Giải BRIT | |
---|---|
Trao cho | Thành tựu trong âm nhạc |
Quốc gia | Anh Quốc |
Được trao bởi | Công nghiệp ghi âm Anh |
Lần đầu tiên | 1977 |
Trang chủ | Trang mạng chính thức |
Giải Brit (tên gốc: Brit Awards, được viết cách điệu thành BRIT Awards; thường được gọi đơn giản là Brits) là giải thưởng âm nhạc thường niên của Công nghiệp ghi âm Anh, tương đương với Giải Grammy của Hoa Kỳ. Tên gọi này ban đầu là cụm từ viết tắt cho "British", "Britain" hay "Britannia" (do giải thưởng này từng được Britannia Music Club tài trợ), nhưng sau này lại được hiểu thành British Record Industry Trusts Show.[1] Ngoài ra, còn một giải thưởng khác thường được tổ chức vào mỗi tháng 5 để vinh danh dòng nhạc cổ điển mang tên Classic BRIT Awards. Robbie Williams vẫn đang giữ kỷ lục cho người nhận nhiều giải Brit nhất, với 12 giải ở cương vị nghệ sĩ đơn ca, và 5 giải khác khi còn là một thành viên của ban nhạc Take That.
Giải thưởng được thành lập vào năm 1977 dưới dạng một buổi lễ kỷ niệm 25 năm ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi,[2] trước khi được chuyển thành một sự kiện thường niên vào năm 1982, dưới sự sở hữu của Công nghiệp ghi âm Anh. Buổi lễ cuối cùng với cái tên "BPI Awards" cũng là lần đầu mà giải thưởng này được phát trên sóng truyền hình BBC, trước khi giải thưởng được chính thức đổi tên thành "Brit Awards" vào năm 1989.[3] Hãng MasterCard là đối tác tài trợ lâu dài của sự kiện này.[4]
Giải thưởng từng bị tạm ngừng trình chiếu trực tiếp từ sau mùa giải năm 1989, khi Samantha Fox và Mick Fleetwood làm chủ trì trong một buổi lễ nhận được nhiều chỉ trích vì nhiều phần không diễn ra như dự kiến.[5] Vào những năm kế tiếp, sự kiện được ghi hình và chọn phát sóng vào đêm kế tiếp. Kể từ năm 2007, giải thưởng tiếp tục được phát trực tiếp trên kênh ITV.[5]
Buổi lễ đầu tiên vào năm 1977 được phát sóng bởi Thames Television.[6] Các buổi lễ không được tổ chức từ năm 1978 đến năm 1981, và lúc đầu không được truyền hình sau khi nối lại vào năm 1982.
Từ năm 1989 đến năm 1992, các buổi lễ được phát sóng trên đài BBC. Từ năm 1993, chúng đã được phát sóng trên ITV.[7]
|
|
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng