Hoa hậu Thế giới 1981 là cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 31, được tổ chức vào ngày 12 tháng 11 năm 1981 tại Rpyal Albert Hall, Luân Đôn, Vương quốc Anh. Người chiến thắng là Pilín León từ Venezuela, đây là lần thứ hai Venezuela chiến thắng kể từ năm 1955. Nối tiếp thành công, Irene Saez giành ngôi hậu trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cùng năm, điều này giúp cho Venezuela ghi tên mình danh sách số ít những quốc gia có người chiến thắng ở cả hai cuộc thi sắc đẹp lớn trong cùng năm.
Bồ Đào Nha – (Paula Dos Santos) có 2 quyền công dân, chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Bồ Đào Nha tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi. Cô đã bay đến Luân Đôn nhưng không hiểu vì sao mình không được tham dự, chỉ khi Eric Morley thông báo các thí sinh từ Nam Phi không thể tham dự cuộc thi và cuộc thi này lại không diễn ra tại chính quê nhà của cô.
Các nữ hoàng châu lục nhận phần thưởng ngay tại sân khấu lần đầu tiên trong lịch sử.
Bỉ người đứng vị trí Á hậu 4 tại Hoa hậu Hoàn vũ 1981 vào đến bán kết Hoa hậu Thế giới, trong khi Ecuador, người vào đến bán kết Hoa hậu Hoàn vũ cùng năm, đã thất bại khi không có tên tại bán kết Hoa hậu Thế giới.
Bermuda, Quần đảo Cayman, Đan Mạch, Pháp, và Thái Lan đã từng tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 1981 tại New York. Đan Mạch cũng đã chiến thắng giải Hoa hậu Ảnh. Papua New Guinea, Jennifer Abaijah, bỏ cuộc.
Vương quốc Anh đã từng tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 1982 là đại diện từ Wales, nhưng thất bại khi không vào được bán kết, Ireland cũng chịu chung số phận.
Hoa Kỳ, Lisa Lynn Moss, là người phụ nữ đầu tiên tham dự Hoa hậu Thế giới khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới USA bị chuyển nhượng quyền thương mại. Cô đạt Á hậu 2 Hoa hậu Mỹ (Miss USA), đại diện cho bang Louisiana.
Quần đảo Cayman và New Zealand cử đại diện là thí sinh da màu đến cuộc thi Hoa hậu Thế giới.
Đây là lần đầu tiên các thí sinh giành giải Hoa hậu Ảnh và Hoa hậu Cá tính có mặt tại vòng bán kết kể từ năm 1973.
10 trong tổng số 15 thí sinh vào bán kết không có mặt trong bán kết của năm trước: Bỉ (1962), Canada (1967), Colombia (1968), Nhật Bản (1974), Ireland (1976), Argentina (1978), và Úc, Brazil, México, và Trinidad và Tobago (1979).