Nam Xuân, Nam Đàn

Nam Xuân
Xã Nam Xuân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
HuyệnNam Đàn
Địa lý
Tọa độ: 18°43′56″B 105°32′54″Đ / 18,73222°B 105,54833°Đ / 18.73222; 105.54833
Nam Xuân trên bản đồ Việt Nam
Nam Xuân
Nam Xuân
Vị trí xã Nam Xuân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích12,56 km²[1]
Dân số (2014)
Tổng cộng6112 người[1]
Mật độ665 người/km²
Khác
Mã hành chính17944[2]

Nam Xuân là một thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Xã Nam Xuân có diện tích 12,56 km², dân số năm 2014 là 6112 người,[1] mật độ dân số đạt 665 người/km².

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Xuân Nằm ở phía bắc của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Phía Bắc tựa lưng vào dãy núi Đại Huệ, phía Nam giáp với xã Xuân Hòa, phía Đông giáp với xã Nam Lĩnh, phía tây giáp với Xã Nam Anh.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nam Xuân gồm có 12 xóm đã thay đổi gộp lại thành 6 xóm bằng tên cụ thể:

  • Làng nhà: Xóm Xuân Mai, Xóm Xuân Thành.
  • Làng rú: Xóm 4, Xóm 5, Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8, Xóm 9, Xóm 10, Xóm 11, Xóm 12

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời tiết và khí hậu của xã Nam Xuân tương đối khắc nghiệt. Hằng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.

Thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đền, chùa:

  • Chùa Vĩnh Phúc
  • Đền Câu
  • Đền Nhà Bà
  • Đền Đông Dương
  • Chùa Bác Thụ

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Thúc Kiều, cử nhân nho học, thầy dạy của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Ông Kiều đỗ Cử nhân năm Mậu Dần (1878) dưới triều Tự Đức, được bổ dụng làm Hành tẩu Bộ Công, hàm Biên tu (1880). Năm 1881, ông từ quan về quê mở trường dạy hoc.
  • Nguyễn Thúc Dinh, đỗ phó bảng, Thượng thư Bộ Lại triều đình nhà Nguyễn, đã từng nhận được Bắc đẩu bội tinh và Long bội tinh.
  • Nguyễn Thúc Hào, thủ khoa trường Quốc học Huế năm 1924, sáng lập trường Đại học Vinh, đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp (II,III, IV), Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An, Ủy viên ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt – Pháp. Trong các thế hệ học trò của giáo sư Nguyễn Thúc Hào, nhiều người đã trở thành những gương mặt khoa học quen thuộc, như: Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Đình Tứ, Đinh Ngọc Lân, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự, Nguyễn Văn Đạo, Phan Đình Diệu, Nguyễn Đình Trí, Hà Văn Mạo, Văn Như Cương,... Cũng có vài người trở thành nhà báo có tiếng như Nguyễn Hữu Chỉnh,... Đó là chưa kể các lớp học trò của giáo sư Hào trong 10 năm ông dạy tại trường Quốc học Huế (1935–1945); về sau, nhiều người đã trở thành những nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ như Tố Hữu, Huy Cận,...
    • Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Ba
    • Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất
    • Huân chương Lao động hạng nhất.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo "Xuân Liễu xã sự tích" bản chép tay của ông Nguyễn Vinh Ngộ (1923 - 1990) thì dân quê ta xưa làm nghề chài lưới ở xứ Nộn Nang, đánh cá ở Báu Nón, sau sinh con đẻ cái đông đúc nên họ chia thành 3 nhóm.

Một nhóm ở xứ Nộn Nang, một nhóm ở Rú Cụp, một nhóm ở vệ Vạn An (Vân Diên ngày này). Dân 3 nhóm sống chung một xã gọi là Nộn Giang.

Theo tục lễ cứ đến tháng 6 hàng năm họ họp tại Cồn Đình để làm lễ cầu phúc, hát xướng lấy đó làm nơi trung tâm.

Có một năm mưa to, người ở Rú Cụp đi ra bị sóng to, chết đuối rất nhiều. Sau tai biến này, họ chia làm 3 xã. Một xã tên là Nộn Giang (tức Xuân Liễu sau này); Một xã lấy tên là Hương Lãm (Vân Diên và Khả Lãm sau này); Một xã lấy tên là Thanh Tuyền (Nam Thanh bây giờ).

Đến thời Hậu Lê, xã Nộn Giang đổi thành xã Nỗn Liễu, dân Nỗn Liễu ngày càng đông dẫn đến tranh giành đất đai và kiện tụng nhau. Triều Đình phái người về xem xét và quyết định chia làm 2 xã, chia các đỉnh rú: rú Anh, rú Nhón, rú Tán, rú sắt làm ranh giới. Một xã gọi là Nỗn Liễu gồm 10 Giáp. Xã thứ 2 gọi là Nỗn Hồ gồm 5 Giáp; Về sau Nỗn Liễu đổi thành Xuân Liễu, Nỗn Hồ đổi thành Minh Hồ, rồi Xuân Hồ

Hai xã Xuân Liễu-Xuân Hồ có mối quan hệ thân thiện, gần gũi cho nên có câu hát:

                              Xuân Hồ, Xuân Liễu xa chi

                           Cùng ăn một chợ, cùng đi một đàng

Theo "Song Xuân Tiểu Chí" của Hồ Sỹ Thứ còn gọi là cụ Hàn Quynh (1887-1954) thì các thôn của Xuân Liễu là: Đức Nghĩa, Đồng Thượng, Đồng Đức, Mai Đông, Mai Nam, Ngọc Sơn, Tăng Phúc, Nam Vinh, Đông Dương và Nghi Hưng. Các thôn của Xuân Hồ là: Đức Mẫu, Nho Phái, Lễ Nghi, Đông Giáp, Thượng Giáp

Đặc điểm dân 2 xã sống xen kẽ nhau gọi là "Gián cư, gián canh" cho nên trong cuốn Song xuân tiêu chí có câu:

                              "...Phân vi nhĩ xa

                              Gián cư gián canh

                              Hoặc trù hoặc quả

Ngày nay ngiên cướu ịch sử xã Nam Xuân, tất yếu phải nói đến xã Nộn Giang, xã Xuân Liễu. Đây là những địa danh có trước Nam Xuân. Địa danh Xuân Liễu duy trì cho đến Cách mạng tháng 8/1945 thì đổi tên thành xã Nam Xuân. 

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012. Chú thích có tham số trống không rõ: |2= (trợ giúp)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan