Giải thưởng âm nhạc Shortlist

Giải thưởng âm nhạc Shortlist
Nữ ca sĩ Feist, đương kim chủ nhân của giải thưởng.
Trao choAlbum hay nhất phát hành tại Hoa Kỳ với doanh số chưa tới 500.000 bản
Địa điểmHoa Kỳ
Được trao bởiShort List
Lần đầu tiên2001
Lần gần nhất2007 (đang tạm ngưng)
Trang chủwww.shortlistofmusic.com

Giải thưởng âm nhạc Shortlist (tên gốc: Shortlist Music Prize; cách điệu thành (shôrt–lĭst)), là một giải thưởng âm nhạc thường niên dành cho album xuất sắc nhất phát hành tại Hoa Kỳ với doanh số chưa tới 500.000 bản, tính tới thời điểm đề cử. Chương trình do hai nhà chỉ đạo của ngành công nghiệp âm nhạc, Greg Spotts và Tom Serig, sáng lập một cách luân phiên với giải Grammy.[1] Giải thưởng được trao tặng lần đầu bằng tiền mặt, dưới tên gọi Giải thưởng Shortlist cho Thành tựu nghệ thuật âm nhạc.[2] Một ban giám khảo ("Listmakers") gồm các thành viên là những người làm việc trong ngành công nghiệp giải trí và nhà báo chọn ra người thắng giải. Hơn 50 album hay nhất trong 12 tháng được lựa chọn vào danh sách Shortlist, từ đó chọn ra người chiến thắng. Kể từ năm 2003, một bức tượng vàng mang tên "The Shorty" được trao cùng với một phần tiền mặt.[3] Năm 2005, chương trình đổi tên thành New Pantheon vì xung đột giữa những nhà sáng lập.[4] Chưa có đề cử hay người chiến thắng nào được công bố kể từ mùa giải 2007.[5]

Dựa trên giải Mercury của Anh,[3] Giải thưởng âm nhạc Shortlist dùng để vinh danh "những album mạo hiểm và sáng tạo nhất năm ở tất cả thể loại âm nhạc".[6] Cuối năm 2001, ban nhạc post-rock người Iceland Sigur Rós trở thành những người chiến thắng đầu tiên tại lễ trao giải diễn ra ở Knitting Factory Hollywood. Chuỗi cửa hàng bán lẻ Virgin Megastores là nhà tài trợ cho giải thưởng trong năm đầu tiên.[2] Định dạng của chương trình tiếp tục giữ nguyên trong những năm kế tiếp nhưng các buổi lễ lại diễn ra tại những nhà hát khác nhau. Tower Records mở một cửa hàng trực tuyến dành riêng cho giải thưởng, bao gồm CD nghe thử của mỗi nghệ sĩ đề cử.[7] Đa số người thắng cử là những ca sĩ kiêm sáng tác nhạc: nhạc sĩ người Iceland Damien Rice giành giải năm 2003,[3] nhạc sĩ người Mỹ Sufjan StevensCat Power lần lượt đoạt giải năm 2005 và 2006[4][8] và nhạc sĩ người Canada Feist đoạt giải năm 2007.[9] 3 album chiến thắng hợp lệ trong thời gian đề cử—In Search of... của N.E.R.D, O của Rice và The Reminder của Feist—sau đó bán hơn 500.000 bản ở Mỹ và đoạt chứng nhận đĩa Vàng.[10] N.E.R.D đạt thành tích này giữa thời gian đề cử và lễ trao giải.[11]

Giải thưởng âm nhạc Shortlist nhanh chóng trở thành một sự kiện đáng giá và được mong đợi.[12][13] Giải tập trung vào dòng nhạc độc lập và nghệ thuật, đối lập với sự cạnh tranh của những hãng thu âm lớn hay vị trí xếp hạng của giải Grammy.[12] Lễ trao giải năm 2003 và 2004 được thu lại và phát sóng trên MTV2.[3][6] Năm 2005, Sarig đổi tên chương trình thành New Pantheon sau khi nhà đồng sáng lập Spotts từ bỏ dự án. Lễ trao giải năm 2005 bị dời lịch từ cuối năm đó cho đến tháng 3 năm 2006 nhằm mục đích tổ chức sao cho trùng khớp với giải Grammy; buổi lễ sau cùng bị hủy vì "nhiều lý do hậu cần" và người chiến thắng là Stevens được trao giải một cách không chính thức. Sau khi đứng trước nguy cơ bị truy tố do tiếp tục trao giải dưới cái tên New Pantheon,[4] Spotts trở lại, mua lại cả hai thương hiệu rồi sáp nhập dưới cái tên Giải thưởng âm nhạc Shortlist.[14] Giải thưởng tiếp tục được tổ chức cho đến khi công bố người chiến thắng cuối cùng vào năm 2007.[9]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Sigur Rós, chủ nhân giải thưởng năm 2001
N.E.R.D thắng giải năm 2002
Damien Rice, chủ nhân giải thưởng năm 2003
TV on the Radio đoạt giải năm 2004
Sufjan Stevens thắng giải năm 2005
Cat Power, chủ nhân giải thưởng năm 2006
Năm Người đoạt giải Album đoạt giải Danh sách đề cử Chú thích
2001 Sigur Rós Ágætis byrjun [2]

[5]

2002 N.E.R.D In Search of... [5]
[11]
2003 Damien Rice O [3]
[5]
2004 TV on the Radio Desperate Youth, Blood Thirsty Babes [5]
[6]
2005 Sufjan Stevens Illinois [4]
[5]
2006 Cat Power The Greatest [5]

[8]

2007 Feist The Reminder [5]

[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mumbi Moody, Nekesa (ngày 31 tháng 10 năm 2002). “Shortlist Music Prize shifts attention to offbeat artists”. Pittsburgh Post-Gazette. tr. C-4.
  2. ^ a b c Moss, Corey (ngày 20 tháng 11 năm 2001). “Sigur Ros Beat Out Talib Kweli, Gorillaz For Shortlist Prize”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ a b c d e Moss, Corey (ngày 6 tháng 10 năm 2003). “Irish Singer Damien Rice Wins Shortlist Music Prize”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ a b c d Montgomery, James (ngày 31 tháng 3 năm 2006). “Sufjan Stevens Wins New Pantheon Award”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ a b c d e f g h Spotts, Greg. “(shôrt–lĭst)”. Short List. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  6. ^ a b c Moss, Corey (ngày 16 tháng 11 năm 2004). “TV On The Radio Win Shortlist Prize, Topping Franz, Killers, Wilco”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ Applefeld Olson, Catherine (ngày 2 tháng 11 năm 2002). “Shortlist Lengthens Promotional Scope”. Billboard. tr. 65.
  8. ^ a b Associated Press (ngày 12 tháng 6 năm 2007). “Cat Power wins Shortlist Music Prize”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ a b c Associated Press (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Leslie Feist wins Shortlist Music Prize”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  10. ^ “RIAA: Gold & Platinum”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) Note: User search required.
  11. ^ a b Moss, Corey (ngày 30 tháng 10 năm 2002). “N.E.R.D. Win Shortlist Prize”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ a b Austerlitz, Saul (ngày 5 tháng 2 năm 2006). “The award for true dedication to indie bands goes to...”. The Boston Globe. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  13. ^ Associated Press (ngày 14 tháng 11 năm 2005). “Disagreement puts Shortlist Prize on hold”. USA Today. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  14. ^ Montgomery, James (ngày 5 tháng 1 năm 2007). “Shortlist Music Prize Is Back; Short-Lived New Pantheon Is Out”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân
Nhân vật Kasumi Miwa -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kasumi Miwa - Jujutsu Kaisen
Kasumi Miwa (Miwa Kasumi?) Là một nhân vật trong bộ truyện Jujutsu Kaisen, cô là học sinh năm hai tại trường trung học Jujutsu Kyoto.
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
Mualani có chỉ số HP cơ bản cao thuộc top 4 game, cao hơn cả các nhân vật như Yelan hay Nevulette
1-In-60 Rule: Quy Luật Giúp Bạn Luôn Tập Trung Vào Mục Tiêu Của Mình
1-In-60 Rule: Quy Luật Giúp Bạn Luôn Tập Trung Vào Mục Tiêu Của Mình
Quy luật "1-In-60 Rule" có nguồn gốc từ ngành hàng không.