Giải Mercury (tên gốc: Mercury Prize, trước đây tên là Mercury Music Prize) là giải thưởng âm nhạc thường niên, vinh danh album xuất sắc nhất tại Anh Quốc và Ireland.[1] Giải thưởng do Công nghiệp ghi âm Anh và Hiệp hội bán lẻ âm nhạc Anh Quốc thành lập năm 1992, luân phiên với giải Brit. Ban đầu, giải thưởng này được lấy tên và tài trợ bởi Mercury Communications, một nhãn hiệu của Cable & Wireless.[2] Chương trình sau này chuyển sang nhiều nhà tài trợ khác, như Technics[3] (1998–2001), Panasonic[2] (2002–2003), Nationwide Building Society (2004–2008) và Barclaycard (2009–2014).[4][5] Năm 2015, BBC là đơn vị tài trợ chính của giải thưởng,[5] sau đó vào năm 2016 có nguồn tin công bố công ty Hyundai đã ký một thỏa thuận có thời hạn 3 năm để tài trợ cho sự kiện.[6]
Bất kì album nào được phát hành bởi một nghệ sĩ Anh Quốc và Ireland hoặc một ban nhạc có 50% thành viên mang quốc tịch ở hai quốc gia này — đều có quyền đệ trình đến giải thưởng thông qua hãng thu âm của họ. Danh sách đề cử được chọn lựa từ một ban thẩm định độc lập gồm những nhạc sĩ, nhà đại diện, nhà sản xuất âm nhạc, nhà báo âm nhạc, nhà tổ chức liên hoan và những nhân vật khác trong ngành công nghiệp âm nhạc Anh Quốc và Ireland.[1][7][8] Giải thưởng này dành cho tất cả mọi thể loại âm nhạc, bao gồm pop, rock, folk, urban, dance, jazz, blues, điện tử và cổ điển. Buổi trao giải ("Awards Show") diễn ra vào tháng 10, sau khi công bố danh sách đề cử ("Album of the Year Launch") vào tháng 9. Thông thường, nhiều ban nhạc có album đề cử hoặc thắng giải đều gia tăng doanh số bán ra, đặc biệt với những tên tuổi chưa được biết đến.[9] Mỗi nghệ sĩ lọt vào danh sách đề cử đều nhận một chiếc cúp "Album của năm" tại lễ trao giải. Khác với nhiều giải thưởng âm nhạc, quán quân giải Mercury còn nhận một tấm séc; năm 2017, giá trị giải thưởng là 25.000 bảng Anh. Người thắng giải cũng nhận một chiếc cúp chung cuộc.[1]
Cho đến nay, PJ Harvey là nghệ sĩ duy nhất thắng nhiều hơn 1 giải (năm 2001 và 2011). Cô cũng là nữ nghệ sĩ đơn ca đầu tiên thắng giải. Alex Turner đã giành năm đề cử trên tư cách thành viên của Arctic Monkeys và The Last Shadow Puppets và có một chiến thắng. Thom Yorke có 6 đề cử, 5 lần với Radiohead và một lần với The Eraser nhưng chưa bao giờ đoạt giải.[10]
Giải Mercury có thể gây nhiều ảnh hưởng đến số đĩa bán ra của các nghệ sĩ đề cử. The Seldom Seen Kid của Elbow tăng đến 700% doanh số sau khi đoạt giải năm 2008.[11][12] Trong bài diễn văn nhận giải, trưởng nhóm Guy Garvey phát biểu rằng "Đây là điều tuyệt nhất đối với chúng tôi".[13][14] Tương tự, doanh số album của The xx cũng tăng đến 450% sau ngày thắng giải năm 2010[15][16] và nhà quán quân năm 2013, James Blake tăng đến 2.500% doanh số trên hệ thống Amazon.[17][18]Let England Shake của PJ Harvey nhảy từ hạng 181 lên hạng 24 trên bảng xếp hạng UK Albums Chart sau tuần lễ đăng quang năm 2011.[19]
Dù được đánh giá cao, nhiều người cho rằng nghệ sĩ có album đề cử hoặc thắng giải thưởng này có thể là một điềm gở trong sự nghiệp của họ.[20][21] Năm 2001, ban nhạc Gorillaz mong muốn rút đề cử cho album đầu tay cùng tên, khi tay bass Murdoc Niccals phát biểu nếu chiến thắng sẽ "giống như đeo một vật xui xẻo ("albatross") trên cổ đến vĩnh viễn".[22][23]
Theo quy định, tất cả thể loại âm nhạc đều có quyền đệ trình một cách công bằng.[1] Simon Frith, chủ tịch hội đồng giám khảo của giải Mercury, khẳng định tác phẩm được chọn là những album "mạnh nhất" mỗi năm, thay vì phân theo dòng nhạc.[24] Dù vậy, nhiều người cho rằng sự xuất hiện của nhạc cổ điển, folk và jazz là bất thường so với những đề cử còn lại.[25] Những nghệ sĩ từng có một album được đề cử gồm có Sir John Tavener, Sir Peter Maxwell Davies, Gavin Bryars và Nicholas Maw. Chưa có ai trong số họ từng giành chiến thắng, đồng thời chưa có album nhạc cổ điển nào lọt vào danh sách kể từ năm 2002.
Ban tổ chức gây nhiều tranh cãi khi trao giải cho những cá nhân ít nổi bật hơn những cái tên được yêu thích.[26][27] Giải thưởng năm 1994 thuộc về Elegant Slumming của ban nhạc pop M People thay vì những album ăn khách hơn trong đề cử như Paul Weller, Blur và Pulp của dòng nhạc Britpop, hay nhóm nhạc điện tử The Prodigy.[28][29][30]
Năm 2005, nhiều nhà báo chỉ trích giải thưởng vì trao giải cho I Am a Bird Now của Antony and the Johnsons, khi họ thành lập tại Mỹ thay vì Anh Quốc như trong tiêu chí của ban tổ chức.[31][32] Năm 2006, album kết hợp giữa Isobel Campbell và Mark Lanegan, Ballad of the Broken Seas lọt vào bảng đề cử, dù Lanegan là người Mỹ và chỉ hợp lệ nhờ quốc tịch Anh của Campbell. Cùng năm đó, ban nhạc Guillemots giành được một suất trong danh sách đề cử, có thành viên xuất thân từ Brazil và Canada, dù phần lớn nhóm của họ là người Anh.[33]
Tiêu chí gần đây của giải thưởng khẳng định tất cả album hợp lệ phải được bày bán một cách toàn diện dưới định dạng CD hoặc kỹ thuật số tại Anh Quốc.[1] Tháng 9 năm 2013, nhạc công guitar và giọng ca Kevin Shields của ban nhạc My Bloody Valentine bày tỏ sự lo ngại trước giải thưởng trong một cuộc phỏng vấn với báo The Guardian; anh cáo buộc ban tổ chức "ngăn chặn" việc phát hành album của họ, m b v lọt vào danh sách đề cử vì đã tuân theo điều lệ trên.[34]
Dòng nhạc heavy metal cũng bị cho là "xem nhẹ" tại giải thưởng này; một bài báo 2013 của Vice có viết "Metal chắc chắn chưa bao giờ được để ý tới", thậm chí nó còn không xuất hiện trong mẫu thông tin danh sách chính thức: 'Giải thưởng dành cho tất cả các dòng nhạc như pop, rock, folk, urban, dance, jazz, blues, electronica, cổ điển,...'"[35] Trường hợp duy nhất bản ghi nhạc metal giành được đề cử cho giải Mercury là Troublegum của ban nhạc Therapy?. Năm 2011, chủ tịch hội đồng giám khảo Simon Frith phát biểu "[Metal] là dòng nhạc mà nhiều người không nghe đến."[36]
Danh sách dưới đây được liệt kê cho những ban nhạc/nghệ sĩ có từ hai đề cử trở lên với cùng một nghệ danh. Danh sách không bao gồm những lần xuất hiện trong các nhạc phẩm tuyển tập (ví dụ như Artists for War Child) hoặc các cá nhân nhận đề cử riêng với tư cách một nghệ sĩ độc tấu và thành viên nhóm nhạc (chẳng hạn như Robbie Williams với album đơn ca Life thru a Lens và album Everything Changes của Take That).
^“Young Fathers likely to be touched by unreliable magic of Mercury prize”. The Guardian. 30 tháng 10 năm 2017. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014. It was a similar tale for the XX after their 2010 win. Sales of their debut album soared 450% the day after they won, according to figures from music retailer HMV
^“The xx "terrified" after Mercury win”. Digital Spy. 9 tháng 9 năm 2010. Truy cập 4 tháng 12 năm 2018. Their debut album, which had sold 125,000 copies prior to winning the prize, has experienced a jump in sales of almost 450% since Tuesday's award ceremony.
^Gill, Andy (ngày 14 tháng 7 năm 2006). “Curse of the Mercury”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009. ...the Mercury Prize has acquired a well-established reputation for destroying its winners' futures...
^Williamson, Nigel (ngày 13 tháng 7 năm 2003). “Uneasy listening”. The Guardian. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009.
^“The London Suede”. MTV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Hughes, Jack (ngày 18 tháng 9 năm 1994). “Cries & Whispers”. The Independent. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
^Smart, Gordon (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “Amy Winehouse: 1983–2011”. The Sun. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn