hạt chính tòa Xã Đoài (Hưng Nguyên, Nghi Lộc)
  1. Chính Tòa Xã Đoài - Xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Bố Sơn - Xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  3. Bùi Ngõa - Xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  4. Đồng Sơn - Xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  5. Làng Nam - Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  6. Ngọc Liễn - Xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  7. Tân Yên - Xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  8. Thượng Lộc - Xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  9. Trang Nứa - Xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  10. Trung Hậu - Xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  11. Yên Thịnh - Xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  12. Thanh Phong - Xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Cầu Rầm (TP. Vinh, Hưng Nguyên)
  1. Cầu Rầm - Phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  2. Kẻ Gai - Xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  3. Mỹ Dụ - Xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  4. Phù Long - Xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  5. Xuân Am - Xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  6. Yên Đại - Xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  7. Phan Thôn - xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  8. Phúc Thịnh, Xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  9. Hưng Thịnh, Xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Phủ Quỳ (TX Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu)
  1. Cồn Cả - Xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Đồng Lèn - Xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
  3. Đồng Tâm - Xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
  4. Nghĩa Thành - Xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
  5. Phú Xuân - Xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  6. Vĩnh Giang - Xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
  7. Tân Bình (giáo điểm), huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
  8. Kim Sơn (giáo điểm)
  9. Xuân Hợp (giáo điểm), huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
  10. Tri Lễ (giáo điểm), huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Đông Tháp (Diễn Châu)
  1. Đông Tháp - Xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Bến Đén - Xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  3. Đông Kiều - Xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  4. Nghi Lộc - Xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  5. Phi Lộc - Xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  6. Phú Linh - Xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  7. Trung Song - Xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  8. Vạn Phần - Xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  9. Xuân Phong - Xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  10. Yên Lý - Xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Bảo Nham (Đô Lương, Nghi Lộc, Yên Thành)
  1. Bảo Nham - Xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Cẩm Sơn - Xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
  3. Hội Yên - Xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  4. Lâm Xuyên - Xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  5. Lưu Mỹ - Xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
  6. Mỹ Khánh - Xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  7. Ngọc Long - Xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  8. Rú Đất - Xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  9. Thanh Tân - Xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
  10. Bắc Thịnh (giáo họ độc lập), Xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

11. Phú Trung - xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

  • Giáo Hạt Bột Đà (Đô Lương, Thanh Chương)
  1. Bột Đà - Xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Sơn La - Xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
  3. Trung Hòa - Xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  4. Đại Yên - Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  5. Xuân Sơn (giáo họ độc lập), Xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Vạn Lộc (Nam Đàn, Thanh Chương)
  1. Vạn Lộc - Xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  2. Bàn Thạch - Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  3. Mô Vĩnh - Xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  4. Phúc Yên - Xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  5. Quy Chính - Thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  6. Thượng Nhậm - Xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  7. Trang Đen - Xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  8. Văn Thành - Xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  9. Yên Lạc - Xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Nhân Hòa (Nghi Lộc)
  1. Nhân Hòa - Xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Bình Thuận - Xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  3. La Nham - Xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  4. Mẫu Lâm - Xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  5. Mỹ Yên - Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  6. Xuân Kiều - Xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  7. Xuân Mỹ - Xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  8. Trại Gáo - Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  9. Thanh Sơn - Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Cửa Lò (TP Vinh, Nghi Lộc)
  1. Cửa Lò - Phường Thu Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Đồng Vông - Xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  3. Làng Anh - Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  4. Lập Thạch - Xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  5. Lộc Mỹ - Xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  6. Tân Lộc - Phường Nghi Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  7. Trang Cảnh - Xã Nghi Xuân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu)
  1. Thuận Nghĩa - Xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Cầm Trường - Xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  3. Hội Nguyên - Xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  4. Mành Sơn - Xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  5. Phú Yên - Xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  6. Song Ngọc - Xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  7. Tân Lập - Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  8. Thuận Giang - Xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  9. Vĩnh Yên - Xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  10. Yên Lưu - Xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  11. Vạn Thủy - Xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Kẻ Dừa (Diễn Châu, Yên Thành)
  1. Kẻ Dừa - Xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  2. Phú Tăng - Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  3. Đăng Cao - Xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  4. Diệu Phúc - Xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  5. Đồng Lạc - Xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  6. Đức Lân - Xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  7. Phú Vinh - Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  8. Phúc Lộc - Xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  9. Vĩnh Hòa - Xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  10. Phi Lộc - xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  11. Hòa Bình - Xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Quy Hậu (Tân Kỳ, Yên Thành)
  1. Quy Hậu - Xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Đạo Đồng - Xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  3. Đồng Kén - Xã Tây Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  4. Hậu Thành - Xã Tây Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  5. Làng Rào - Xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
  6. Tân Diên - Xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
  • Giáo Hạt Vàng Mai (TX. Hoàng Mai, Quỳnh Lưu)
  1. Thanh Dạ - Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  2. Cự Tân - Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  3. Dĩ Lệ - Phường Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
  4. Hiền Môn - Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  5. Lộc Thủy - Xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  6. Sơn Trang - Phường Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
  7. Tân Thanh - Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  8. Thanh Xuân - Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  9. Xuân An - Phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
  10. Yên Hòa - Phường Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
  • Giáo hạt Dừa Lãng (Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương)
  1. Đồng Lam - Xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
  2. Lãng Điền - Xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
  3. Quan Lãng - Xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (sở hạt)
  4. Yên Lĩnh - Xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
  5. Cây Chanh - Xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (chưa tái lập)
  6. Con Cuông (giáo họ độc lập) - Thị trấn Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Các danh địa trong giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

-Nhà thờ chính tòa Xã Đoài, xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

-Tòa giám mục Xã Đoài -Giáo phận Vinh, xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Các nhà thờ lớn và Thánh địa hành hương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm hành hương thánh Antôn Padova, Giáo xứ Trại Gáo, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
  • Trung tâm hành hương Đức Mẹ Lộ Đức, Giáo xứ Bảo Nham, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
  • Đền thờ Thánh Phê-rô Hoàng Khanh, Giáo xứ Trung Hậu, xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  • Đền Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa, Giáo xứ Thuận Nghĩa , xã Quỳnh Lâm. Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đại chủng viện, các tu viện và dòng tu trong Giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, Diên Hoa, Nghi Lộc, Nghệ An
  • Nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh tại xã Diên Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
  • Nhà mẹ Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh tại xã Diên Hoa, Nghi Lộc, Nghệ An.
  • Nhà mẹ Hiệp Hội nữ Đa - Minh Tin Mừng, Giáo phận Vinh, Giáo xứ Yên Đại, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  • Nhà mẹ Hiệp Hội thánh Antôn Padova, Giáo phận Vinh, Giáo họ độc lập Xuân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
  • Dòng Thừa sai 12 thánh Tông đồ Gp Vinh, Yên Đại (Tp Vinh)
  • Dòng nữ Carmel Giuse, giáo xứ Yên Đại, Tp Vinh
  • Dòng chị em bác ái Thánh nữ Jeanne Antide Throured, Yên Đại (Tp Vinh)
  • Dòng con Đức Mẹ phù hộ, giáo xứ Làng Anh,Nghi Anh -Nghi Lộc -Nghệ An
  • Cộng đoàn dòng Thánh Phao- Lô, giáo xứ Lộc Mỹ, Nghi Quang, Nghi Lộc, Nghệ An
  • Dòng nữ tử bác ái Thánh Vinh Sơn, giáo xứ Thanh Dạ, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An
  • Dòng con Đức Mẹ vô nhiễm Huế, Giáo xứ Trung Hậu, Diên Hoa, Nghi Lộc, Nghệ An
  • Dòng Ngôi Lời, Giáo xứ Vĩnh Giang, Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn, NA
  • Dòng Đa-minh (nam), giáo xứ Bố Sơn, Nghi Vạn, Nghi Lộc, NA
  • Tu hội truyền giáo thánh Vinh Sơn, giáo xứ Làng Nam, Nghi Trung, Nghi Lộc, NA
  • Dòng Tên (Dòng Chúa Giê-su), giáo xứ Làng Anh, Nghi Anh, Nghi Lộc, NA
  • Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Cửa Lò, Phường Nghi Thu, TP Vinh, NA
  • Dòng Đức Mẹ Lên Trời, giáo xứ Phan Thôn, Nghi Kim, TP Vinh, NA
  • Dòng Ngôi Lời, Giáo xứ Kẻ Gai, Hưng Tây, Hưng Nguyên, NA

Các đời Giám mục quản nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Nam Đàng Ngoài
1 † Jean-Denis Gauthier Hậu 1846-1877 Giáo phận Nam Đàng Ngoài.
2 † Guillaume-Clément Masson 1848-1853
3 † Yves-Marie Croc Hòa 1866-1885
4 † Louis-Marie Pineau Trị 1886-1910
5 † François Belleville Thọ 1911-1912
6 † André-Léonce-Joseph Eloy Bắc 1912-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Vinh
André-Léonce-Joseph Eloy Bắc 1924-1947
7 † Gioan Baotixita Trần Hữu Đức 1951-1960
Giáo phận Vinh
Gioan Baotixita Trần Hữu Đức 1960-1971
8 † Phaolô Nguyễn Đình Nhiên 1963-1969
9 † Phêrô Maria Nguyễn Năng 1970-1971 de jure[4]
1971-1978
* Trống tòa 1978-1979
10 † Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp 1979-2000
11 † Phaolô Maria Cao Đình Thuyên 1992-2000
2000-2010
12 Phaolô Nguyễn Thái Hợp 2010-2018
13 Phêrô Nguyễn Văn Viên 2013-nay
14 Anphong Nguyễn Hữu Long 2018-nay

Ghi chú:

Nhân vật Công giáo nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã bị giết hại, trong số đó có 6 vị đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Thư mục vụ Tết Giáp Thìn và mùa Chay 2024
  2. ^ Phỏng Vấn Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Tân Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Vinh
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ct
  4. ^ Theo sách Nhân vật công giáo Việt nam- T4: Các vị giám mục một thời đã qua của Lê Ngọc Bích, trang 54, Giám mục Trần Hữu Đức đã viết về việc bổ nhiệm Giám mục phó Nguyễn Năng vào ngày 24 tháng 2 năm 1970.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tìm hiểu cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chi tiết nhất
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.