Kako (tàu tuần dương Nhật)

Tàu tuần dương hạng nặng Kako vào năm 1926
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo sông Kakogawa, tỉnh Hyōgo
Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn 5 tháng 12 năm 1922
Hạ thủy 10 tháng 4 năm 1925
Hoạt động 30 tháng 7 năm 1926[1]
Xóa đăng bạ 15 tháng 9 năm 1942
Số phận
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Furutaka
Trọng tải choán nước
  • 7.950 tấn (tiêu chuẩn)
  • 9.150 tấn (sau cải biến) [2]
Chiều dài 176,8 m (580 ft)
Sườn ngang 15,8 m (51 ft 10 in)
Mớn nước 5,6 m (18 ft 5 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước Parsons
  • 12 × nồi hơi Kampon
  • 4 × trục
  • công suất 102.000 mã lực (76 MW)
Tốc độ 64 km/h (34,5 knot)
Tầm xa
  • 13.000 km ở tốc độ 26 km/h
  • (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 616
Vũ khí
  • ban đầu: 6 × pháo 200 mm (7,9 inch)/50-cal (6×1),
  • 4 × pháo 76 mm (3,1 inch)/40-cal (4×1),
  • 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (6×2)
  • sau cải biến: 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50-cal (3×2),
  • 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45-cal (4×1),
  • 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (2×4)
Bọc giáp
  • đai giáp: 76 mm (3 inch)
  • sàn tàu: 36 mm (1,4 inch)
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng (từ năm 1933)

Kako (tiếng Nhật: 加古) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong giai đoạn từ sau Đệ Nhất thế chiến đến Đệ Nhị thế chiến, là chiếc thứ hai trong tổng số hai chiếc thuộc lớp Furutaka. Tên của nó được đặt theo con sông Kako thuộc tỉnh Hyogo. Nó bị tàu ngầm Mỹ USS S-44 đánh chìm tại vùng biển ngoài khơi đảo Savo ngày 10 tháng 8 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Kako và chiếc tàu chị em với nó Furutaka thuộc thế hệ đầu tiên của những tàu tuần dương hạng nặng tốc độ cao của Hải quân Nhật; được dự tính để đối đầu cùng những chiếc tàu tuần dương trinh sát thuộc lớp Omaha của Hải quân Mỹlớp Hawkins của Hải quân Anh. Chúng được phát triển dựa trên thiết kế thử nghiệm được bắt đầu bởi chiếc tàu tuần dương Yūbari. Mặc dù được thiết kế để tối thiểu hóa trọng lượng và lớp vỏ giáp chỉ đủ để bảo vệ chống lại đạn pháo 150 mm (6 inch), lượng rẽ nước của con tàu lại tỏ ra quá tải trầm trọng.[2]

Kako được hoàn tất tại hãng đóng tàu KawasakiKobe vào ngày 20 tháng 7 năm 1926. Hai chiếc tàu chiến này được xem là những "tàu tuần dương trinh sát", được thiết kế để mang theo máy bay. Tuy nhiên, việc thiếu sót một máy phóng đã buộc phải phóng thủy phi cơ từ mặt nước cho đến khi chúng được cải tiến trong những năm 1932-1933.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thoạt tiên Kako được phân về Hải đội Tuần dương 5 và phục vụ tại đây cho đến năm 1933. Trong giai đoạn này nó hoạt động tại vùng biển Nhật Bản và Trung Quốc, tham gia nhiều cuộc thực tập cơ động hạm đội và hoạt động tác chiến ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Kako trải qua một loạt các cải tiến đáng kể trong những năm 1929-1930, nâng cấp hệ thống động cơ và thay đổi chút ít dáng vẻ bên ngoài. Hoạt động một thời gian ngắn cùng Hải đội Tuần dương 6 vào năm 1933, Kako tham gia cuộc duyệt binh hải quân ngoài khơi Yokohama vào cuối tháng 8 năm đó. Nó được đưa về tình trạng tàu hộ vệ vào tháng 11 và đưa về lực lượng dự bị vào năm 1934.

Vào tháng 7 năm 1936, Kako bắt đầu một đợt tái cấu trúc rộng rãi tại xưởng hải quân Sasebo, và được hoàn tất vào ngày 27 tháng 12 năm 1937. Sáu tháp pháo đơn 200 mm (7,9 inch) được thay thế bằng ba tháp pháo đôi 203,2 mm (8 inch).

Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối năm 1941, Kako được phân về Hải đội Tuần dương 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aritomo Goto trong thành phần của Hạm đội 1 cùng với các tàu tuần dương Aoba, FurutakaKinugasa. Vào thời gian diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, nó đang yểm trợ cho cuộc chiếm đóng đảo Guam.

Sau khi đợt tấn công thứ nhất nhắm vào Wake thất bại, Hải đội Tuần dương 6 được bố trí vào một lực lượng tấn công thứ hai mạnh mẽ hơn, và sau khi Wake thất thủ, nó quay về căn cứ tiền phương đặt tại Truk thuộc quần đảo Caroline.

Từ ngày 18 tháng 1 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 được phân công hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên Rabaul thuộc New BritainKavieng thuộc New Ireland và tuần tra quanh khu vực quân đảo Marshall để truy đuổi bất thành hạm đội Hoa Kỳ. Trong tháng 3tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 hỗ trợ cho Hải đội Tuần dương 18 bảo vệ cuộc đổ bộ của quân Nhật lên quần đảo SolomonNew Guinea tại Buka, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo AdmiraltyTulagi từ căn cứ tiền phương ở Rabaul. Trong khi đang ở Shortland vào ngày 6 tháng 5 năm 1942, Kako bị bốn máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress thuộc Không lực Mỹ tấn công nhưng không bị hư hại.

Trận chiến biển Coral

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ Kako như nó hiện hữu vào giai đoạn Thế Chiến II

Trong Trận chiến biển Coral, Hải đội Tuần dương 6 khởi hành rời Shortland đi đến một điểm hẹn gặp chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shoho. Lúc 11 giờ 00 ngày 7 tháng 5 năm 1942, đang khi ở về phía Bắc đảo Tulagi, Shoho bị tấn công và bị đánh chìm bởi 93 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntlessmáy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator từ các tàu sân bay USS YorktownUSS Lexington. Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1942; 46 chiếc SBD, 21 chiếc TBD và 15 chiếc Grumman F4F Wildcat xuất phát từ YorktownLexington đã tấn công và gây hư hại nặng cho chiếc Shokaku, buộc nó phải rút lui. Do FurutakaKinugasa vốn không bị hư hại trong trận đánh này đã hộ tống Shokaku quay trở về Truk; KakoAoba tiếp tục yểm trợ việc rút lui của đoàn tàu vận tải dự định tấn công cảng Moresby.

Sau khi tiếp nhiên liệu tại Shortland vào ngày 9 tháng 5, Kako bị mắc cạn vào một dãi san hô ngầm ở lối vào cảng Queen Carola, nhưng nó nhanh chóng nổi trở lại được. Kako quay về xưởng hải quân Kure vào ngày 22 tháng 5 năm 1942 để sửa chữa, rồi quay trở lại Truk vào ngày 23 tháng 6, rồi từ Truk di chuyển đến vịnh Rekata, đảo Santa Isabel, nơi nó được bố trí nhiệm vụ tuần tra cho đến tháng 7.

Trong cuộc cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật sau thất bại của trận Midway, vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Kako được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi và được bố trí tuần tra chung quanh khu vực quần đảo Solomon, New Britain và New Ireland.

Trận chiến đảo Savo

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 8 tháng 8 năm 1942, về phía Bắc Guadalcanal, một chiếc thủy phi cơ trinh sát Aichi E13A1 "Jake" ba chỗ ngồi phóng lên bởi Kako đã bị một máy bay SBD Dauntless thuộc phi đội VS-72 từ tàu sân bay USS Wasp bắn rơi. Đây là sự kiện mở màn cho Trận chiến đảo Savo ngày hôm sau.

Vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Kako, Aoba, FurutakaKinusaga), Chokai, các tàu tuần dương hạng nhẹ TenryuYūbari và tàu khu trục Yūnagi đã đối đầu cùng lực lượng hạm đội Đồng Minh trong một trận đánh đêm bằng hải pháo và ngư lôi. Vào khoảng 23 giờ 00, Chokai, FurutakaKako đã tung các thủy phi cơ trinh sát của mình ra. Những chiếc máy bay này lượn vòng bên trên hạm đội Đồng Minh và thả các quả pháo sáng chiếu rõ các mục tiêu, và tất cả các tàu chiến Nhật đã khai hỏa. Các tàu tuần dương USS Astoria, USS Quincy, USS VincennesHMAS Canberra đã bị đánh chìm, trong khi USS Chicago cùng các tàu khu trục USS Ralph TalbotUSS Patterson bị hư hại. Hỏa lực pháo của Kako đã bắn trúng hầm chứa máy bay của Vincennes và đã phá hủy tất cả những thủy phi cơ Curtiss SOC Seagull của nó. Bên phía Nhật Bản, Chokai bị bắn trúng ba phát, Kinugasa trúng hai phát, Aoba một phát trong khi FurutakaKako hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, sang ngày 10 tháng 8, bốn chiếc tàu tuần dương hạng nặng thuộc Hải đội Tuần dương 6 được lệnh tách ra để hướng đến Kavieng, trong khi phần còn lại của lực lượng tấn công quay trở về Rabaul. Lúc 06 giờ 50 phút, chiếc tàu ngầm Mỹ USS S-44 trông thấy Hải đội Tuần dương 6 ở khoảng cách không đầy 800 m (900 yard) và đã bắn bốn quả ngư lôi Mark 10 từ khoảng cách 630 m (700 yard) vào chiếc tàu tuần dương đi cuối đội hình, lại chính là Kako. Lúc 07 giờ 08 phút, ba quả ngư lôi đánh trúng Kako. Quả thứ nhất đánh trúng mạn phải phía trước tháp pháo số 1. Các quả còn lại đánh trúng phía sau cạnh hầm đạn phía trước và các phòng nồi hơi số 1 và 2. Kako lật nghiêng qua mạn phải và phát nổ khi nước biển ngập đến các nồi hơi của nó. Đến 07 giờ 15 phút, Kako chìm xuống nước với phần mũi tàu chìm trước tại vùng biển ngoài khơi đảo Simbari ở tọa độ 02°28′N 152°11′Đ / 2,467°N 152,183°Đ / -2.467; 152.183 và độ sâu khoảng 40 m (130 ft). Aoba, FurutakaKinugasa cứu được Thuyền trưởng Takahashi và hầu hết thủy thủ đoàn của Kako, ngoại trừ ba mươi bốn người thiệt mạng.

Kako được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 9 năm 1942.

Danh sách thuyền trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lacroix, Japanese Cruisers, trang 794
  2. ^ a b Whitley, M J (1995). Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Arms and Armour Press. tr. 167–170. ISBN 1-85409-225-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Twinkling Watermelon - Cảm ơn các cậu đã dịu dàng lớn lên và tỏa sáng lấp lánh
Có một Ha Yi Chan 18 tuổi luôn rạng rỡ như ánh dương và quyết tâm “tỏa sáng thật rực rỡ một lần” bằng việc lập một ban nhạc thật ngầu
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Để cân đo đong đếm ra 1 char 5* dps mà hệ hỏa thì yoi có thua thiệt